Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
Massage cho trẻ sơ sinh giúp trẻ phát triển cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, tăng cường phát triển hệ thần kinh, tăng cường miễn dịch, giảm căng thẳng và giúp bé ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào massage cho trẻ cũng tốt.

Massage cho trẻ sơ sinh giúp trẻ phát triển cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, tăng cường phát triển hệ thần kinh...
Lợi ích khi massage cho trẻ
- Massage giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn cơ bắp
Massage làm giảm căng thẳng ở trẻ sơ sinh bằng cách kích thích giải phóng oxytocin - một loại chất kích thích thần kinh tạo cảm giác tốt và làm giảm mức độ cortisol - một loại hormone căng thẳng. Massagiups thư giãn cơ bắp, kích thích sự phát triển và có tác dụng đặc biệt tốt với trẻ sơ sinh bị đau bụng.
- Massage giúp kích thích hệ thần kinh
Massage có lợi cho hệ thần kinh của trẻ, giúp cải thiện đáng kể sự phát triển kỹ năng vận động của em bé.
- Massage giúp trẻ ngủ ngon
Massage sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn. Trẻ sơ sinh được massage trước khi đi ngủ sẽ tạo ra nhiều melatonin hơn - một loại hormone điều hòa giấc ngủ.
Ngoài ra, với những trẻ mắc hội chứng Down hoặc bại não, massage là một cách để xoa dịu trẻ. Với trẻ sinh non khi được massage thường xuyên sẽ giúp trẻ phát triển vận động tốt hơn. Thậm chí, trẻ còn tăng cân nhanh hơn so với những trẻ sinh non không bao giờ được massage.
- Massage giúp trẻ cải thiện lưu thông máu
Massage giúp trẻ cải thiện lưu thông máu và cũng làm giảm mức độ khó chịu do khí hoặc axit, tắc nghẽn và mọc răng. Massage kích thích các dây thần kinh đi qua đường tiêu hóa, do đó có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Thời điểm nên massage cho trẻ
Massage cho trẻ tốt nhất vào lúc trẻ tỉnh táo. Có thể massage cho trẻ vào các thời điểm sau:
- Buổi sáng khi trẻ bắt đầu một ngày mới
- Sau khi tắm cho trẻ
- Chiều tối giúp trẻ có giấc ngủ ngon và sâu hơn

Không nên massage khi trẻ vừa ăn no vì dễ gây đau bụng.
Thời điểm không nên massage cho trẻ
Thời điểm cần tránh massage cho trẻ là:
- Khi trẻ vừa ăn no vì dễ gây đau bụng và khó chịu cho trẻ.
- Khi trẻ đang có dấu hiệu mệt mỏi, đau ốm. Massage ở thời điểm này sẽ khiến bé dễ bị cảm lạnh hoặc ốm nặng hơn.
- Khi da trẻ đang có vết thương hở hoặc xuất hiện ban dị ứng.
Ngoài ra, hãy đợi 15 phút sau khi massage trước khi cho bú lại để cơ thể trẻ có thêm thời gian thư giãn.
Lưu ý khi massage cho trẻ
Khi massage cho trẻ cần lưu ý:
- Giữ nhiệt độ trong phòng luôn ấm áp.
- Chọn một bề mặt phẳng thích hợp, trải tấm lót mềm mại, êm ái.
- Massage cho bé khi bạn cảm thấy bé nằm yên tĩnh, vui vẻ.
- Sử dụng loại dầu massage dành cho trẻ sơ sinh.
- Khi massage cho trẻ có thể bật nhạc không lời hoặc các bản nhạc du dương để trẻ cảm thấy dễ chịu và thư giãn.
- Massage cho trẻ phải thật chậm, sử dụng áp lực vừa phải, chỉ bằng phần đệm của đầu ngón tay.
- Thao tác nhẹ nhàng, dứt khoát và mềm mại...

Bé 10 tháng tuổi bất ngờ phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải
Mẹ và bé - 6 ngày trướcGĐXH - Trẻ vô tình phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh khi đi khám với lý do chậm tăng cân, kém ăn, thở khó...

Kỳ tích người phụ nữ 42 tuổi có con sau 18 lần thụ tinh ống nghiệm thất bại
Mẹ và bé - 1 tuần trướcGĐXH - Đi qua 6 bệnh viện chữa hiếm muộn, 18 lần chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm (IVF) thất bại ngay cả khi chấp nhận xin trứng, chị Tr. hạnh phúc lần đầu được làm mẹ sau phác đồ điều trị đặc biệt.

5 sai lầm phổ biến khi dùng thuốc trị tiêu chảy cấp ở trẻ
Mẹ và bé - 1 tuần trướcBệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em không khó điều trị, chỉ cần điều trị đúng, sớm kết hợp với chăm sóc tốt sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục. Tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách, tiêu chảy dễ chuyển biến xấu, gây biến chứng nặng.

Thai phụ 40 tuổi bất ngờ phát hiện u nang buồng trứng xoắn từ dấu hiệu đáng sợ này trong lúc mang thai
Mẹ và bé - 3 tuần trướcGĐXH - Đang mang thai lần 3 được hơn 20 tuần, thai phụ bất ngờ phải nhập viện trong tình trạng đau bụng, đau hố chậu phải, có phản ứng thành bụng... do bị u nang buồng trứng xoắn.

Hút dịch màng phổi thai nhi từ trong bụng mẹ, phụ nữ mang thai cần lưu ý những điều này
Mẹ và bé - 3 tuần trướcGĐXH - Thai phụ có tiền sử đa u xơ tử cung đến bệnh viện khám, siêu âm được phát hiện thai nhi bị tràn dịch màng phổi hai bên số lượng nhiều.

Bé 8 tuổi nhập viện gấp sau khi ăn kẹo chocolate dạng bơm tiêm
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Bé trai 8 tuổi ngậm hút kẹo chocolate thì bị sặc đầu ống bơm tiêm vào miệng. Rất may bé được đưa đến BV Nhi Đồng 1 soi gắp dị vật kịp thời.

Hai mẹ con ở Hà Nội nguy kịch chỉ một giờ sau bữa cơm trưa có tôm, cua
Mẹ và bé - 1 tháng trướcSau bữa ăn trưa khoảng 1 giờ, chị N., 20 tuổi, đang mang thai 31 tuần, xuất hiện mẩn ngứa, đỏ da toàn thân, khó thở, được người nhà đưa vào viện trong tình trạng nguy kịch.

Bé 3 tuổi bất ngờ nguy kịch vì bị hoại tử ruột, xoắn ruột từ dấu hiệu đau bụng, nôn ói
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Trước khi nhập viện vì bị xoắn ruột, bé K có biểu hiện buồn nôn và bắt đầu nôn ói kèm theo đau bụng.

Bé trai nặng 3,6kg chào đời sau ca mổ đẻ thành công từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Các bác sĩ đã thực hiện thành công ca mổ đẻ đón bé trai nặng 3.600g cất tiếng khóc chào đời từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg.

Mẹ thiếu sữa, bé 7 tháng tuổi bị sốc phản vệ liên tiếp sau 2 lần uống sữa công thức
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Sau khi uống khoảng 150ml sữa bò, bé bị phản vệ nhẹ và được cấp cứu tại một bệnh viện. Gia đình ngưng sữa bò, cho bé thử sữa dê. Tuy nhiên, sau 2 tiếng bé nổi phát ban đỏ toàn thân, sưng phù, thở mệt, tức ngực, chảy nước mũi…

Kỳ tích người phụ nữ 42 tuổi có con sau 18 lần thụ tinh ống nghiệm thất bại
Mẹ và béGĐXH - Đi qua 6 bệnh viện chữa hiếm muộn, 18 lần chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm (IVF) thất bại ngay cả khi chấp nhận xin trứng, chị Tr. hạnh phúc lần đầu được làm mẹ sau phác đồ điều trị đặc biệt.