Sửng sốt với cách nuôi dạy trẻ "kỳ quặc" ở trường mầm non Nhật
GiadinhNet - "Chẳng lạ gì chuyện đi nhà trẻ, vậy mà tôi vẫn "há hốc miệng" khi thấy những điều "kì quặc" ở trường mầm non Nhật" - một phụ huynh nước ngoài đã choáng váng khi đưa con đến gửi vào lớp mẫu giáo ở Nhật Bản.
Trước khi đến Nhật Bản, Tiantian – con gái tôi cũng đã học 1 năm tại một trường mầm non ở quê hương. Nói vậy để biết chúng tôi không hề xa lạ gì với chuyện đi học mẫu giáo. Tuy nhiên, những gì tôi được chứng kiến ở trường mầm non tại xứ Phù tang vẫn khiến tôi phải “choáng váng”. Tôi xin kể ra đây 8 điều “kì quặc” về mẫu giáo tại Nhật Bản:
1. Nhiều túi một cách kì lạ
![]() |
Túi đựng chăn
|
![]() |
Từ trái sang: Túi quần áo, túi đựng sách và túi đựng giày |
Sau hai năm đi học mẫu giáo thì chúng tôi đã quen với nó, và những đứa trẻ trở nên rất giỏi trong việc đặt những thứ vào đúng chỗ của nó. Tôi thường nghĩ rằng đây cũng chính là lý do mà người dân Kyoto không ngại việc phân loại rác của họ bởi họ đã được dạy điều này ngay từ tấm bé.
2. Tất cả những chiếc túi trên đều do trẻ con xách. Người lớn không phải mang gì cả.
Đây là một cảnh tượng mà tôi thực sự bị sốc: Khi đưa con đến trường hoặc đón con về, tôi nhận thấy rằng tất cả các phụ huynh khác, có thể là cha, mẹ, hoặc ông bà, luôn đi tay không. Trong khi tất cả những chiếc túi có kích thước khác nhau (ít nhất là hai hoặc ba chiếc) như tôi đã đề cập ở trên được xách bởi những cô bé, cậu bé nhỏ lũn chũn. Hơn nữa, chúng lại còn vừa xách vừa đi rất nhanh!
Chúng ta thì sao? Có lẽ do thói quen, có lẽ vì là sự khác biệt văn hóa, nhưng tôi thường mang túi xách cho con, và Tiantian thì đi tay không. Một vài ngày sau, cô giáo đến và đã có một cuộc trò chuyện với tôi: "Mẹ Tiantian, ở trường, cô bé tự làm hết mọi thứ một mình...". Người Nhật có thói quen chỉ nói một nửa câu, và để bạn tự hiểu nốt phần còn lại. Tôi ngay lập tức nhận ra rằng cô đang có ý muốn hỏi về tình hình ở nhà của Tiantian, nhưng khi nhìn thấy tôi vẫn còn đang suy nghĩ, cô giáo tiếp tục, "...tự xách túi đi học là một ví dụ...". Sau lời nhắc nhở tế nhị này, tôi để cho Tiantian mang túi xách của mình.
Khi buổi họp phụ huynh, tôi nói với mọi người rằng ở đất nước tôi phụ huynh thường thực hiện tất cả mọi thứ cho con mình. Đến lượt các bà mẹ Nhật Bản “choáng váng”. Đồng lòng như một, họ hỏi: "Tại sao?"
Tại sao? Có phải vì chúng ta yêu thương con cái của mình nhiều hơn mẹ Nhật?
3. Thay quần áo liên tục
Trường mẫu giáo Nhật của Tiantian có đồng phục riêng. Khi Tiantian đến lớp, bé phải cởi nó ra và mặc quần áo để chơi vào. Bé cũng phải cởi giày của mình và thay vào đó là đôi giày vải bệt như giày múa ba lê màu trắng. Khi đi vào sân tập thể dục, con phải thay giày. Sau giấc ngủ trưa thì bọn trẻ lại thay đổi quần áo một lần nữa. Thực sự rất phiền toái.
![]() |
Mùa đông nhưng ở trong nhà, các bé vẫn mặc quần đùi |
Các mẹ hẳn ai cũng hiểu một điều là, khi con trẻ mới bắt đầu đi học mẫu giáo, bé sẽ ốm, sẽ ho, sẽ hắt xì sổ mũi liên miên. Nhưng khi tôi nói chuyện với các bà mẹ Nhật Bản về vấn đề này, câu trả lời của họ làm tôi ngạc nhiên. "Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi gửi con đến học mẫu giáo là để bị bệnh."
Nhìn thấy sức khỏe của con thay đổi và dần thích ứng với các điều kiện khác nhau, tôi chợt nhận ra rằng chúng ta không nên làm hỏng con mình bằng việc bao bọc chúng quá kỹ càng.
5. Giáo dục hỗn hợp
Chúng ta thường quen với chuyện mỗi lớp sẽ có một chương trình học riêng và trẻ đến trường là ở nguyên trong lớp của mình. Ở Nhật thì khác.
Tất cả các lớp học mầm non đều được đặt theo tên của một loại hoa. Khi mới vào học, Tiantian bắt đầu với Lớp hoa cúc, sau đó là Hoa Lily, bây giờ bé đã là một trong những "chị cả” của trường, học lớp Hoa Violet. Với những bé sơ sinh chưa tròn 1 tuổi sẽ được gộp chung vào một lớp gọi là Lớp hoa Anh đào.
Trước 9:30 sáng, và sau 3:30 chiều, học sinh toàn trường sẽ cùng chơi chung. Trong sân lớn của trường, trẻ lớn giữ trẻ bé, đứa nhỏ đuổi bắt đứa lớn và chúng vui chơi vô cùng hòa đồng. Trẻ em Nhật được trải nghiệm cảm giác có "anh chị em” và qua đó, ý thức về độ tuổi, sự trưởng thành của bản thân cũng tăng lên rõ rệt.
6. Giáo dục mầm non dạy trẻ em biết cười và nói “cảm ơn”.
Ở cấp mẫu giáo Nhật Bản, có vẻ như họ không quan tâm đến việc giáo dục trí tuệ cho trẻ em. Họ không có sách giáo khoa, chỉ có vài quyền sách ảnh mới mỗi tháng. Trong bản kế hoạch giáo dục của nhà trường, cũng không có bất kỳ môn nào như toán, hát, vẽ hay thậm chí là cả tiếng anh, tập tô, tập viết…
Vậy các trường mẫu giáo ở Nhật dạy gì? Khi tôi hỏi câu hỏi này, các cô giáo đã trả lời rằng: “Chúng tôi dạy các em học cách mỉm cười”. Ở Nhật, bất kể bạn là ai, bạn đang nói chuyện với ai, biết cách mỉm cười mới là điều quan trọng. Một cô gái có nụ cười tươi luôn là người đẹp nhất.
Giáo dục mầm non Nhật Bản còn dạy gì nữa? Họ dạy trẻ em cách nói “Cảm ơn”. Có thể nói, tất cả những gì mà người Nhật coi là quan trọng, thì ở nước ta, điều đó lại không quá được chú tâm. Tuy nhiên tôi để ý là, sau 3 năm học, Tiantian thậm chí đã tiến bộ cả trong khả năng âm nhạc, nghệ thuật, và đọc chữ. Những điều này trẻ có được từ những cải thiện để hướng đến một nền giáo dục toàn diện.
![]() |
Trẻ mầm non Nhật rất hay được đi dã ngoại. |
Bên cạnh đó, Tiantian cũng hay được đi nhặt quả sồi, làm bánh, tham gia lễ hội thể thao, biểu diễn cho các sự kiện cộng đồng, ngủ qua đê ở ngoài, đến các lễ hội nổi tiếng, tham dự đền thờ, triển lãm… Tôi chỉ biết rằng có rất nhiều.
8. Khả năng phi thường của giáo viên
![]() |
Các cô giáo mầm non Nhật Bản luôn tận tâm và vui vẻ. |

Chồng 93 tuổi cưới vợ 88 tuổi vì yêu từ cái nhìn đầu tiên
Chuyện vợ chồng - 12 giờ trướcỞ tuổi 93 và 88, vợ chồng mới cưới cảm thấy mình là "2 người may mắn nhất trên Trái Đất".

TikTok khiến giới trẻ lệch lạc trong tình yêu
Gia đình - 15 giờ trướcCác chuyên gia cảnh báo nhiều thử thách trên TikTok truyền cho thanh thiếu niên những suy nghĩ không lành mạnh về chuyện tình cảm và cần được ngăn chặn.

Bài học 30 năm hôn nhân hạnh phúc của mẹ gói gọn trong chuyện lồng chăn gối
Gia đình - 17 giờ trướcThì ra suốt bao nhiêu năm qua bố và mẹ vẫn cùng nhau làm một việc nhỏ bé dung dị đến thế.

Con chậm phát triển ngôn ngữ vì bố mẹ vẫn vô tư giữ 5 thói quen này
Nuôi dạy con - 20 giờ trướcGĐXH - Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ được hình thành từ các thói quen xấu của cha mẹ.

Chỉ làm công ăn lương sẽ không đủ tiền cưới vợ ở Trung Quốc
Gia đình - 23 giờ trướcNgười dân ở Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến kêu gọi chính phủ can thiệp hiệu quả hơn trong việc kiểm soát giá quà cưới tăng chóng mặt trong những năm qua.

Vì sao các cặp yêu nhau thường trông giống nhau
Gia đình - 1 ngày trướcỞ bên nhau thời gian dài, nhiều cặp đôi có xu hướng bắt chước biểu cảm, dáng vẻ của người kia, dẫn tới ngoại hình ngày càng tương đồng.

Cô gái kết hôn với chàng trai mình từng ghét cay ghét đắng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcHồi còn đi học từng bị trêu chọc và bắt nạt, cô gái vô cùng ghét anh chàng này nhưng một sự kiện đã thay đổi mọi thứ.

Mẹ tái hôn với người kém nhiều tuổi ở tuổi U70
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Người chồng đầu tiên của bà không may qua đời sớm nên bà đã sống trong cảnh góa bụa, cô đơn suốt 40 năm qua.

Bố mẹ ly hôn sớm, con cái sẽ gặp nhiều vấn đề ở tuổi 50
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Một nghiên cứu mới đây làm sáng tỏ những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn sẽ chịu ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe và cuộc sống.

Bắt tại trận vợ "mây mưa" với bạn thân, chồng không đánh ghen hay ẩu đả mà nói một câu khiến cả hai ngạc nhiên tột độ
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Thấy cảnh tượng trước mắt, anh không khỏi phẫn nộ. Thế nhưng anh lại không lựa chọn cách ẩu đả hay đánh ghen điên cuồng nào.

Bắt tại trận vợ "mây mưa" với bạn thân, chồng không đánh ghen hay ẩu đả mà nói một câu khiến cả hai ngạc nhiên tột độ
Chuyện vợ chồngGĐXH - Thấy cảnh tượng trước mắt, anh không khỏi phẫn nộ. Thế nhưng anh lại không lựa chọn cách ẩu đả hay đánh ghen điên cuồng nào.