Thừa Thiên - Huế: Khởi sắc công tác dân số vùng ven biển, đầm phá, vạn đò, cửa sông
GiadinhNet - Sau 10 năm thực hiện với nhiều giải pháp quyết liệt như tăng cường đầu tư nguồn lực, xây dựng mô hình truyền thông và cung cấp dịch vụ phù hợp, đẩy mạnh nâng cao chất lượng dân số... công tác DS-KHHGĐ các vùng ven biển, đầm phá, vạn đò, cửa sông của tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có nhiều thay đổi tích cực, bước đầu đã đạt được những mục tiêu đề ra trong Đề án Kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển tỉnh Thừa Thiên-Huế ( Đề án 52) giai đoạn 2009-2020.

Một số hình ảnh hoạt động của Đài Tuyên truyền Đề án 52. Ảnh: TL
Đẩy mạnh hoạt động của Đội lưu động, tuyên truyền viên
Năm 2009, Thừa Thiên-Huế có 56 xã thuộc vùng ven biển, đầm phá, cửa sông, vạn đò (chiếm 36% số xã toàn tỉnh). Trong đó, có 48 xã nằm dọc bờ biển, đầm phá và 08 xã, phường vùng cửa sông, vạn đò; với số dân khá lớn, chiếm khoảng 41,42% dân số toàn tỉnh.
Đặc thù là vùng có dân cư tập trung đông đúc, đa số trình độ dân trí còn hạn chế, nghề nghiệp chủ yếu là đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản... nên công tác DS-KHHGĐ ở đây gặp không ít khó khăn. Mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên cao so với toàn tỉnh, nhu cầu sinh con đông của các cặp vợ chồng vùng biển còn cao, nhất là sinh con trai. Với mục tiêu kiểm soát quy mô dân số và nâng cao chất lượng dân số vùng ven biển, đầm phá, vạn đò và cửa sông của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách DS-KHHGĐ, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định phê duyệt Đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009 – 2020 (Đề án 52), UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã kịp thời phê duyệt triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh. Sau 10 năm thực hiện (2009-2019), công tác DS-KHHGĐ các địa bàn thuộc Đề án 52 đã có nhiều thay đổi tích cực, bước đầu đã đạt được những mục tiêu đã đề ra nhờ triển khai nhiều giải pháp phù hợp và hiệu quả
Xác định đây là địa bàn mà người dân dành nhiều thời gian trên đầm phá, trên biển, cảng cá, chợ cá, nơi cập bến để nuôi trồng, đánh bắt, buôn bán, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã xây dựng Đội tuyên truyền tư vấn lưu động với sự tham gia tự nguyện của các tuyên truyên viên đến từ các đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi. Các tuyên truyền viên đã không kể ngày hay đêm đã tiến hành hàng trăm buổi tuyên truyền tại các cảng cá, chợ cá, nơi cập bến của các ngư dân, tư vấn tại hộ gia đình; tham gia các hoạt động tuyên truyền tại các xã triển khai chiến dịch, các sự kiện truyền thông, lồng ghép tuyên truyền trong hoạt động của các đoàn thể.
Đội lưu động Y tế - KHHGĐ được thành lập trong bối cảnh này nhằm thực hiện lưu động truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKBMTE/KHHGĐ. Đội đã triển khai nhiều hoạt động nâng cao chất lượng dân số như khám, kiểm tra sức khỏe, kiểm tra yếu tố nguy cơ cao cho các cặp nam, nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn; khám sàng lọc trước sinh cho các bà mẹ đang mang thai. Triển khai đợt truyền thông tăng cường gắn với hoạt động cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại 56 xã thuộc Đề án nhằm giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tại địa bàn.
Huy động sự tham gia của các ngành, đoàn thể

Đội tuyên truyền Đề án 52 tổ chức truyền thông tư vấn nhóm tại cộng đồng
Bên cạnh chủ động triển khai các hoạt động thì việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ gắn liền với các địa bàn thuộc Đề án 52 là một lợi thế để phát huy.
Với nhiệm vụ của mình ở vùng biển đảo; thường xuyên bám dân, bám địa bàn nên hàng năm ngành Y tế đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai nhiều lớp tập huấn cung cấp kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về DS-KHHGĐ cho cán bộ chiến sỹ các Đồn biên phòng qua đó để lồng ghép tuyên truyền DS-KHHGĐ đến với nhân dân. Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông lâm ngư - Sở NN & PTNT lồng ghép tuyên truyền cho nông ngư dân thông qua các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa hoc kỹ thuật mới. Tập huấn cho Ban chấp hành, hội viên Chi hội Nghề cá và các khuyến ngư viên cơ sở nhằm nâng cao kiến thức về chăm sóc SKSS, các chính sách DS-KHHGĐ. Phối hợp với Hội Nông dân các cấp tổ chức các diễn đàn truyền thông " Nam nông dân với công tác DS-KHHGĐ" và thành lập các CLB Nam nông dân không sinh con thứ 3 trở lên,..
Hiệu quả của Đề án 52 được thể hiện rõ khi tỷ lệ sinh con tại các xã thuộc Đề án 52 giảm từ 23,2% năm 2009 xuống còn khoảng 15,5 % năm 2019, nhiều địa phương đạt thành tích cao trong xây dựng Cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên như xã Phong Bình, huyện Phong Điền; xã Quảng Vinh, xã Quảng Ngạn huyện Quảng Điền; xã Phú Mậu huyện Phú Vang,..được UBND tỉnh khen thưởng.
Theo ông Phan Mậu Dưỡng, Trưởng phòng DS-KHHGĐ thuộc Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền cho biết, huyện Quảng Điền có 8/11 xã, thị trấn thuộc Đề án 52. Trong hơn 10 năm thực hiện Đề án, nhận thức của người dân về công tác DS-KHHGĐ được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ sinh con thứ 3 của huyện giảm từ 22,8% năm 2009 đến nay còn 16%. Một số đơn vị triển khai tốt như xã Quảng Ngạn năm 2009 tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 20,8% năm 2019 giảm xuống còn 13,3%; xã Quảng Lợi năm 2019 tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở mức 23,7% năm 2019 xuống còn 15,1%...
Chị Phạm Thị Thanh Lan, chuyên trách DS-KHHGĐ xã Phú Gia (sát nhập 2 xã Vinh Thái và Vinh Phú) chia sẻ: Xã Vinh Thái trước đây là địa bàn vùng ven biển, đầm phá, người dân muốn có đông con để có nhiều lao động tạo thêm thu nhập cho gia đình. Từ khi triển khai Đề án 52, công tác dân số của xã có kết quả thay đổi rõ rệt, năm 2010 tỷ lệ sinh con thứ 3 của xã ở mức cao 25,71% đến năm 2019 giảm còn 13%.
Đánh giá về việc thực hiện Đề án 52, ông Phan Đăng Tâm, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác DS-KHHGĐ địa bàn của Đề án 52 cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng dân số thông qua hoạt động sàng lọc trước sinh và sơ sinh; tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân cho vị thành niên, thanh niên nhằm tạo ra một thế hệ công dân biển khỏe mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại vùng đầm phá ven biển của tỉnh.
Trong thời gian tới, để tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác DS-KHHGĐ ở vùng ven biển, đầm phá, vạn đò, cửa sông, ngành Dân số Thừa Thiên Huế xác định cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; nâng cao hiệu quả các hoạt động tuyên truyền giáo dục phù hợp với địa bàn. Đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Triển khai đồng bộ các hoạt động nâng cao chất lượng dân số,... nhằm thực hiện thành công Nghị quyết số 21-NQ/TW và Chương trình hành động của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về công tác dân số trong tình hình mới.
Đức Hy - Nguyễn Hà

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 19 giờ trướcGĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNgày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcVăn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTrong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcU xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.