Sữa học đường giảm nhanh suy dinh dưỡng
GiadinhNet - Sau 7 năm thực hiện chương trình Sữa học đường, tỷ lệ trẻ mầm non suy dinh dưỡng ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã giảm từ 10% (năm 2006) xuống còn 3% (năm 2013). Số trẻ đến trường so với năm học trước cũng tăng lên hơn 4.000 trẻ.
Ảnh minh hoạ. |
Bảy năm, giảm 7% tỷ lệ suy dinh dưỡng
Theo bà Trần Thị Yến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - tỉnh đầu tiên của cả nước thực hiện chương trình Sữa học đường từ năm 2006, sau 7 năm thực hiện chương trình, Sữa học đường đã đem lại nhiều kết quả. Cụ thể: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ giảm rõ rệt từ 10% trẻ mầm non suy dinh dưỡng xuống còn 3% (2013). Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi cũng chỉ còn 5% ở các trường học. Chiều cao trẻ em đạt chuẩn tăng từ 67% (2005) lên 87% (2010).
Cũng theo bà Trần Thị Yến, chương trình Sữa học đường ở địa phương được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2006-2011 và giai đoạn 2 từ năm 2012- 2016 với kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước 50%, còn lại 50% là tiền từ việc xã hội hóa (phụ huynh đóng góp 25%, hãng sữa giảm giá 25%). Giai đoạn 1, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã duyệt chi 97 tỷ và giai đoạn 2 là 113 tỷ đồng.
Sau Bà Rịa -Vũng Tàu, Bắc Ninh là tỉnh thứ hai thực hiện chương trình Sữa học đường. Theo bà Nguyễn Thị Hương Trang, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh, ngoài việc học hỏi mô hình của Bà Rịa- Vũng Tàu, Bắc Ninh có thêm các sáng kiến là in riêng bao bì của chương trình Sữa học đường ra ngoài vỏ hộp. “Điều rất quan trọng là sản phẩm này do nhân dân đóng góp, không thể tuồn ra thị trường được”, bà Nguyễn Thị Hương Trang nói.
Theo bà Hương Trang, chương trình Sữa học đường sẽ thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là năm học 2013- 2014, cụ thể trên 24 trường đại diện cho các vùng miền, các loại hình, các mô hình chất lượng và các mô hình kinh tế khác nhau của tỉnh Bắc Ninh. Giai đoạn 2 (2014-2017) là giai đoạn triển khai đại trà. Nếu chương trình tốt thì sau 1 năm sơ kết sẽ tiếp tục báo cáo UBND tỉnh để triển khai cho các cấp học tiếp theo như tiểu học và THCS để làm sao khi trẻ lớn lên có đầy đủ thể chất để góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Về việc huy động vốn thực hiện chương trình, bà Hương Trang cho biết: “Chúng tôi tin chắc rằng với 25% huy động từ phụ huynh là làm được, bởi vì Bắc Ninh đã từng làm được rất nhiều các chương trình xã hội hóa đồng thuận từ nhân dân”.
Thái Lan triển khai từ năm 1992
Phát biểu tại Hội thảo “Chương trình sữa học đường hỗ trợ nâng cao thể trạng cho trẻ em mầm non giai đoạn 2014-2020” do Bộ LĐ,TB&XH chủ trì, đại diện các nhà dinh dưỡng Thái Lan cho biết, Thái Lan đã triển khai chương trình Sữa học đường từ năm 1992. Theo thống kê, mức tăng chiều cao trung bình trước và sau khi tham gia chương trình Sữa học đường: Năm 1991- 1994, chiều cao trung bình ở cấp bậc mầm non đã tăng từ 2,1cm (năm 1991) lên đến 4,1 cm (năm 1994). Ở bậc tiểu học, con số này là từ 4,5 lên 5 cm. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 1 – 5 tuổi đã giảm từ 9,7% thể suy dinh dưỡng thấp còi năm 1995 xuống còn 6,3% năm 2009. Tỷ lệ nhẹ cân giảm xuống từ 12,9% năm 1995 xuống còn 4,8% năm 2009. Chương trình Sữa học đường ở Thái Lan đã được đánh giá là vừa thúc đẩy tăng trưởng cho trẻ, vừa tăng trưởng cho ngành công nghiệp sữa địa phương.
Tương tự Thái Lan, Trung Quốc cũng đã thực hiện chương trình Sữa học đường từ nhiều năm trước đây và đã mang lại kết quả cao về giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, tăng trưởng chiều cao, cải thiện giống nòi. Ngoài việc tiếp tục chương trình Sữa học đường do phụ huynh chi trả toàn bộ chi phí bắt đầu từ năm 2000, Trung Quốc còn có dự án tăng cường thể chất cho trẻ ở các vùng sâu, vùng xa. Năm 2012, tổng cộng có 14 triệu trẻ em Trung Quốc tại 28 tỉnh, 660 thành phố, 60.000 trường học được uống sữa học đường hàng ngày. Tương tự như vậy, Myanmar là quốc gia mới nhất tung ra chương trình Sữa học đường kéo dài 3 năm.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 2 phút trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 3 phút trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 5 phút trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 57 phút trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 1 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 2 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 13 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.