Thói quen sai lầm khiến con dễ rơi vào nguy cơ đuối nước mà cha mẹ không hề biết
GiadinhNet - Khi thấy con ra nghịch nước, các phụ huynh thường nói là "không được" và lôi con vào, đó là cách làm sai lầm mà các bậc cha mẹ thường mắc phải - một chuyên gia cho biết.
Thời gian gần đây liên tiếp có nhiều tai nạn trẻ em bị đuối nước thương tâm mặc dù lâu nay, người dân luôn được cảnh báo bởi quá nhiều sự việc đáng tiếc như vậy vào mỗi mùa hè hằng năm.
Cũng theo thông tin từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và vị thành niên tại Việt Nam do tai nạn thương tích.
Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2015 có khoảng 2.800 trẻ em bị tử vong do đuối nước. Trong đó, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ tử vong cao từ 5 -14 tuổi.
Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm hơn 50% các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích. Tử vong do đuối nước ở Việt Nam khá cao so với các nước trong khu vực.
Các bậc phụ huynh mắc phải những sai lầm gì trong cách dạy bảo con cái mà chính những điều đó lại vô tình hại con? Các bậc cha mẹ cần làm gì để giúp con tránh được nguy cơ bị đuổi nước?
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục kỹ năng sống cho trẻ (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) phân tích:
Những sai lầm của phụ huynh
Theo TS Hương, nhiều bậc phụ huynh thường mắc phải một số sai lầm trong cách dạy con mà những điều này vô tình khiến trẻ dễ bị rơi vào tình huống đuối nước.
"Một là, cha mẹ không chú ý các chum vại, ao hồ gần nhà. Những khu vực có nước thì họ cũng ít quan tâm để be bờ tránh sự nghịch ngợm của trẻ. Vì thế, có nhiều cháu bị rơi xuống hố nước và đuối nước.
Hai là, khi con ra nghịch nước, họ thường nói là "không được" và lôi con vào. Bị cấm nên trẻ cảm thấy tò mò và càng thích các khu vực có nước.
Để con hiểu về những nguy cơ, cha mẹ nên cho con làm quen dần bằng cách cho con chơi trong chậu nước ít, thỉnh thoảng làm cháu giật mình. Khi đứa trẻ giật mình, các cháu thường rất sợ nên sau sẽ nghĩ là tại nước và có ý thức tránh những chỗ có nước hơn.

Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và vị thành niên tại Việt Nam do tai nạn thương tích. (Ảnh minh họa)
Ba là, các cha mẹ lại không dạy con cách cứu người chết đuối. Vì không dạy, trẻ không biết nên khi thấy bạn rơi xuống thì sẽ lao xuống cứu và bị đuối nước. Trong khi đó, thông thường, nếu có người rơi xuống nước thì người trên bờ cần ném cho họ vật dụng để nổi và bám vào rồi kêu cứu chứ không được xuống nước".
Đồng thời, theo TS Hương, có một điểm đáng chú ý nữa chính là thói quen mắng mỏ sai lầm trong cách dạy con của cha, mẹ cũng có thể vô tình đẩy trẻ rơi vào tình huống bị đuối nước, điều này là khá chính xác.
Mỗi khi trẻ làm mất đồ thì nhiều phụ huynh thường mắng mỏ khiến con cảm thấy sợ vì phạm lỗi, nếu vô tình làm rơi đồ vật xuống nước thì sẽ càng cố gắng để vớt lên và rất dễ bị ngã xuống nước.
"Tuy nhiên, trong trường hợp như vậy thì phải là mắng thật sự rất nhiều. Điều quan trọng ở đây là cha mẹ đã không cho con được phạm lỗi nên đứa trẻ phạm lỗi là sợ. Dù cha mẹ không mắng vì đánh rơi đồ nhưng các tội khác đều mắng thì trẻ vẫn sẽ cố gắng xuống nước nhặt đồ rơi thôi".
Cần dạy con những gì?
Về cách phòng tránh đuối nước, TS Hương cho biết, ngoài dạy con học bơi thì các bậc cha mẹ nên cho trẻ học cách nổi lên mặt nước bằng việc nín thở. "Đây là kĩ thuật khá đơn giản. Đôi khi chỉ cần học nổi không cần học bơi trẻ vẫn có thể xử lý được".
Theo đó, khi ở dưới nước mà không chạm được chân xuống đáy thì trẻ sẽ vô cùng hoảng hốt. Vào trường hợp này, cần tập cho trẻ cách thả lỏng cơ thể dưới nước, nín thở.
Vì cơ thể người vẫn có không khí nên khi nín thở và thả lỏng thì cơ thể tự động nổi lên trên mặt nước, lúc đó con chỉ khoát nhẹ tay để người trôi đi. Sau đó, cố lái người vào bờ hoặc vào gần những vật nổi trên mặt nước như tấm gỗ lớn, phao bơi, hoặc xốp rồi ra tín hiệu xin cứu giúp.

Ảnh minh họa
Ngoài ra, trẻ nên học cách giữ bình tĩnh để tìm vật giúp cơ thể mình nổi lên trên mặt nước.
Thêm vào đó, trẻ cần học cách cứu người hiệu quả, không phải là nhảy xuống cứu mà là ném vật dụng nổi xuống cho họ và kêu cứu.
Với các trẻ đã biết bơi, đặc biệt dạy con cách cứu người bị đuối nước một cách an toàn. Cần cho con biết các điều kiện bơi lội an toàn và những giới hạn chịu đựng của cơ để con giữ được an toàn cho bản thân như: Khoảng cách bờ, độ sâu mà con có khả năng xử lý, khả năng nín thở, khả năng xử lý vấn đề khi mất bình tĩnh...
Cần lưu ý khi cho trẻ học bơi:
Cho trẻ tập bơi sớm là một trong những biện pháp chống đuối nước cần thiết.
Cần đảm bảo sức khỏe con em mình có đảm bảo để có thể tham gia hoạt động bơi lội hay không vì không phải trẻ em nào cũng có thể học bơi.
Ví dụ như những em nhỏ mắc các bệnh hen phế quản, bệnh đường hô hấp mạn tính: Viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn, viêm da dị ứng… không nên xuống nước vì có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn, dẫn tới những tai nạn không mong muốn khi bơi.
Các bậc cha mẹ cần trang bị kỹ năng đảm bảo an toàn, xử lý tình huống khi bơi cho các em nhỏ như: cần phải khởi động kỹ trước khi xuống nước, xử lý sao khi bị chuột rút, gặp vùng nước xoáy, cách sơ cứu khi gặp người bị đuối nước phù hợp với lứa tuổi...
Nông Thuyết

Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ
Gia đình - 1 giờ trướcTôi không cầm được nước mắt, ôm chầm lấy thằng bé, khẽ nói: "Cảm ơn con".

Lấy cớ ở cùng bố mẹ, em út đòi thừa kế toàn bộ bất động sản
Gia đình - 8 giờ trướcBố mẹ tôi khá giả nên con cái không cần nuôi, nhưng em út vẫn lấy cớ đó để đòi thừa hưởng toàn bộ bất động sản mà bố mẹ để lại.

5 cung hoàng đạo tiêu hoang số 2 thì không ai dám nhận là số 1
Gia đình - 10 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo dưới đây thường sa đà vào mua sắm 'bạt mạng', tiêu pha vô cùng hoang phí và không cần thiết.

Cha mẹ sớm chia thừa kế, anh em tôi mới thành đạt, không tranh giành gia sản
Gia đình - 13 giờ trướcGia đinh tôi êm ấm, viên mãn là nhờ cha mẹ sớm chia thừa kế, chúng tôi có vốn để khởi nghiệp; những cụ bị bỏ rơi sau khi chia tải sản chẳng qua do con cái bất hiếu.

Lấy chồng giàu được một tháng, chị gái đã khóc tức tưởi đòi ly hôn vì chuyện nghịch lý vô cùng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNhững tưởng lấy được chồng giàu là cuộc sống của chị tôi sẽ sang trang mới. Thật không ngờ...

Biết nguồn gốc số tiền sính lễ chú rể đưa, nhà gái huỷ hôn ngay lập tức
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Tưởng sắp bước vào lễ cưới trong mơ, cô dâu bất ngờ quay xe khi phát hiện sự thật chấn động phía sau số tiền sính lễ khổng lồ.

Hai người thân bị 'đuổi khéo' khỏi nhà con cái, người đàn ông U60 bừng tỉnh, vội giữ lại căn nhà cũ ở quê
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Từng định bỏ hoang nhà tổ vì nghĩ chẳng còn giá trị, người đàn ông 58 tuổi bất ngờ thay đổi quyết định sau khi chứng kiến bi kịch tuổi già của hai người thân sống cùng con cái nơi thành phố.

Bố mẹ chồng cho con dâu tiền mở quán trà, họ hàng nhà vợ kéo sang "ăn chùa" hết cả tháng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcCuối cùng vợ tôi cũng hiểu, thà mất lòng trước còn hơn mất lòng sau.

Tỏ tình mỗi ngày suốt nhiều tháng, anh Tây U70 lấy được vợ đẹp ở TPHCM
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNgoài tỏ tình, anh nỗ lực chinh phục đối phương bằng những hành động quan tâm tỉ mỉ, chân thành. Anh cũng hết lòng kính trọng mẹ chị Kimmy, yêu thương con trai riêng của chị.

Chủ căn nhà được đền bù 21 tỷ đồng nhưng không chia cho con gái, ngày kết hôn, họ đưa cô 1 chiếc hộp lớn: Khi mở ra không khỏi sững sờ
Gia đình - 2 ngày trướcCô con gái đã bật khóc nức nở khi mở món quà này ra.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.