Thừa Thiên Huế: Nắng nóng, tôm nuôi chết hàng loạt
GiadinhNet - Đầu tư hàng chục triệu đồng vào hồ nuôi tôm, nhưng nhiều hộ dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế đang phải rơi vào tình cảnh lao đao trước thực trạng tôm nuôi chết hàng loạt, do dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Bán tháo tôm non với giá bèo
Tỉnh Thừa Thừa Huế là một trong những địa phương có diện tích hồ nuôi tôm lớn tại khu vực miền Trung. Phần lớn diện tích các hồ nuôi tôm này tập trung ở vùng phá Tam Giang và các huyện như Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền... Nuôi tôm là một hướng đi tích cực giúp nhiều hộ dân phát triển kinh tế, thế nhưng năm nay hàng trăm hộ dân tại đây lại đứng trước nguy cơ thua lỗ, thậm chí là trắng tay vì tôm chết hàng loạt.
Có mặt tại huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế), theo ghi nhận của PV Báo GĐ&XH, từ những ngày đầu tháng 5 đến nay người dân cùng chính quyền địa phương đang phải căng mình tìm cách khắc phục và hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại của thực trạng tôm nuôi lần lượt chết hàng loạt.
Đầu tư hơn 40 vạn con tôm giống cho diện tích 3ha ao hồ, nhưng từ tháng 5 đến nay số tôm nuôi của gia đình ông Cao Văn Chậm, một hộ nuôi tôm trú tại thôn Tân Lập, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, đã bắt đầu chết hàng loạt. Theo ước tính ban đầu, vụ tôm năm nay gia đình ông phải chịu thiệt hại trên 110 triệu đồng cho tiền giống và chăn nuôi.
“Trước khi tôm trong hồ nhà tôi bị chết, hiện tượng này đã xuất hiện ở một số hộ lân cận. Từ lúc mới phát hiện cho đến khi tôm nuôi chết trắng ao hồ chỉ diễn ra trong một vài ngày. Phần đông hồ nuôi tôm của các hộ dân xen ghép với nuôi cua, cá nước lợ nên chúng cũng bị chết theo”, ông Cao Văn Chậm buồn bã chia sẻ.
Cũng giống như thị trấn Sịa, các xã Quảng Công, Quảng An, tình trạng tôm nuôi xen ghép cá, cua cũng chết trên hàng chục ha ao hồ nuôi. Để đối phó với thực trạng này, nhiều hộ nuôi tôm tại huyện Quảng Điền cũng như các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang phải chọn giải pháp bán đổ, bán tháo tôm non để thu hồi vốn. Được biết ngoài chi phí giống, thức ăn, tiền thuê hồ từ 15-20 triệu/hồ vậy nên số tiền thu lại từ giải pháp này cũng chẳng được bao nhiêu so với số vốn bỏ ra ban đầu. Thua lỗ từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng trên mỗi hộ, một số hộ còn có nguy cơ trắng tay. Rất nhiều hộ nuôi tôm tại Thừa Thiên Huế đang rơi vào tình trạng lao đao, điêu đứng.
Cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo
Theo nhiều hộ dân sinh sống tại huyện Quảng Điền, tôm năm nào cũng có chết nhưng việc tôm chết hàng loạt, chết nhiều do dịch bệnh như năm nay là hiện tượng lần đầu tiên xuất hiện trong vòng 15 năm qua. Ông Nguyễn Đình Châu, Phó chủ tịch UBND thị trấn Sịa cho hay: “Địa phương hiện có trên 100 ao hồ nuôi tôm trên 50ha diện tích. Tính đến nay đã có 70/100 hồ bị dịch bệnh. Số còn lại cũng đang trong tình trạng ngắc ngoải vì có dấu hiệu của dịch bệnh. Năm nay, hầu như hộ nuôi tôm nào cũng thua lỗ’.
Ông Châu cũng cho biết thêm, thời tiết nắng nóng kéo dài trong những ngày qua có thể là nguyên nhân khiến tôm nuôi bị dịch bệnh đốm trắng và chết nhiều. Ngoài yếu tố dịch bệnh, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản chưa đảm bảo, ao lắng nước trên đầm phá chưa có, đường dẫn nước thải chưa an toàn cũng ảnh hưởng đến việc nuôi tôm.
Về chất lượng nguồn nước nuôi trồng, trao đổi với PV Báo GĐ&XH, bà Trần Thị Thanh Nhã, Phó phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền cho hay, trong những lần quan trắc môi trường nước thì nồng độ PH có vượt hơn so với mọi năm, đây có thể là một trong số các nguyên nhân làm tôm chết.
“Dịch bệnh tôm nuôi thời điểm này qua kiểm tra chủ yếu là bệnh đốm trắng và môi trường do thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa. Nguyên nhân, tại vùng nuôi một số địa phương các hộ dân nuôi tôm chủ quan khi đưa nước vào ao không qua ao lắng, xử lý làm các chỉ tiêu, nguồn nước thay đổi đột ngột, gây “sốc” đối với các đối tượng thủy sản”, bà Nhã cho biết.
Để khắc phục tình trạng nói trên, hiện tại Chi cục Nuôi trồng thủy sản – Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cấp 15 tấn Cloramin để địa phương xử lý ao hồ, khuyến cáo thận trọng khi đưa nước vào hồ.
Hiện tại, Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung phối hợp với người dân để phòng chống và ngăn ngừa dịch bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời. Để có được hiệu quả lâu dài, các địa phương cần phối hợp với người dân đầu tư hơn nữa trong quá trình xây dựng và đảm bảo môi trường, điều kiện chăn nuôi.
Tại khu vực thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền tính đến hiện tại đã có trên 80% trong tổng số diện tích ao hồ nuôi tôm bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh, phần lớn số ao hồ nuôi tôm xen ghép với cua, cá của các hộ dân đang bị bỏ trống.
Lê Chung/Báo Gia đình & Xã hội
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 9 phút trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 39 phút trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 2 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 2 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 2 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 3 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 4 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.