Tiền xu đã biến đi đâu?
GiadinhNet - Sau một thời gian bị “phân biệt đối xử” vì sự bất tiện, vì giá trị thanh khoản, vì thẩm mỹ… những đồng tiền xu đã lặng lẽ biến mất khỏi thị trường một cách khó hiểu. Không biết khối lượng tiền xu khổng lồ đã đi đâu?

Long đong “án tử”
Chỉ sau thời gian ngắn “chào đời”, tiền xu được sử dụng như một món quà, một dạng tiền trao nhau làm kỷ niệm, đồ chơi, một dạng tiền tệ lạ rồi nhanh chóng bị “phân biệt đối xử”. Không một quy định, quy ước nào được đưa ra nhưng các hoạt động mua bán trên thị trường đều cho thấy, người ta từ chối việc nhận tiền xu.
Có rất nhiều cách để giải thích vì sao tiền xu Việt Nam không còn tồn tại trên thị trường. Chị Nguyễn Thị Lê (khu đô thị Mỹ Đình II, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng: “Tôi thấy quá nhiều sự khác biệt dẫn đến tiền xu ở Việt Nam biến mất trên thị trường. Thứ nhất là, có những đồng tiền xu mệnh giá quá thấp. Thứ hai là, tiền xu chất lượng kém, nhanh bị oxy hoá, khi cầm tiền xu để lại mùi rất khó chịu, màu lại xỉn trông rất xấu. Thứ ba là, tại Việt Nam không có các máy bán hàng tự động để dùng loại tiền này. Thứ tư là, tiền xu để trong túi khi va chạm phát ra tiếng kêu không vui tai, dễ bị đánh mất và khó tìm kiếm. Thứ năm là, trọng lượng tiền xu nặng, không tiện cất giữ...”.
Còn chị Hoàng Thị Bích Thủy (phố Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội) thì khẳng định: “Ngay từ khi tiền xu mới ra đời, tôi đã dặn mọi người trong nhà là không mang tiền xu về nhà vì sợ nguy hiểm. Các con tôi đều nhỏ, chỉ sợ các cháu chơi tiền xu rồi cho vào miệng thì nguy to. Cầm tiền giấy vừa nhẹ, vừa tiện lợi, dễ cất. Tiền xu tồn tại được ở nước ngoài vì chất liệu tốt, không có mùi kim loại, hơn nữa họ khuyến khích sử dụng tiền xu vì có hệ thống bán hàng tự động rất tiện lợi…”.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Hữu Lâm cho rằng, tiền xu vẫn còn nguyên giá trị lưu hành như những đồng tiền giấy. Tuy nhiên ngay từ khi ra đời, tiền xu đã không phát huy được thế mạnh của mình, bị “phân biệt đối xử” nên nhanh chóng biến mất khỏi thị trường. Theo ông Lâm, thế mạnh của tiền xu là bán hàng tự động, không cần người đứng bán vẫn có thể thu lời, tiết kiệm nhân công, tiện lợi cho khách hàng. Thế nhưng ở Việt Nam gần như không có hệ thống bán hàng tự động nên nhiều người nói tiền xu “mang án tử hình” ngay từ khi mới ra đời là đúng. Chưa kể, việc cho ra đời cả những đồng xu mệnh giá quá nhỏ không thể mua được bất cứ món đồ gì, vô tình lại gây lãng phí rất lớn.
Tiền xu bị từ chối ở mọi nơi
Để kiểm chứng, PV Báo GĐ&XH đã mang 30.000 đồng tiền xu đi mua hàng nhưng nơi nào cũng từ chối thanh toán. Người bán hàng yêu cầu phải thanh toán bằng tiền giấy hoặc tiền polymer. Nơi nào chúng tôi cũng được nghe một câu quen thuộc là: “Bây giờ không xài tiền xu nữa”. “Em có thấy thông tin nào từ ngân hàng nói vậy đâu?”. “Không ai nói nhưng bây giờ chị cầm tiền xu đến đâu người ta cũng không nhận”…
Trên thị trường tự do, tiền xu cũng bị “kỳ thị”. Trong vai khách hàng đi mua một chai nước giải khát trị giá 10.000 đồng, chúng tôi đưa cho chị bán hàng 2 đồng tiền xu mệnh giá 5.000 đồng, chị bán hàng cười ngặt ngẽo: “Mới ở nước ngoài về à em? Giờ ai dùng tiền xu nữa”. “Nó vẫn có giá trị sử dụng mà chị”. “Đó là chuyện của nhà nước thôi, còn ở đây chị không dùng em nhé. Mà em đi đâu cũng vậy thôi, chả ai dùng tiền xu nữa”.
Không chỉ chợ dân sinh, ngay tại quầy thanh toán một siêu thị ở Hà Nội, nhân viên thu ngân cũng từ chối nhận thanh toán số tiền xu mà chúng tôi đưa ra. Nhân viên thu ngân này cho biết: “Hệ thống thanh toán đã không còn chấp nhận thanh toán bằng tiền kim loại, kể cả việc thu vào hay trả tiền thừa cho khách. Nếu thừa ít, từ 500 - 1.000 đồng mà không có tiền giấy lẻ, bọn em sẽ đề nghị khách hàng nhận kẹo lẻ”.
Tại một trung tâm thương mại, khi chúng tôi trả tiền gửi xe bằng tiền xu, người giữ xe lập tức từ chối. “Không có tiền lẻ thì đưa tiền chẵn tôi cũng đổi để trả lại chứ không cầm xu. Cầm tiền xu thà tặng luôn để nhớ nhau”, người giữ xe nói.
Bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Công ty CP Nhất Nam, đơn vị sở hữu hệ thống siêu thị Fivimart thì cho hay: “Hiện nay hầu như không còn thấy khách hàng dùng tiền xu để thanh toán. Hơn nữa, các mệnh giá 500 đồng, 1.000 đồng, 5.000 đồng của tiền xu ít còn giá trị hỗ trợ thanh toán, bởi đồng tiền giờ mất giá. Nếu tiền xu được sử dụng trong các dịch vụ như máy trả tiền điện thoại, máy mua vé xe buýt tự động... thì nó vẫn sẽ được sử dụng bình thường”.
Bàn về giải pháp với những đồng tiền xu ít ỏi còn lại trên thị trường, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, các ngân hàng cần vào cuộc và phải có kế hoạch chấp nhận thu hồi loại tiền này nhằm hút chúng ra khỏi thị trường. Nếu không thu hồi thì Ngân hàng Nhà nước nên nâng giá trị của tiền xu để người dân năng trao đổi và coi nó là phương tiện thanh toán. Và điều quan trọng là, phải cho tiền xu có chỗ để sử dụng như phát triển hệ thống bán hàng tự động tại các nơi công cộng.
“Các đơn vị sản xuất ví cũng chỉ thiết kế đựng tiền giấy, thẻ ATM, chứ không phải đựng tiền xu nên cầm tiền xu rất dễ bị mất. Tiền nào cũng là tiền, nhưng mình đem thanh toán mà bị thiên hạ từ chối thì cầm loại đồng tiền đấy chẳng có giá trị gì cả. Bây giờ chỉ có hệ thống ngân hàng buộc phải nhận giao dịch bằng tiền xu, còn lại chẳng nơi nào thừa nhận đồng xu nữa”.
Bà Lê Thị Hòa, phố Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Mai Hạnh

Công an nhận định ban đầu nguyên nhân gây ra vụ cháy nhà làm 4 người tử vong
Thời sự - 14 phút trướcCơ quan công an vừa đưa ra nhận định ban đầu về nguyên nhân gây ra vụ cháy nhà làm 4 người tử vong ở TP Mỹ Tho, Tiền Giang - là do sự cố chập điện gần vị trí cầu thang lên gác.

Bắt 8 đối tượng chạy xe rượt đuổi, dùng vỏ chai bia đánh người
Pháp luật - 58 phút trướcGĐXH - 8 đối tượng ở Huế đi xe máy rượt đuổi 2 nam thanh niên, sau đó dùng vỏ chai bia đánh vào đầu khiến một người bị thương hiện đang điều trị tại bệnh viện.

Hà Nội đề nghị kiểm tra, đưa ra phương án xử lý các trụ sở bỏ hoang hàng chục năm ở Hà Đông
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi các cơ quan trung ương liên quan, đề nghị rà soát và có phương án xử lý 3 trụ sở nhà nước bị bỏ hoang nhiều năm tại phố Tô Hiệu (phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông), tránh gây lãng phí tài sản công.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2025 mới nhất cho học sinh Hà Nội
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và Ngày Quốc tế Lao động (1/5), học sinh sẽ được nghỉ lễ kéo dài 5 ngày liên tục.

Gió mùa Đông Bắc tràn xuống, thời tiết miền Bắc thay đổi ra sao?
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, từ chiều tối và tối 12/4, không khí lạnh tràn về, nhiều khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ bắt đầu có mưa lớn kèm dông mạnh, nhiệt độ giảm sâu.

Thanh niên tử vong cạnh xe máy trên quốc lộ
Xã hội - 5 giờ trướcGĐXH - Trong lúc đi làm đồng, người dân Hà Tĩnh phát hiện một thanh niên tử vong bên cạnh chiếc xe máy trên quốc lộ 8A.

Ngày sinh Âm lịch của người có cuộc đời thuận buồm xuôi gió, tài lộc từ đó mà hanh thông
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Những người sinh vào ngày Âm lịch này là người có phúc khí, ít gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu đánh ở Quảng Nam: Tình tiết giúp gia đình phát hiện con bị đánh
Giáo dục - 6 giờ trướcGĐXH - Phụ huynh cháu bé 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành ở Quảng Nam đã viết đơn gửi cơ quan công an yêu cầu điều tra, trừng trị nghiêm minh bảo mẫu đã đánh đập trẻ một cách dã man.

Xót xa cảnh em bé 20 tháng tuổi bị bảo mẫu hành hạ dã man tại cơ sở mầm non tư thục
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ vụ bảo mẫu có hành vi xách ngược chân, đánh đập dã man trẻ 20 tháng tuổi tại một cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn.

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay
Đời sống - 9 giờ trướcNhận được cuộc gọi từ số lạ xưng nhân viên an ninh hàng không, nam hành khách mới hốt hoảng phát hiện quên chiếc ví chứa 8.000 USD. Anh tức tốc quay xe trở lại sân bay Nội Bài.

Thông tin mới nhất về đợt không khí lạnh gây mưa rét ở Bắc Bộ và Trung Bộ
Đời sốngGĐXH - Ngày 11/4, bộ phận không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam và sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.