Thâm cung bí sử (2): Sự nhẫn nại hiếm có
GiadinhNet - Bà Chính nhận làm ô sin cho nhà ông Phát. Thỏa thuận hợp đồng lao động là bà Chính nhận lương rất cao nhưng bà phải cam kết làm đến khi nào bà Hiền qua đời.
Trong hợp đồng còn ghi thêm, ngoài 12 tháng lương theo hợp đồng, các con ông Phát còn thưởng bà Chính tháng lương thứ 13 vào dịp cuối năm. Tiền lương, tiền thưởng cộng với tiền quà thỉnh thoảng bà Chính được các con ông Phát cho mỗi năm quy đổi ra vàng có giá trị hơn 3 cây vàng. Tất cả số tiền đó bà đem gửi Ngân hàng, không tiêu một đồng nào.
Bà Chính không có dịp để tiêu tiền. Sống ở Hà Nội mà bà không biết Hồ Gươm, Hồ Tây, Lăng Bác Hồ. Bà không đi đâu khỏi nhà ông Phát và giường bệnh của bà Hiền. Tiền ăn có ông Phát lo, mỗi năm 2 bộ quần áo, 2 cô con gái ông Phát mua đủ, vậy làm sao bà phải tiêu đến tiền lương?
Lúc đầu bà Chính nghĩ vợ ông Phát giỏi lắm cũng chỉ sống được vài 3 năm thôi. Nếu bà Hiền mất, bà Chính sẽ không phải giúp đỡ ông Phát nữa, bà sẽ thoát khỏi những công việc không ai muốn làm này. Nhưng vợ ông Phát sống rất dai, 5 năm, 10 năm, 15 năm rồi 20 năm bà Hiền vẫn sống. Mấy lần thần chết "sờ soạng" bà Hiền nhưng rồi lại buông tay ra, không bắt bà đi. Các con ông Phát rất sợ bà Chính không chịu đựng nổi và bỏ về quê. Nếu bà Chính bỏ bố con ông Phát thì tìm đâu ra người thay thế. Có thắp đuốc tìm khắp thiên hạ cũng không thể có người thay được bà Chính.
Ảnh minh họa
Hợp đồng ông Phát ký với bà Chính là hợp đồng lao động vô thời hạn. Loại hợp đồng này tồn tại hay không tồn tại hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí của bên A và bên B, nếu một bên quyết định chấm dứt hợp đồng thì hợp đồng này không tồn tại nữa. Trong trường hợp của gia đình ông Phát, người có quyền quyết định nhiều nhất là bà Chính.
Thời gian bà Chính chăm sóc bà Hiền là quá dài. Đến con cái chăm sóc mẹ ngần ấy thời gian cũng đã là một gánh nặng khủng khiếp huống nữa là người dưng. Vì thế các con ông Phát ra sức lấy lòng bà Chính. Quần áo cho người giúp việc được mua nhiều hơn, đẹp hơn. Các con bà Hiền mỗi lần về thăm mẹ, phong bì lót tay cho bà Chính cũng dày hơn. "Chúng cháu vô cùng biết ơn bác. Mẹ cháu đã được bác chăm sóc rất chu đáo, đến con cái cũng không thể chu đáo được như bác. Nếu bác giúp đỡ chúng cháu đến cùng thì đến khi chấm dứt hợp đồng, cháu sẽ thưởng cho bác thêm một năm lương nữa. Cháu nói thật đấy và nói được làm được". Anh Sơn, con trai trưởng của ông Phát đã nói với bà Chính như vậy. Và bà Hiền đã nằm liệt giường 26 năm.
Sau lễ Tam Ngu của bà Hiền, bà Chính mới về quê. Tam Ngu là lễ 3 ngày, ngu nghĩa là yên. Người mới mất xương thịt mới chôn dưới đất, hồn phách chưa được yên nên phải làm lễ Tam Ngu để yên hồn phách cho người mất. Sơn bố trí xe con đưa bà Chính về nhà. Trước khi đi, anh nói: "Hai bác cháu mình ra Ngân hàng chuyển toàn bộ tiền của bác về chi nhánh Ngân hàng ở quê, cần tiêu đến đâu thì rút đến đấy. Số tiền cũng tương đối lớn, không nên mang theo tiền mặt".
(Còn nữa)
Mẫu phụ nữ lý tưởng trong mắt 12 cung hoàng đạo nam
Thâm cung bí sử - 6 tháng trướcGĐXH - Mỗi cung hoàng đạo có những mặt tính cách, tâm lý khác nhau. Do đó, họ cũng xây dựng cho bản thân những hình mẫu lý tưởng về người bạn đời.
Mẹ chồng bị con dâu mới 'chơi khăm' khi đưa ra một loạt yêu cầu nấu mâm cỗ cúng
Thâm cung bí sử - 8 tháng trướcGĐXH - Nhà chồng có giỗ, mẹ chồng gọi con dâu dậy sớm, đưa ra một loạt yêu cầu chuẩn bị mâm cúng giỗ rồi cùng với chị chồng bỏ ra ngoài chơi, không hề dạy bảo hay giúp đỡ.
Chốn yêu thương của Hà (II): Chị em thắm thiết
Thâm cung bí sử - 2 năm trướcGiadinhNet-Chính xác như đồng hồ thể thao cứ đến giờ tan trường là Mic chạy ra ngõ đón Việt Hà. Tiếng động cơ xe đạp điện rất nhỏ nhưng Mic vẫn nhận ra từ xa. Đuôi nó vẫy rối rít, mặt nó hớn hở. Rồi nó nhảy tót lên xe của Việt Hà, ngồi chễm trệ phía trước.
Chốn yêu thương của Hà (I): – Món quà đêm cuối năm
Thâm cung bí sử - 2 năm trướcGiadinhNet- Đang ngồi ăn cỗ giao thừa, bỗng Việt Hà nghe có tiếng một con chó nhỏ đang run sợ kêu phía ngoài cổng sắt. “Mèo đến nhà là khó, chó đến nhà là may”, Hà ôm chú chó nhỏ vào lòng và quyết định nuôi nó.
Nhà thơ của làng tôi (IV): Minh oan cho ông Luyến
Thâm cung bí sử - 2 năm trướcGiadinhNet- Nhiều người nói ông Luyến nát rượu. Nói như thế là hồ đồ. Ngày nào ông Luyến cũng uống 3 bữa rượu, sáng, trưa, chiều nhưng ông uống rất điều độ và chừng mực.
Nhà thơ của làng tôi (III) - Bắt chước ông cha
Thâm cung bí sử - 2 năm trướcGiadinhNet- Người ta rất nhiều tiền nhưng ăn không ngon, còn tôi nghèo nhưng ăn ngon. Cái gì cũng sạch.
Nhà thơ của làng tôi (2): Bí quyết làm giàu từ nông nghiệp của ông Luyến
Thâm cung bí sử - 2 năm trướcGiadinhNet- Ông Luyến là lão nông tri điền, theo đúng nghĩa chân chính của từ này. Ông yêu đất, yêu cây vô cùng. Nắng nóng 39–40 độ mà hàng ngày ông vẫn ra đồng nhổ lúa ma.
Nhà thơ của làng tôi (1): Nhân vật đặc biệt
Thâm cung bí sử - 2 năm trướcGiadinhNet- Họ tên đầy đủ của ông là Cao Đăng Luyến. Ông Luyến là một nhân vật đặc biệt, sống không giống ai, làm không giống ai, nói không giống ai.
V – Kỳ trăng mật tuyệt vời
Thâm cung bí sử - 2 năm trướcGiadinhNet- Một kỳ trăng mật tuyệt vời. Đôi vợ chồng trẻ sang Paris, uống café Rila, thưởng thức bia tươi Effen, bơi thuyền trên sông Sen, thăm bảo tàng Louze, chiêm ngưỡng những tác phẩm mỹ thuật hàng đầu thế giới.
IV – Một kế hoạch hạnh phúc
Thâm cung bí sử - 2 năm trướcGiadinhNet- Bá đã làm đúng kế hoạch. Anh đã trình diện bố mẹ vợ tương lai và đưa bố mẹ mình lên Hòa Bình để đặt cơi trầu và nói chuyện nghiêm túc với bố mẹ Trang.
Mẹ chồng bị con dâu mới 'chơi khăm' khi đưa ra một loạt yêu cầu nấu mâm cỗ cúng
Thâm cung bí sửGĐXH - Nhà chồng có giỗ, mẹ chồng gọi con dâu dậy sớm, đưa ra một loạt yêu cầu chuẩn bị mâm cúng giỗ rồi cùng với chị chồng bỏ ra ngoài chơi, không hề dạy bảo hay giúp đỡ.