Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thầy cô góp gạo, phụ huynh góp củi - chuyện lạ ở Tu Mơ Rông

Thứ ba, 11:05 17/12/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Khi tiếng trống trường giục giã vang lên cũng là lúc từng tốp học sinh ùa ra khỏi lớp. Từng em xếp hàng ngồi ngay ngắn vào mâm cơm trưa mà thầy cô đã chuẩn bị sẵn. Sau tiếng mời cơm, lũ trẻ ăn uống ngon lành, với gương mặt ánh lên niềm hạnh phúc.

Thầy cô góp gạo, phụ huynh góp củi - chuyện lạ ở Tu Mơ Rông - Ảnh 1.

Bữa cơm trưa được dọn ra, lũ trẻ ngồi ngay ngắn, ăn uống ngon lành. Ảnh: Đức Huy

Thương trò

Dưới cái lạnh của những ngày đông, xã Tu Mơ Rộng (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) được bao bọc bằng những màn sương trắng xóa. Chúng tôi băng qua màn sương sớm để đến Trường tiểu học Tu Mơ Rông. Đón chúng tôi, cô Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng nhà trường mời khách vào uống chén nước cho ấm người. Sau một lúc trò chuyện, cô Vân đưa đoàn di chuyển đến điểm trường số 2, cách trường chính khoảng 5km. Điểm trường này là nơi tập trung của các em lớp 1 và lớp 2 thuộc 3 thôn Văn Xăng, Đăk Ka, Đăk Neng.

Cô Vân tâm sự, các em học sinh ở 3 thôn này trước đây vẫn theo học ở điểm trường chính. Tuy nhiên, do xa trường nên việc các em đến lớp không được đầy đủ. Do đó, điểm trường số 2 được dựng lên để giúp quãng đường học con chữ của các em bớt khó khăn hơn.

Nhiều học sinh nhà cách trường 3-4km, sau khi học xong, buổi trưa các em đi bộ về nhà ăn cơm. Do nhà xa, không có người đưa đón vì bố mẹ bận làm nương rẫy nên buổi học chiều các em "lười" đến lớp. Các thầy cô giáo trong trường thường xuyên đến nhà vận động, tuy nhiên chỉ được ít bữa, sĩ số của các lớp lại giảm đáng kể. Chính vì đi học không đều nên các em không tiếp thu kịp kiến thức. Có những em học hết lớp 1 vẫn chưa đọc "sõi", hoặc không làm được những phép tính đơn giản.

Thương học trò nên cô Vân nhiều đêm thức trắng tìm cách giúp các em đến trường. Sau nhiều ngày suy nghĩ, cô Vân cũng mạnh dạn đề ra ý kiến "Thầy cô trong trường gây quỹ để nấu cơm cho học sinh". Khi nghe cô Vân đưa ra ý tưởng, các thầy cô trong trường đều nhất trí đồng tình và ủng hộ. Ngay lập tức, 19 cán bộ, giáo viên mỗi người một ít tiền nộp vào quỹ để nấu cơm cho các em ở điểm trường số 2.

Thầy góp gạo, phụ huynh góp củi

Mặc dù số tiền quỹ không đáng kể, tuy nhiên các thầy cô vẫn cố gắng nấu những bữa cơm trưa đầy đủ dưỡng chất gồm thịt, cá, rau cho các em. Số tiền còn dư, các thầy cô còn bổ sung thêm mỗi em một hộp sữa để học trò có sức khỏe.

Nhận thấy tình cảm của những giáo viên, phụ huynh học sinh cũng tự nguyện mang củi đến trường để hỗ trợ thầy cô nấu cơm. Tận dụng phòng học bỏ trống của trường, bếp ăn được dựng lên và thầy A Phiên (52 tuổi, ở gần điểm trường) phụ trách nấu nướng. Những chiếc bàn học cũ cũng được tận dụng tối đa để làm bàn ăn cho các em.

Còn về chén, đũa, nồi, chảo... các thầy cô phải đi vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ. Qua một thời gian lên ý tưởng và thực hiện, tháng 11 vừa qua, bếp ăn của trường chính thức đỏ lửa để nấu những bữa cơm đủ đầy dinh dưỡng cho học sinh. Từ ngày bếp ăn chính thức đi vào hoạt động, sĩ số của các lớp đông đủ hẳn. "Nhà mình gần điểm trường, nấu ăn cũng không tệ lắm nên mình muốn nấu cho các em những bữa cơm ấm cúng và ngon nhất", thầy A Phiên rạng ngời tâm sự.

Thầy A Phiên kể, trước khi có bếp ăn này, nhiều học sinh phải ăn cơm trắng, cơm độn lá sắn đến trường. Còn có những em phải nhịn đói đến lớp vì bố mẹ bận đi làm nương rẫy, không ai lo toan việc nhà. Biết được hoàn cảnh của các em như vậy, thầy cô trong trường thấy thương vô cùng.

Vừa đảo nồi thức ăn, thầy A Phiên vừa cho hay, bình thường nấu một mâm cơm cho gia đình đã khó, giờ nấu cơm cho vài chục người nên việc luôn tay. Do đó, trước 6h sáng mỗi ngày, thầy A Phiên đã thức dậy, chạy xe máy vượt qua những con dốc cao, những đoạn đường đèo để đến trường chính lấy túi thực phẩm được một thầy giáo khác mua sẵn. Sau đó, thầy lại vội vã chạy về điểm trường để dọn dẹp và nổi lửa nấu cơm.

"Trưa nay khẩu phần ăn của các em có 1kg thịt lợn, 5 miếng đậu khuôn và 2 cái bắp cải. Mình chế biến 3 món, gồm: Món kho, xào và canh để các em có đầy đủ dưỡng chất đến lớp học con chữ. Do gia đình khó khăn, nên bữa cơm có thịt cá với học sinh nơi đây vô cùng hiếm. Từ ngày ở trường nấu cơm, mình thấy các em rạng ngời hẳn. Mong rằng bữa cơm sẽ "kéo" các em đến lớp đủ đầy, khi đó tương lai của các em sẽ tươi sáng hơn", thầy A Phiên hào hứng khoe với PV.

Khói bếp bay nghi ngút làm cay xè đôi mắt người thầy. Lấy tay vội dụi khóe mắt, thầy A Phiên lại thoăn thoắt xào cải bắp trên bếp cho kịp bữa cơm trưa của các em. Mâm cơm vừa được dọn lên cũng là lúc các em tan học. Từng tốp ùa ra khỏi lớp đi rửa tay rồi ngồi ngay ngắn vào bàn. Lũ trẻ khoanh tay mời mọi người dùng cơm rồi từ tốn gắp thức ăn. Những ánh mắt rạng ngời, nụ cười hạnh phúc, cứ thế bọn trẻ thưởng thức hết mâm cơm một cách ngon lành.

Ông An Văn Sáu, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tu Mơ Rông cho biết, sau khi Trường tiểu học Tu Mơ Rông triển khai nấu cơm trưa cho học sinh, sĩ số lớp học của trường đã tăng đáng kể. Theo ông Sáu, mô hình này của các thầy cô cần được duy trì và phát triển. Nếu nhà trường gặp khó khăn, Phòng GD&ĐT huyện sẽ tìm cách hỗ trợ, giúp đỡ.

Trao đổi với PV, ông A Hơn, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, trên địa bàn, người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Không những thế, người dân chủ yếu làm nương rẫy nên ít quan tâm đến việc học hành và ăn uống của con em mình. Theo ông A Hơn, mô hình nhà trường xây dựng bếp ăn cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn là việc làm rất có ý nghĩa. Những mô hình và tấm gương tiêu biểu như thế này cần được tuyên dương và học tập để nhân rộng. Cũng theo vị chủ tịch huyện, sau khi nắm được vụ việc, ông đã chỉ đạo Phòng Tài chính và Phòng Giáo dục xem xét tìm nguồn ngân sách giáo dục để hỗ các thầy cô tiếp tục phát triển mô hình này.

Đức Huy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Đời sống - 54 phút trước

GĐXH - Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu được giới thiệu đến công chúng.

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 55 phút trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 2 giờ trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 4 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 5 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Top