Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cân nhắc tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi: Nếu không tính đến yếu tố hậu COVID-19 ở trẻ là rất nguy hiểm!

Thứ bảy, 08:26 12/02/2022 | Y tế

GiadinhNet - Nhiều người chủ quan cho rằng trẻ em mắc COVID -19 thường nhẹ, nhanh khỏi nhưng không lưu ý đến vấn đề hậu COVID-19. Điều này rất nguy hiểm.

'Hệ miễn dịch lai' - miễn dịch đặc biệt chống lại các biến thể theo cách nhìn của các nhà khoa học"Hệ miễn dịch lai" - miễn dịch đặc biệt chống lại các biến thể theo cách nhìn của các nhà khoa học

GiadinhNet - Người mắc COVID-19 khỏi bệnh được tiêm phòng sẽ có miễn dịch lai, đây là miễn dịch đặc biệt chống lại các biến thể.


Theo kết quả khảo sát trực tuyến đối với hơn 415.000 phụ huynh có con dưới 12 tuổi tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước về việc tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: 60,6% đồng ý tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ; 7,6% đồng ý nếu yêu cầu bắt buộc; 29,1% cân nhắc; chỉ có 1,9% phụ huynh không đồng ý; tỉ lệ không biết có nên tiêm hay không là 0,7%.

Thực tế, việc tiêm vắc xin hiện nay tại nhiều quốc gia vẫn dựa trên tinh thần tự nguyện. Cho biết đến nay, có rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã thực hiện tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi. Các đánh giá đều cho thấy vắc xin an toàn và không làm tăng các biến cố bất lợi sau tiêm chủng ở nhóm tuổi này.

Nên hay không tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi: Không cân nhắc đến yếu tố hậu COVID-19 ở trẻ là rất nguy hiểm! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Hậu COVID-19 ở trẻ có thực sự đáng sợ?

Theo các chuyên gia y tế, thực tế tỷ lệ trẻ em mắc COVID-19 chuyển biến nặng và tử vong rất thấp. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tỷ lệ trẻ dưới 17 tuổi mắc COVID-19 tử vong chỉ chiếm 0,34% (khoảng 130 trẻ) tổng số F0 tử vong ở nước ta. Ngoài ra, tỷ lệ phát hiện bệnh nặng sau khi mắc các triệu chứng hậu COVID-19 của nhóm này dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng sơ bộ cũng chiếm phần rất nhỏ.

Tuy nhiên, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, qua theo dõi trẻ em mắc COVID-19 cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu COVID-19, kể cả di chứng (được gọi là các di chứng cấp tính của COVID-19).

Thực tế qua quá trình khám hậu COVID-19 ở trẻ, các bác sĩ phát hiện tình trạng trẻ khi là F0 không triệu chứng hoặc thể nhẹ, nhưng sau khi khỏi bệnh, một số lại gặp các biểu hiện như: đau đầu, uể oải, mệt, đau cơ, tiêu chảy, đau khớp… Một số lại bị ảnh hưởng hoạt động thể lực, thể chất suy giảm, ho kéo dài, hồi hộp… Cá biệt, đã có những ca khi chuyển nặng phải thở máy, lọc máu, điều trị lâu dài, phải dùng kháng sinh liều cao, chi phí rất tốn kém…

Đáng nói, khi đang là F0 dương tính, các bé đều ở thể nhẹ nhưng khoảng 2-3 tuần sau khi âm tính, bé vào viện với nhiều triệu chứng hậu COVID-19, xét nghiệm cho thấy mắc bệnh ở tình trạng nặng mà người nhà không hề biết. Khi chụp chiếu, xét nghiệm, phát hiện bé đã tổn thương phổi, tim, thận, bị sốc tim, suy tim, viêm cơ tim...

Điển hình như bé T.N.K (6 tuổi, ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). 3 ngày trước khi vào viện bé sốt nhẹ, tiêu lỏng 2 lần/ngày. Nhập viện khi sốt cao, tiêu lỏng tới 5 lần/ngày, một ngày sau, bé mệt nhiều hơn, chi lạnh, môi tái, mạch nhanh, huyết áp chỉ còn 80/50, SpO2 90%.

Bé phải chuyển lên khoa Hồi sức tích cực chống độc và được chẩn đoán bị hội chứng viêm đa hệ thống liên quan COVID-19 ở trẻ em (MIS-C), sốc tim. Cùng ngày, bé phải đặt ống nội khí quản, thở máy, truyền vận mạch, sử dụng kháng sinh để điều trị.

Kết quả xét nghiệm COVID-19 của bé khi vào viện là âm tính nhưng 2 ngày sau, kết quả xét nghiệm nồng độ kháng thể IgG của cậu bé 6 tuổi rất cao kèm tiền sử gia đình của bé dương tính với COVID-19 khoảng 2 tuần trước đó.

Qua theo dõi, trẻ em mắc COVID-19 cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu COVID-19, kể cả di chứng (được gọi là các di chứng cấp tính của COVID-19)".

Nên hay không tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi: Không cân nhắc đến yếu tố hậu COVID-19 ở trẻ là rất nguy hiểm! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Tương tự, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) từng tiếp nhận bé trai 5 tuổi (ở huyện Củ Chi) nhập viện do khó thở, tím tái, suy hô hấp nặng kèm trụy tim mạch. Bé được chẩn đoán mắc MIS-C, gây ra sốc tim và viêm cơ tim. Do suy hô hấp nặng nên bé phải đặt nội khí quản thở máy.

Sau hơn 1 ngày điều trị, tình trạng tim mạch của bé cải thiện dần, bớt rối loạn nhịp… Kết quả xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 dương tính, xác nhận bé đã nhiễm COVID-19 trước đó. Qua 7 ngày hồi sức tích cực, bé được cai máy thở, giảm dần và ngưng thuốc vận mạch, tiếp tục được theo dõi.

Chia sẻ với PV, ThS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai – cho biết đến nay chưa có trường hợp nào tử vong. Tuy nhiên, kinh phí điều trị cho các bé rất tốn kém, lên đến hàng trăm triệu đồng do phải lọc máu, thở máy, sử dụng thuốc đắt tiền.

"Nhiều người chủ quan cho rằng trẻ em mắc COVID-19 bị nhẹ, nhanh khỏi và không lưu ý đến vấn đề hậu COVID-19. Điều này rất nguy hiểm " - ThS. BS Nguyễn Trọng Nghĩa.

Phản ứng sau tiêm ở trẻ có đáng lo ngại?

Theo BS Trương Hữu Khanh – nguyên trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, ở trẻ nhỏ khi mắc Covid-19 đa phần đều có triệu chứng nhẹ và sẽ tự khỏi. Nhưng đáng lo hơn cả là nhóm trẻ nguy cơ cao như béo phì, có bệnh lý nền, tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch. Việc theo dõi sau tiêm ở trẻ nhỏ cũng tương đối dễ dàng vì các phản ứng sau tiêm của trẻ đa phần nhẹ và sẽ tự hết.

Nhiều phụ huynh lo lắng về phản ứng viêm cơ tim ở trẻ khi tiêm vắc xin. BS Khanh cho biết những ghi nhận trẻ bị viêm cơ tim sau khi tiêm là do phản ứng viêm quá mạnh. Nguyên nhân gây viêm cơ tim chủ yếu là do virus gây ra chứ không phải do vắc xin.

Ngoài ra, viêm cơ tim cũng có thể liên quan tới kích ứng miễn dịch. Không phải chỉ mỗi vắc xin gây kích ứng miễn dịch mà virus cũng có thể gây ra.

BS Khanh cho rằng nguyên nhân viêm cơ tim có thể là do liều thuốc, vì vắc xin Covid-19 của Pfizer đóng liều 30 microgram cho người lớn và trẻ từ 12-17 tuổi. Khi tiêm cho trẻ 5-11 tuổi, liều thuốc chỉ còn 10 microgram. Do vậy, BS Khanh dự đoán trẻ 5-11 tuổi sẽ ít bị viêm cơ tim hơn vì liều ít hơn. 

Ngoài ra, trẻ từ 5 tới 11 tuổi đang trong thời kỳ phát triển ổn định nên các phản ứng đều không đáng lo – BS Khanh cho biết.

NSƯT Tiến Hợi qua đời vì ung thư phổi: 4 dấu hiệu dễ nhận biết nhất nhưng rất dễ bị bỏ quaNSƯT Tiến Hợi qua đời vì ung thư phổi: 4 dấu hiệu dễ nhận biết nhất nhưng rất dễ bị bỏ qua

GiadinhNet - Ung thư phổi thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Những biểu hiện phổ biến của bệnh như: ho kéo dài, khó thở, khò khè, khản tiếng, sụt cân... lại thường rất dễ bị bỏ qua.

Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!

Nhiều tỉnh đang ghi nhận ca mắc COVID-19 mới tăng mạnh

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 1 ngày trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 2 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 2 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 3 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 4 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top