Tin sáng 13/2: Liệu đã đến lúc Việt Nam xem COVID-19 là bệnh thông thường?; nhiều F0 tự làm "chuột bạch" cho thuốc lậu
GiadinhNet - Trước thực tế tỷ lệ bao phủ vaccine COVID-19 tại Việt Nam cao, tỷ lệ tử vong được kiểm soát ở mức thấp, đã đến lúc xem "COVID-19 là bệnh thông thường?"... Nếu bạn chỉ nghe người ta quảng cáo truyền miệng về các loại thuốc xách tay chữa COVID-19 đã uống thuốc luôn là rất nguy hiểm.
Liệu đã đến lúc Việt Nam xem COVID-19 là bệnh thông thường?
Trao đổi với Dân trí về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nhận định, ở thời điểm hiện tại vẫn chưa nên đưa COVID-19 ra khỏi danh sách bệnh truyền nhiễm nhóm A và coi nó như một bệnh truyền nhiễm thông thường.
Theo ông, thông thường với các bệnh truyền nhiễm, để có thể đưa ra khỏi nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm A, cần căn cứ vào nhiều yếu tố như: Khả năng miễn dịch cộng đồng (gồm miễn dịch tự nhiên và độ bao phủ vaccine), tỷ lệ ca tử vong, khả năng đáp ứng y tế và đặc biệt vấn đề tác động nghiêm trọng và nguy hiểm tới sức khỏe và đời sống xã hội…
Trên thực tế hiện nay nếu đưa COVID-19 trở về bệnh truyền nhiễm thông thường, dịch bệnh vẫn sẽ tiếp tục lây nhiễm, vẫn có ca chuyển biến nặng, ca tử vong và trực tiếp gây áp lực lên hệ thống y tế. Đặc biệt hiệu quả phòng bệnh của vaccine phòng COVID-19 ở mức nhất định chưa bao phủ đồng đều trên thế giới, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu…Tổ chức Y tế thế giới vẫn chưa công bố COVID-19 là bệnh đặc hữu.
"Ở thời điểm hiện tại, COVID-19 vẫn có nguy cơ gây quá tải hệ thống y tế. Do đó, theo tôi vẫn chưa thể xem đây là bệnh truyền nhiễm thông thường", PGS.TS Phu khẳng định.
PGS.TS Nguyễn Đắc Phu cho hay, việc các quốc gia lựa chọn biện pháp ứng phó với COVID-19 không chỉ phụ thuộc vào vấn đề y tế mà còn có nhiều yếu tố khác như kinh tế, an sinh, xã hội.
"Cần đánh giá giữa lợi ích và rủi ro, y tế chỉ là một phần trong đó. Một số quốc gia có thể vì áp lực kinh tế nên tiến hành "nới lỏng" và mở cửa. Tuy nhiên, các quốc gia khác đặt vấn đề phòng chống dịch bệnh lên cao hơn thì vẫn áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch chặt chẽ", ông Phu phân tích.
Tại Việt Nam đã có sự thay đổi lớn từ chiến lược "Zero COVID-19" sang "Thích ứng COVID-19". Do đó, có thể thấy trong thời gian vừa qua, chúng ta đang trong lộ trình "nới lỏng" dần các biện pháp chống dịch để phù hợp hơn với tình hình mới, góp phần tạo điều kiện phục hồi kinh tế.
Cũng theo chuyên gia này, đến thời điểm COVID-19 không còn nguy cơ gây quá tải hệ thống y tế. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 được khống chế việc tác động ở ngưỡng tương tự các bệnh truyền nhiễm khác, có thể cân nhắc xem nó như bệnh truyền nhiễm thông thường.
Lúc này, chúng ta có thể thay đổi các giải pháp trong Chiến lược "Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly - Khoanh vùng - Dập dịch và điều trị hiệu quả". Ví dụ như có thể không tiến hành các biện pháp xét nghiệm giám sát tất cả các trường hợp nghi nhiễm như hiện nay. Thay vào đó, chỉ giám sát trọng điểm hoặc xét nghiệm ca bệnh phục vụ cho điều trị, không thực hiện cách ly nghiêm ngặt, đặc biệt là áp dụng cách phong tỏa như hiện nay…
Nhiều F0 tự làm "chuột bạch" cho thuốc lậu
Anh Nguyễn Tiến Lâm – 41 tuổi, Hà Nội vừa phát hiện mình là F0 anh đã nhanh chóng gọi cho em gái bán hàng xách tay mua cho anh 1 loạt các thuốc trị COVID-19 của Nga. Sau uống thuốc 5 ngày anh Lâm thấy mình chỉ còn ho sốt, test hai lần vẫn dương tính. Đến ngày thứ 6 âm tính nhưng còn đau họng, ho.
Khi thấy thuốc chưa dứt hẳn, anh Lâm đã tự đi ra ngoài mua thêm thuốc, bị dính mưa, về nhà anh tiếp tục sốt lại và người mỏi nhừ như cảm cúm.
Anh Lâm chia sẻ, các thuốc mà anh uống không có toa nên anh cũng không rõ nó là thuốc gì chỉ biết em gái đưa cho 2, 3 loại không có thông tin của thuốc ngoài công dụng nghe nói chữa COVID-19.
Hay như một trường hợp khác anh N.V.V (sinh năm 1990, tại Hà Nội) mắc COVID-19, anh đã chi 1 đống tiền mua thuốc của Nga, uống ngay thuốc đặc trị khi mới dương tính và kết quả sau 7 ngày sau suy hô hấp phải nhập viện thở HFNC. Các bác sĩ cho rằng COVID-19 không đáng sợ, đáng sợ nhất là hoảng loạn vì COVID mà uống thuốc lung tung.
Theo BS Nguyễn Tiến Phúc (Hải Phòng), nếu bạn chỉ nghe người ta quảng cáo truyền miệng về các loại thuốc xách tay chữa COVID-19 đã uống thuốc luôn là rất nguy hiểm. Khi bạn uống thuốc gì tối thiểu bạn cũng phải đọc được hướng dẫn về nó bằng tiếng Việt.
5 giai đoạn tập luyện để hồi phục thể lực hậu COVID-19
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mắc COVID-19 một thời gian dài có thể làm giảm sức mạnh và độ dẻo dai của cơ bắp một cách đáng kể.
Sau khi F0 đã khỏi bệnh, việc tập thể dục sẽ giúp cải thiện độ mạnh và độ dẻo dai của các cơ. Tuy nhiên, tập thể dục cần đảm bảo an toàn và cần được theo dõi cùng với các triệu chứng khác.
Đôi khi bệnh nhân sẽ có cảm giác rất mệt hoặc các triệu chứng khác như kiểu "kiệt sức" hoặc "mệt lả" sau khi gắng sức dù rất ít. Khoa học gọi chứng này là "mệt mỏi sau gắng sức" (viết tắt là PEM). Triệu chứng này thường sẽ xuất hiện sau khoảng vài giờ hoặc vài ngày, sau khi gắng sức về cả thể chất và tinh thần. Thông thường sẽ cần khoảng từ 24 giờ trở lên để phục hồi cơ thể, từ năng lượng, độ tập trung, giấc ngủ, trí nhớ. Quá trình phục hồi cơ thể này sẽ gây ra tình trạng đau nhức cơ/khớp và các triệu chứng như là cúm.
Hậu COVID-19, thai phụ gặp phải những nguy cơ nào?
Theo PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW , tâm lý thai phụ khi bị COVID-19 thường hoang mang, lo lắng, bởi nhiều người lo ngại COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mà đến cả em bé đang ở trong bụng.
Trước thực trạng Hà Nội và nhiều tỉnh thành gia tăng nhanh các ca mắc COVID-19, kéo theo sự gia tăng mắc COVID-19 ở các thai phụ, PGS.TS Trần Danh Cường khuyến cáo mọi người bình tĩnh, không nên quá sợ hãi.
Các thai phụ F0 đều được theo dõi triệu chứng lâm sàng, tuổi thai, tình trạng thai nhi một cách chủ động để xử trí an toàn, đúng thời điểm nhất.
Đồng Nai: Điều kiện không phải xét nghiệm COVID-19 trong dạy và học trực tiếp
Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai vừa có công văn hướng dẫn những cán bộ, giáo viên và học sinh đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID- 19 ít nhất 14 ngày và trong vòng 12 tháng hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng thì không phải xét nghiệm trước khi đi dạy học và học trực tiếp vào ngày 14/ 2 tới.
Theo đó, văn bản cũng hướng dẫn, ngoại trừ các điều kiện nêu trên, trước khi dạy và học trực tiếp, tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh phải thực hiện xét nghiệm COVID-19 và có kết quả âm tính trong vòng 72 giờ, tính từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm. Trường hợp xét nghiệm dương tính với COVID-19 thì tiến hành cách ly, điều trị theo quy định. Những trường hợp đã điều trị khỏi bệnh thì phải có xác nhận của cơ sở thu dung điều trị, hoặc Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã, phường, thị trấn (với trường hợp cách ly ở nhà).
Trước khi tổ chức cho toàn bộ học sinh, sinh viên học trực tiếp, tỉnh Đồng Nai đã thí điểm tổ chức dạy học trực tiếp với 250 trường có một số khối học tham gia. Hầu hết các trường triển khai thí điểm dạy học trực tiếp đều đảm bảo dạy liên tục, không có trường hợp nào phải dừng dạy học trực tiếp, do không phát sinh ổ dịch.
Vì sao quán ăn, nhà hàng ở TP Vinh nơi bán mang về, nơi tại chỗ?
Ngày 12/2, nhiều người dân và du khách khi đến một số phường ở TP Vinh (Nghệ An) để tìm quán ăn, nhà hàng thì nhận được thông báo "Tạm đóng cửa phòng dịch. Chỉ bán mang về". Tuy nhiên, khi sang phường bên cạnh, cách địa giới hành chính chỉ một con đường thì hoạt động kinh doanh, dịch vụ ăn uống phục vụ tại chỗ lại diễn ra tấp nập.
Quy định mới này được các chính quyền địa phương yêu cầu các chủ kinh doanh chấp hành do khu vực này trở thành vùng dịch cấp độ 4, tương đương với vùng đỏ.
Anh Nguyễn Minh Tuấn - chủ một quán ăn sáng trên đường Lê Mao, phường Vinh Tân, TP Vinh - cho biết, sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 quán vừa mở lại được ít ngày thì nhận được thông báo từ UBND phường về việc ngừng phục vụ khách tại chỗ, chỉ được bán mang về.
"Sáng nay tôi đi qua quán ăn sáng, uống cà phê nhưng thấy họ chỉ cho bán mang về. Chẳng lẽ thêm một lần nữa các tiểu thương sẽ gặp khó khăn trong khi độ phủ vắc xin đã tăng cao? Nếu chính quyền cấm thì người dân ở "vùng đỏ" sẽ qua "vùng xanh", như vậy biện pháp trên có hiệu quả hay không?", ông Trần Dũng - người dân phường Trường Thi - băn khoăn.
Ngoài yêu cầu các nhà hàng kinh doanh ăn uống chỉ được bán mang về, UBND phường Vinh Tân cũng yêu cầu dừng hoạt động cắt tóc, gội đầu, làm đẹp, karaoke, rạp chiếu phim, các hoạt động thể dục thể thao; giảm 50% người làm việc tại cơ quan, công sở.
Dự báo ca COVID-19 TP HCM tăng, bệnh nặng và tử vong giảm
Số ca bệnh nặng và số tử vong tiếp tục giảm sâu nhưng số ca mắc mới tại TP HCM đang có xu hướng tăng nhẹ sau nghỉ Tết và được Sở Y tế dự báo tiếp tục tăng.
Dịp Tết, TP HCM ghi nhận số ca COVID-19 giảm mạnh, từ vài trăm xuống còn vài chục ca mỗi ngày. Tuy nhiên, từ mùng 5 Tết đến nay, số ca nhiễm tăng nhẹ trở lại, đến ngày 11 lên 260 trường hợp. Khi cao điểm hồi tháng 7 đến tháng 9/2021, thành phố ghi nhận khoảng 6.000-7.000 trường hợp mỗi ngày, có hôm hơn 8.000 ca mắc mới.
Một tháng qua, số ca tử vong tại thành phố giảm dần, ở mức dưới 20 người mỗi ngày. Gần đây, thành phố chỉ ghi nhận 2-3 trường hợp tử vong, có ngày cả 3 ca tử vong đều là bệnh nhân từ nơi khác chuyển đến. Số ca bệnh nặng cũng đang giảm mạnh. Các bệnh viện đang điều trị hơn 600 bệnh nhân, trong đó 88 bệnh nhân nặng đang thở máy, 13 bệnh nhân can thiệp ECMO. Cao điểm cách đây hơn 5 tháng, số F0 điều trị trong viện lên đến hơn 40.000, trong đó khoảng 2.800 ca thở máy, ECMO.
Học sinh cần làm gì để phòng, chống COVID-19 khi trở lại trường học trực tiếp?
Cụ thể, học sinh cần: Thường xuyên vệ sinh miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm cơ thể; tăng cường tập thể dục; ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ đầy đủ dinh dưỡng; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi chơi, đi học về nhà, sau khi tiếp xúc với vật nuôi, khi tay bẩn...
Phải che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hoặc khăn tay hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp); vứt bỏ khăn, giấy lau mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay. Không đưa tay lên mắt, mũi miệng. Học sinh không khạc, nhổ bừa bãi...
Đồng thời, tự theo dõi sức khỏe bằng cách: Đối với học sinh cấp THCS trở lên, tự đo thân nhiệt; đối với học sinh mầm non, tiểu học phụ huynh hỗ trợ kiểm tra thân nhiệt cho con. Nếu có sốt, ho, khó thở thì báo ngay cho nhà trường (Giáo viên chủ nhiệm, nhân viên y tế nhà trường), nghỉ học ở nhà để theo dõi sức khỏe và đeo khẩu trang, đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho, khó thở.
Học sinh đăng ký tiêm vaccine phòng chống COVID-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
4 bước cha mẹ cần làm ngay khi phát hiện trẻ là F0
Ngay khi phát hiện con là F0, cha mẹ cần bình tĩnh và thực hiện lần lượt 4 bước sau:
Báo ngay cho y tế địa phương
Cần thông báo cho y tế địa phương về thời gian test nhanh hoặc PCR dương tính để xác định con đã mắc COVID-19 ngày thứ mấy (tốt nhất nên chụp lại kết quả test ); nguồn lây của bé, những ai là F1 để tiến hành cách ly và đưa hướng giải quyết.
Đo chỉ số SPO2, đo nhiệt độ đo hõm nách con trong 5 phút. Bên cạnh đó, đo tần số thở của trẻ theo cách: Lúc trẻ nằm yên lặng, không quấy khóc, mẹ có thể ôm con vào trong lòng, sau đó vén áo trẻ lên quá phần ngực, quan sát vị trí bụng và ngực con. Bắt đầu đếm trong vòng 1 phút, mỗi lần con hít và thở ra là một nhịp, thực hiện đếm lại khoảng 3 lần. Quan sát các triệu chứng của bé như: ăn uống, bú, đi ngoài, giấc ngủ, có tỉnh táo hay không, chơi ngoan không.
Kết nối với bác sĩ để xin hỗ trợ
Bác sĩ Cường cho biết, diễn tiến bệnh ở trẻ em thường nhanh, triệu chứng COVID-19 có thể bị chồng lấp bởi các bệnh thông thường nên phụ huynh cần theo dõi, quan sát kịp thời và nhờ bác sĩ tư vấn, đánh giá. Bên cạnh đó, các bé dưới 1 tuổi không nói được nên có nhiều triệu chứng khó phát hiện, rất cần sự hỗ trợ chuyên môn của bác sĩ.
Chuẩn bị các thuốc, đồ dùng cho con
Nếu bé điều trị tại nhà, cha mẹ cần mua thuốc hạ sốt dạng bột, siro, viên đạn đút hậu môn tùy tuổi của con; mua thêm Orezol vị hoa quả cho dễ uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Bổ sung các loại thảo dược như tía tô, hành, gừng tươi, xả,…
Nếu bé có chỉ định vào viện, cần chuẩn bị quần áo, đồ vệ sinh cá nhân đảm bảo trong 10-14 ngày, các nhóm thuốc điều trị triệu chứng, khẩu trang, nước sát khuẩn tay nhanh và bảo hiểm y tế, giấy giới thiệu của CDC địa phương hoặc trạm y tế. Bác sĩ Cường lưu ý, tránh mua thuốc không rõ nguồn gốc để sử dụng cho trẻ.
Bình tĩnh, tỉnh táo để chiến đấu dài ngày cùng con
Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường, sau khi đã thông báo cho y tế địa phương, liên hệ với bác sĩ và chuẩn bị đầy đủ thuốc men, vật dụng cá nhân như hướng dẫn, cha mẹ cần giữ tinh thần lạc quan, bình tĩnh và tỉnh táo để đồng hành cùng bé.
Nghệ An cấm mua bán thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19
Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng rao bán thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 tràn lan, không rõ nguồn gốc xuất xứ với giá đắt đỏ. Trong khi theo quy định, thuốc này chỉ được cấp phát miễn phí cho các bệnh nhân mắc COVID-19.
Để kịp thời ngăn chặn tình trạng trên, Sở Y tế Nghệ An đã có công văn về việc không được kinh doanh thuốc Molnupiravir.
Theo Sở Y tế Nghệ An, Molnupiravir là thuốc đang thử nghiệm lâm sàng, chưa được cấp phép lưu hành, chỉ được dùng miễn phí cho các bệnh nhân COVID-19 tham gia chương trình nghiên cứu.
Việc mua bán, sử dụng sai mục đích đối với thuốc Molnupiravir là vi phạm pháp luật và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, giảm hiệu quả phòng, chống dịch COVID-19.
Bắc Ninh dừng tổ chức Hội Lim năm 2022
Hội Lim, lễ hội lớn nhất của miền quan họ Bắc Ninh năm 2022 sẽ tiếp tục dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Chủ tịch UBND huyện Tiên Du (Bắc Ninh) Nguyễn Đại Đồng cho biết, địa phương này tiếp tục tạm dừng tổ chức Hội Lim xuân Nhâm Dần 2022 để phòng chống dịch COVID-19.
Đây cũng là chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc tạm dừng các hoạt động văn hóa, lễ hội trên địa bàn tỉnh; xây dựng phương án chống dịch.
Hội Lim là lễ hội truyền thống của các làng quan họ để tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể đã được Unesco công nhận.
TP Móng Cái mở cửa dịch vụ karaoke, rạp chiếu phim
UBND TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành văn bản về việc thí điểm mở cửa hoạt động trở lại các dịch vụ phụ trợ phát triển du lịch đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.
Từ 12h ngày 16/2, thành phố sẽ thí điểm mở cửa hoạt động trở lại đối với các dịch vụ karaoke, bar, vũ trường, pub, phòng tập gym, yoga, dịch vụ internet, trò chơi điện tử công cộng, bi-a, rạp chiếu phim...
Nhiều tỉnh đang ghi nhận ca mắc COVID-19 mới tăng mạnh
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1
Thời sự - 47 phút trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra văn bản chỉ đạo nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 trong sự việc, xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 9 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 13 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.
Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
Gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống, miền Bắc sắp rét đậm, rét hại?
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết, vào ngày 25 và 27/11, bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.