Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sinh viên Tây cũng không hở hang phản cảm lúc ở trường

Thứ năm, 08:00 05/12/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Từ nội quy của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM cấm sinh viên cạo trọc đầu, phải mặc đồng phục khi đến trường, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc cần ban hành những quy định về trang phục, kiểu tóc để chấn chỉnh trước xu hướng thời trang phản cảm của một bộ phận sinh viên hiện nay.

Sinh viên Tây cũng không hở hang phản cảm lúc ở trường - Ảnh 1.

Trang phục, kiểu tóc phù hợp sẽ tạo phong cách sau này để sinh viên ra trường đi làm. Ảnh minh họa: Q.Anh

Cạo đầu thì đừng… đến trường

Cuối tháng 11, nhiều sinh viên đang theo học tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM cảm thấy "sốc" trước nội quy nhà trường được ban hành, trong đó có một số điều được cho là "khác lạ" so với các trường đại học khác. Cụ thể, theo Điều 2 ở Nội quy có quy định, sinh viên khi đến trường học tập hoặc liên hệ các phòng, ban làm việc phải mặc đồng phục của trường hoặc của khoa và đeo thẻ sinh viên. Khi đi học, quần áo phải sạch sẽ, chỉnh tề, đầu tóc nam nữ phải gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Đặc biệt, sinh viên không cạo trọc đầu (trừ một số trường hợp đặc biệt như điều trị bệnh, tu hành…), sinh viên nam không để tóc dài…

Ngay sau khi nội quy được ban hành, trên các diễn đàn của trường đã nổ ra nhiều tranh luận về các điều khoản nói trên. Có rất nhiều sinh viên cho rằng, quy định này giúp tạo sự nề nếp và giúp cho ý thức của sinh viên được tốt hơn. Tuy nhiên, cũng khá nhiều ý kiến không đồng tình, bởi có một số quy định được cho là hà khắc, không khác gì so với học phổ thông. Theo giải thích của nhà trường, đây không phải là quy định mới mà có từ trước, khi ban hành, nhân viên, giảng viên trong trường đã thông tin đến sinh viên và cũng ít nhận được sự phản hồi nào liên quan đến nội quy nhà trường.

Trước đó, vào tháng 6/2019, Trường ĐH Bách Khoa TPHCM đăng tải dự thảo nội quy học đường để lấy ý kiến về việc sinh viên nữ không được mặc quần lửng, áo thun không cổ, áo dây, áo sát nách, áo lửng, dép lê, dép cao gót. Sau khi gây "bão mạng", nhà trường đã tạm thời dừng ban hành các quy định này. Tương tự, giữa năm 2018, Trường ĐH Tài chính - Marketing (TP HCM) cũng ban hành quy định sinh viên khi đến trường mặc áo sơ mi, áo thun có cổ hoặc trang phục truyền thống của trường, mặc quần tây hoặc quần jeans lịch sự, váy dài đến gối, đi giày hoặc dép có quai hậu.

Nhiều sinh viên hiện nay cũng nêu vấn đề đã đến lúc cần "siết" lại quy định về trang phục, kiểu tóc của sinh viên. Hoàng Anh, sinh viên năm cuối tại Hà Nội cho biết: "Không nhiều trường đại học, cao đẳng quy định đồng phục, nên em thấy nhiều bạn từ năm thứ hai trở đi là "thoáng" và "dị" dần. Nhiều bạn chạy theo thời trang khác lạ, để kiểu đầu không giống ai, hay ăn mặc quần rách, ngắn… Em thấy, ăn mặc kín đáo, lịch sự chính là tôn trọng những người xung quanh". "Em ủng hộ sự tự do, sáng tạo của giới trẻ nhưng cảm thấy nhiều người ăn mặc, để tóc hay cạo đầu nhìn rất phản cảm. Nếu để tự do quá đà, trường đại học đã không rèn được ý thức của sinh viên", Minh Hạnh, sinh viên Trường ĐH Phương Đông cho hay.

Sinh viên "Tây" cũng không "thoáng" như Việt Nam

Theo PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội), với sinh viên khi đến trường, cần phải tuân thủ quy định của nhà trường. Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ theo trào lưu quần áo rách tả tơi, kiểu đầu vẽ hoặc cắt hình thù kỳ quái nhìn rất phản cảm, nên việc yêu cầu sinh viên ăn mặc đồng phục, trang phục, kiểu tóc phù hợp, mục đích cũng chỉ để môi trường giáo dục tốt hơn thôi. Tuy nhiên, khi xây dựng nội quy cần phải khảo sát ý kiến của cán bộ, giảng viên, sinh viên để tạo sự đồng thuận khi ban hành.

"Bên cạnh trang phục, kiểu tóc, một bộ phận sinh viên còn có tư tưởng vào đại học để chơi, thích làm gì thì làm dẫn đến bỏ học, buông thả, nhiều sinh viên bị đình chỉ học, đuổi học. Đây là một thực trạng buồn. Sinh viên đã vào đại học cũng ở độ tuổi lớn rồi, cần xác định cho mình con đường học tập đúng đắn, nỗ lực hơn chứ không nên theo các trào lưu xấu, ảnh hưởng đến con đường học tập và lãng phí thời gian, tiền bạc đối với gia đình", PGS.TS Trần Văn Tớp đưa ra lời khuyên.

Nhắc đến một bộ phận sinh viên Việt Nam ăn mặc hở hang, phản cảm khi đến giảng đường hiện nay, TS Nguyễn Trung Thành - Giảng viên Trường CĐ Cộng đồng Hà Nội, người từng du học tại Anh và Mỹ cho rằng, một số sinh viên trong nước nói rằng các trường nước ngoài cho mặc thoáng, thích làm gì thì làm nên cố tình theo các trào lưu này. Thực tế đúng là tại các trường đại học ở các nước tiên tiến, sinh viên rất thoải mái trong ăn mặc. Họ lựa chọn trang phục tùy ý đến trường, nhưng không hở hang hay phản cảm như một bộ phận sinh viên ở Việt Nam. Họ ý thức được ăn mặc lịch sự là bước đệm để ra trường đi làm sau này.

"Trường học là nơi mang tính giáo dục. Trường đại học là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, chứ không phải công viên hay nơi giải trí nên việc ăn mặc nghiêm túc sẽ tạo ra môi trường tốt. Theo tôi, nên có quy định về trang phục, song cần cụ thể bao gồm những gì, để kiểu tóc, nhuộm tóc màu gì thì được phép... Thời gian đầu, nhiều sinh viên sẽ thấy khó chịu nhưng khi hiểu được mục đích, ý nghĩa thì sẽ quen và đồng tình. Sinh viên cũng nên tự ý thức rằng, ăn mặc lịch sự, chỉnh tề khi đến trường là tôn trọng chính mình và thầy cô. Tạo cho mình phong cách tốt thì sau này ra trường đi làm, phong thái cũng theo đó chuẩn mực hơn", TS Nguyễn Trung Thành cho hay.

Hiện nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về trang phục, kiểu tóc của sinh viên trong các trường đại học. Các trường đại học, cao đẳng tự nghiên cứu, ban hành nội quy riêng. Còn theo Điều lệ trường đại học (Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ) cũng chưa đề cập cụ thể về vấn đề này. Cụ thể, Điều 49 về “Nhiệm vụ và quyền của người học” có quy định người học có nhiệm vụ: Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường. Tôn trọng các giá trị văn hóa, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc...

 Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 4 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 6 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 6 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 6 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 7 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top