Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tết ở nơi không ai... muốn đến

Thứ bảy, 15:16 21/01/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Những người làm việc ở nhà Đại thể của Bệnh viện Việt Đức bảo, Tết đến, nếu không bận rộn thì họ cũng chẳng mấy khi đi đến nhà ai, bởi đầu năm mà đã đụng phải cái ông quanh năm chuyên nghề làm việc với tử thi thì đích thị là “điềm gở” rồi...

 
 
Chuẩn bị một ca làm việc.
 
Ăn Tết cùng người “bên kia”
 
 “Cái chết ai biết lúc nào mà tránh. Cho nên với chúng tôi, Tết hay ngày thường thì cũng như nhau, cứ có “việc” là phải làm, đó là đặc thù công việc”, anh Nguyễn Văn Tuân, người phụ trách tại nhà Đại thể Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) mở đầu câu chuyện bằng lời “tâm sự” nghe lạnh cả tóc gáy.
 
Anh Tuân bảo, Tết nhất sao không đi viết cái gì nó “vui vui”, viết về công việc của những người như anh làm gì, có hay ho gì đâu mà viết? Tôi hỏi lại anh Tuân: “Anh không coi việc của mình là cao quý sao? Ngày Tết thiên hạ được vui chơi, sum vầy, trong khi các anh phải làm việc, mà lại là việc chẳng vui vẻ gì, đó không phải là một sự hy sinh sao? Nếu không viết thì ai biết được sự hy sinh đó?”. Anh Tuân cười nói rằng mình không dám nhận từ “hy sinh”, đó là do đặc thù công việc thôi, còn từ “cao quý” cũng không dám nhận, dù các anh không coi rẻ công việc của mình.
 
Theo anh Tuân thì không phân biệt ngày thường hay ngày Tết, anh và 7 đồng nghiệp còn lại luôn thay phiên nhau làm việc tại cái nơi khá... lạnh này. Chỗ ăn, chỗ nghỉ của họ chỉ cách phòng quàn thi hài đúng một bức tường. Còn cách đó vài bước chân là phòng khâm liệm, xa hơn chút nữa là nhà tang lễ của bệnh viện.
 
Theo kết hoạch, Tết năm nay anh Tuân và một đồng nghiệp nữa trực vào ngày mồng một Tết. Công việc sẽ vẫn như vậy, y hệt như những ngày bình thường. Nếu có cái gì khác thường, thì đó là không khí xuân bên ngoài cổng bệnh viện. Đã 30 cái Tết qua, nếu anh Tuân không trực vào ngày mồng một thì cũng là ngày 29 hoặc 30 Tết. Bảy đồng nghiệp của anh cũng vậy, ai cũng phải trực Tết, “chăm sóc” cho những số phận kém may mắn. Anh Tuân bảo, từng ấy năm làm ở nhà Đại thể (nhà xác), anh chứng kiến rất nhiều cảnh ngộ éo le. Có người chết vì bệnh tật, già yếu, có người chết vì tai nạn, xe cộ, lại có người tự mình tước đi mạng sống của mình.
 
Tóm lại là mỗi người đến cái nơi... không ai muốn đến theo một cách khác nhau. Nhiều năm làm ở đây anh Tuân nghiệm ra một điều rất “triết lý” rằng, sống thì còn phân giàu nghèo, sang hèn, đẹp, xấu, chứ còn khi đã sang thế giới bên kia, ai cũng như ai. “Nghề khác thì cầu mong công việc đều đều chứ nghề của tôi thì chỉ mong càng nhàn càng tốt, nhất là vào dịp lễ Tết, đừng có ai phải vào đây. Không phải chúng tôi ngại việc đâu, mà là khi chứng kiến những cảnh ngộ đó, không chỉ thấy thương cho người đã khuất mà cũng xót xa cho người sống không được hưởng cái Tết trọn vẹn” - anh Tuân nói. 
 

Đánh số cho thi thể.

 
Nơi quanh năm vắng tiếng cười
 
Anh Tuân kể, Tết năm ngoái, có một người qua đời vào ngày 29 Tết, nếu như ngày thường, tổ công tác ở nhà Đại thể chỉ làm việc trong vài giờ đồng hồ là xong. Nhưng vì nguyên nhân dẫn đến cái chết của người này chưa rõ, phải chờ cơ quan pháp luật khám nghiệm nên phải để qua ngày mồng một Tết. Vậy là lịch trực Tết lại phải thay đổi. Nguyên tắc mà đội anh Tuân đặt ra là những người đã tham gia “ca” nào thì làm trọn vẹn từ đầu đến cuối. Ở đây các anh không làm theo kiểu hết giờ là bàn giao, vì “bàn giao cái gì chứ ai lại bàn giao cả xác người”.
 
Anh Ngô Việt Dũng - một đồng nghiệp của anh Tuân - người 17 năm làm việc tại nhà Đại thể này rất dí dỏm nói rằng, nơi anh làm việc rất đặc biệt ở chỗ quanh năm không có... tiếng cười. Ai cười thì chỉ ít phút sau thành “mếu” ngay. Ở cái nhà Đại thể này, không khí lúc nào cũng lành lạnh, vào ngày Tết càng lạnh hơn, ai vào cũng có cảm giác gai người. “Ai cũng vậy thôi, có người thân mất vào ngày thường đã buồn, mất vào dịp Tết càng buồn hơn. Ở các phòng điều trị bệnh, người ta dù lo, buồn nhưng vẫn còn hy vọng, do vậy việc hỏi han các y, bác sỹ cũng nhẹ nhàng hơn. Còn khi đến với chúng tôi là lúc người ta đang phải chịu sự mất mát quá lớn, mọi chán chường, tuyệt vọng trào ra hết. Nhiều khi chúng tôi phải hứng chịu những lời gắt gỏng hoặc các hành động không mấy nhẹ nhàng của thân nhân những người đã khuất. Tết nhất mà phải nghe những lời như vậy buồn lắm, nhưng anh em cũng xác định đó là một phần của công việc!” - anh Dũng nói.
 
Nhiều người cho rằng, những người làm việc tại nhà Đại thể thường có trái tim chai sạn, băng giá. Ý kiến này chỉ đúng một phần. Việc hằng ngày phải tiếp xúc với chết chóc, hương khói, khóc thương có thể khiến những người làm ở đây “cứng rắn” hơn, nhưng chai sạn thì không hẳn, có thể cách bộc lộ tình cảm của họ hơi khác người, khiến nhiều người nghĩ vậy.
 
Anh Tuân bảo, có trường hợp gia đình người đã khuất quá khó khăn, nhóm của anh đã giúp chút tiền để đưa người quá cố về quê. “Đó là một gia đình nghèo thuần nông, nạn nhân mắc bệnh hiểm nghèo, chữa trị đã mất một số tiền rất lớn. Cụ bà biết bệnh tình của cụ ông khó lòng qua khỏi nhưng vẫn quyết định bán nhà, bán đất ở quê để lấy tiền chữa trị cho cụ ông. Vậy nhưng tiền đã hết mà vẫn không cãi được mệnh trời. Thấy thương quá chúng tôi góp một chút ít gọi là, nhưng cũng phải nói khéo lắm bà cụ mới nhận...” - anh Tuân kể.
 
Tết không đến nhà ai
 
“Tết ai cũng muốn về với gia đình, thế nhưng ngay cả những ngày không phải trực, tôi cũng rất hạn chế đi chúc Tết. Tôi không vấp phải bất kỳ một sự kỳ thị nào, tuy nhiên theo quan niệm của người Việt, đầu năm mà “đụng” phải một ông quanh năm làm việc với xác chết như tôi thì hẳn là “điềm gở” rồi. Chính mình nghĩ vậy nên ngại không muốn đến nhà ai. Thôi thì mình tự giữ ý cho mọi người yên tâm vui tết” - Anh Nguyễn Thế Hùng - một nhân viên nhà Đại thể tâm sự.
 
Anh Nguyễn Văn Tuân và các đồng nghiệp của anh đồng ý ngồi trò chuyện cùng chúng tôi, nhưng với một điều kiện, khi viết thì không đưa chi tiết tên và không... đăng ảnh.
 
Anh Tuân bảo, nhiều người vẫn còn nặng nề với nghề của các anh, lên báo chí nhiều người biết đến cũng “hơi ngại”. Tuy nhiên cuối cùng anh cũng đồng ý cho đăng đủ tên họ, nhưng ảnh thì nhắn đi, nhắn lại: “Chỉ dùng ảnh lúc đang làm việc thôi nhé” (tức là những tấm ảnh các anh mặc y phục và đeo khẩu trang).
Ở nhà Đại thể, anh Hùng thuộc lớp “hậu duệ”, nhưng cũng có đến gần chục năm gắn bó với công việc này. Anh Hùng đã có gia đình, vợ anh cũng làm cùng ngành y nên rất hiểu và cảm thông cho chồng. “Trong cuộc sống vợ chồng không có một trở ngại nào ngăn cản cả, nhưng điều này đối với các đồng nghiệp khác thì tôi không dám chắc” - anh Hùng nói.
 
Còn anh Tuân thì bảo, tâm lý phần lớn anh em, khi học ra trường ít người muốn vào đây, ai cũng muốn mổ để cứu người, chứ chẳng ai muốn mổ người đã không thể cứu. Chỉ những người thực sự có cái tâm mới làm và gắn bó được với nghề. Trong quá trình hơn 30 năm làm việc, anh Tuân đã chứng kiến nhiều đợt tuyển người và chứng kiến luôn cả cảnh những người “trúng tuyển” lần lượt bỏ đi khi thời gian thử việc chưa kết thúc. Theo anh Tuân, để trụ lại được với nghề này thì yếu tố đầu tiên là cần sự cảm thông, chia sẻ từ phía gia đình.
 
Câu chuyện giữa chúng tôi còn đang dang dở thì phía ngoài cửa xuất hiện một người đàn ông, người này đưa giấy giới thiệu nói mình là công an, đến giải quyết một trường hợp chết do tai nạn giao thông. Anh Tuân và những người khác lại vội vàng mặc quần, áo, mũ loại “đặc chủng”, đeo khẩu trang, găng tay và  sang phòng bên cạnh để vào việc. Anh kéo ngăn lạnh tầng hai, trong đó có một phụ nữ trạc ngoài 30 tuổi, chị qua đời từ tối hôm trước, thân thể bị chấn thương rất nặng. Khi tôi đã bước ra ngoài, bên tai vẫn còn nghe văng vẳng tiếng nói của Hùng: “Cứ tâm niệm rằng đây là nghĩa cử giúp đỡ người quá cố, nghĩa tử là nghĩa tận thì sẽ vượt qua được nỗi sợ hãi thôi!”.
 
Quang Thành
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội: Bố mẹ nạn nhân đã đến nhận con

Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội: Bố mẹ nạn nhân đã đến nhận con

Xã hội - 19 phút trước

GĐXH - Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội đã trở thành tâm điểm mạng xã hội trong 2 ngày gần đây. Diễn biến vụ việc đang được cập nhật.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024

Xã hội - 23 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 27/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tài xế ô tô ở TPHCM chờ kẹt xe đến cạn xăng trong ngày đi chơi lễ

Tài xế ô tô ở TPHCM chờ kẹt xe đến cạn xăng trong ngày đi chơi lễ

Xã hội - 1 giờ trước

Lượng xe trên đường Võ Nguyên Giáp, Mai Chí Thọ (hướng vào cao tốc) tăng cao, nhiều đoạn xảy ra ùn tắc. Một số phương tiện chờ lên cao tốc quá lâu dẫn đến cạn xăng, chủ xe mệt mỏi quay về.

Đoàn xe sang rước dâu dừng, đỗ giữa đường ở Hải Dương chụp ảnh

Đoàn xe sang rước dâu dừng, đỗ giữa đường ở Hải Dương chụp ảnh

Xã hội - 2 giờ trước

Một đoàn xe sang rước dâu ở Hải Dương đã dừng giữa đường để quay phim, chụp ảnh, gây mất an toàn cho nhiều phương tiện đi đường.

Thông tin mới nhất vụ lật thuyền trên sông Chanh làm 4 người mất tích

Thông tin mới nhất vụ lật thuyền trên sông Chanh làm 4 người mất tích

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Vào sáng nay, thi thể nạn nhân thứ 4 là chị Nguyễn Thị H (SN 1982) được lực lượng cứu hộ, cứu nạn tìm thấy tại khu vực cửa sông Bạch Đằng, gần cầu sông Chanh 2, cách vị trí lật thuyền khoảng 400m.

Bỏ túi 9 kinh nghiệm khi cho trẻ đi du lịch kỳ nghỉ lễ, cha mẹ không nên bỏ qua

Bỏ túi 9 kinh nghiệm khi cho trẻ đi du lịch kỳ nghỉ lễ, cha mẹ không nên bỏ qua

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 được nghỉ dài 5 ngày là thời điểm lý tưởng để các gia đình thay đổi không khí. Vì vậy, nhiều gia đình tổ chức đi du lịch xa. Để có kỳ nghỉ vui vẻ, cha mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản để có kỳ nghỉ trọn vẹn.

Nam hành khách để quên túi xách chứa hơn 300 triệu ở sân bay Đà Nẵng

Nam hành khách để quên túi xách chứa hơn 300 triệu ở sân bay Đà Nẵng

Xã hội - 4 giờ trước

Trung tâm An ninh hàng không sân bay Đà Nẵng vừa bàn giao chiếc túi xách bên trong chứa hơn 300 triệu đồng cho nam hành khách để quên.

Bên trong trận địa pháo hoa ở Sầm Sơn trước giờ khai hỏa

Bên trong trận địa pháo hoa ở Sầm Sơn trước giờ khai hỏa

Xã hội - 5 giờ trước

Khán đài tổ chức lễ khai mạc du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) tại quảng trường biển đã được hoàn thiện. Lực lượng chức năng đang tiến hành lắp đặt trận địa pháo hoa chuẩn bị cho đêm khai hội.

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc.

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH – Mới đây, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) trao thưởng tiền tỷ cho khách hàng may mắn trúng giải đặc biệt sản phẩm Max 3D+.

Top