Thâm cung bí sử (1): Bà ô sin có một không hai
I – Người đàn bà nổi tiếng.
GiadinhNet- Bà Phạm Thị Chính là người đàn bà nổi tiếng nhất làng tôi, dù bà không phải là cán bộ lãnh đạo, cũng không phải là Giám đốc doanh nghiệp mà chỉ là ô sin thôi.
18 tuổi bà Chính lấy chồng. Chồng bà là ông Bân, một lực điền khỏe nhất làng, mỗi năm ông làm gãy vài ba cái đòn gánh vì ông gánh nặng quá. Ở làng tôi hễ việc gì cần nhiều sức khỏe thì người ta gọi đến ông Bân. Khỏe thế nhưng ông Bân bị tai biến mạch máu não và chết rất nhanh làm bà Chính khóc hết nước mắt.
Chồng chết lúc bà Chính 46 tuổi và phải một mình chăm lo cho 2 đứa con trai, thằng cả tên là Từ, thằng út tên là Tốn. Ba mẹ con sống với 4 sào ruộng, mỗi năm thu khoảng 2,8 tấn thóc. Nếu chỉ trông vào mấy tấn thóc thì kinh tế gia đình không bao giờ khá lên được, Từ và Tốn nghĩ như vậy và 2 anh em bỏ ruộng vào Bình Dương làm thuê. Bình Dương là một địa phương phát triển nhanh có nhiều dự án, nhiều khu công nghiệp, cần nhiều lao động. Rồi 2 anh em đưa về giới thiệu với mẹ 2 cô con gái đang mang bầu. Bà Chính nói: "Chúng mày tên là Từ và Tốn mà chẳng từ tốn chút nào cả. Chưa cưới hỏi gì mà đã làm con gái người ta bụng to như cái rá thế kia rồi". Nói thế thôi nhưng bà Chính phải cưới vợ cho con, gọi là cưới chạy bụng. Cưới vợ ở làng thì phải giết lợn, gói bánh chưng và dựng rạp cưới. Đã thế thì cưới vợ cho cả 2 đứa cùng 1 ngày. Không ai cưới vợ cho con trai theo kiểu đúp như thế, trừ bà Chính. Cưới xong, Từ và Tốn lại đưa vợ vào Bình Dương tiếp tục làm thuê.

Ảnh minh họa
Trong thời gian đó bà Hiền, vợ ông Phát bị đột quỵ nằm liệt giường. Ông Phát cũng là người làng tôi nhưng là cán bộ Nhà nước về hưu và sống ở Hà Nội. Ông Phát có 4 người con, 2 trai, 2 gái. Anh cả là Sơn làm Tổng giám đốc một doanh nghiệp lớn. Anh thứ hai là Hải làm Giám đốc một công ty cơ khí. Hai cô con gái thì Xoan là giáo viên cấp 3 và Đào là công nhân may xuất khẩu. Cả 4 anh em đều đã có gia đình riêng và đều rất bận, không giúp bố chăm sóc mẹ được. Ông Phát thì đã già rồi. Nếu như ngày xưa ông bế vợ lên giường gọn gàng bao nhiêu thì bây giờ ông bế vợ đi tắm, đi vệ sinh khó khăn bấy nhiêu.
Các con bàn ông Phát thuê ô sin để chăm sóc mẹ. "Bố phải tuyển một người giúp việc khỏe mạnh, chăm chỉ và thật chịu khó, còn tiền công bao nhiêu thì bố không cần quan tâm, bao nhiêu chúng con cũng lo được". Sơn nói với bố như vậy. Ông Phát đến Trung tâm giới thiệu việc làm của thành phố. Bà Giám đốc sau khi tìm hiểu tình hình và yêu cầu của ông Phát thì nói có vẻ ngại ngùng: "Khó đấy ông ạ! Khó vì không ai muốn làm việc này, nếu có người chịu làm thì ông phải trả lương rất cao". Ông Phát đăng báo tìm người giúp việc gia đình.
(Còn nữa)

Tiến sĩ Mỹ lý giải điều bất ngờ phía sau mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu
Thâm cung bí sử - 1 tháng trướcTheo các nghiên cứu từ trước tới nay, có những lý do bất ngờ đằng sau mâu thuẫn phổ biến trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu.

Mẫu phụ nữ lý tưởng trong mắt 12 cung hoàng đạo nam
Thâm cung bí sử - 1 năm trướcGĐXH - Mỗi cung hoàng đạo có những mặt tính cách, tâm lý khác nhau. Do đó, họ cũng xây dựng cho bản thân những hình mẫu lý tưởng về người bạn đời.

Mẹ chồng bị con dâu mới 'chơi khăm' khi đưa ra một loạt yêu cầu nấu mâm cỗ cúng
Thâm cung bí sử - 1 năm trướcGĐXH - Nhà chồng có giỗ, mẹ chồng gọi con dâu dậy sớm, đưa ra một loạt yêu cầu chuẩn bị mâm cúng giỗ rồi cùng với chị chồng bỏ ra ngoài chơi, không hề dạy bảo hay giúp đỡ.

Chốn yêu thương của Hà (II): Chị em thắm thiết
Thâm cung bí sử - 2 năm trướcGiadinhNet-Chính xác như đồng hồ thể thao cứ đến giờ tan trường là Mic chạy ra ngõ đón Việt Hà. Tiếng động cơ xe đạp điện rất nhỏ nhưng Mic vẫn nhận ra từ xa. Đuôi nó vẫy rối rít, mặt nó hớn hở. Rồi nó nhảy tót lên xe của Việt Hà, ngồi chễm trệ phía trước.

Chốn yêu thương của Hà (I): – Món quà đêm cuối năm
Thâm cung bí sử - 2 năm trướcGiadinhNet- Đang ngồi ăn cỗ giao thừa, bỗng Việt Hà nghe có tiếng một con chó nhỏ đang run sợ kêu phía ngoài cổng sắt. “Mèo đến nhà là khó, chó đến nhà là may”, Hà ôm chú chó nhỏ vào lòng và quyết định nuôi nó.

Nhà thơ của làng tôi (IV): Minh oan cho ông Luyến
Thâm cung bí sử - 2 năm trướcGiadinhNet- Nhiều người nói ông Luyến nát rượu. Nói như thế là hồ đồ. Ngày nào ông Luyến cũng uống 3 bữa rượu, sáng, trưa, chiều nhưng ông uống rất điều độ và chừng mực.

Nhà thơ của làng tôi (III) - Bắt chước ông cha
Thâm cung bí sử - 2 năm trướcGiadinhNet- Người ta rất nhiều tiền nhưng ăn không ngon, còn tôi nghèo nhưng ăn ngon. Cái gì cũng sạch.

Nhà thơ của làng tôi (2): Bí quyết làm giàu từ nông nghiệp của ông Luyến
Thâm cung bí sử - 2 năm trướcGiadinhNet- Ông Luyến là lão nông tri điền, theo đúng nghĩa chân chính của từ này. Ông yêu đất, yêu cây vô cùng. Nắng nóng 39–40 độ mà hàng ngày ông vẫn ra đồng nhổ lúa ma.

Nhà thơ của làng tôi (1): Nhân vật đặc biệt
Thâm cung bí sử - 2 năm trướcGiadinhNet- Họ tên đầy đủ của ông là Cao Đăng Luyến. Ông Luyến là một nhân vật đặc biệt, sống không giống ai, làm không giống ai, nói không giống ai.

V – Kỳ trăng mật tuyệt vời
Thâm cung bí sử - 2 năm trướcGiadinhNet- Một kỳ trăng mật tuyệt vời. Đôi vợ chồng trẻ sang Paris, uống café Rila, thưởng thức bia tươi Effen, bơi thuyền trên sông Sen, thăm bảo tàng Louze, chiêm ngưỡng những tác phẩm mỹ thuật hàng đầu thế giới.

Mẹ chồng bị con dâu mới 'chơi khăm' khi đưa ra một loạt yêu cầu nấu mâm cỗ cúng
Thâm cung bí sửGĐXH - Nhà chồng có giỗ, mẹ chồng gọi con dâu dậy sớm, đưa ra một loạt yêu cầu chuẩn bị mâm cúng giỗ rồi cùng với chị chồng bỏ ra ngoài chơi, không hề dạy bảo hay giúp đỡ.