Tọa đàm trực tuyến: "Công tác Dân số Việt Nam - Cơ hội và thách thức trong bối cảnh dân số toàn cầu đạt 8 tỷ người năm 2022"
GiadinhNet - Thế giới sắp chạm ngưỡng 8 tỷ người với 8 tỷ cơ hội và thách thức cần sự chung tay của cả nhân loại để hướng tới một tương lai bền vững. Trong bối cảnh ấy, công tác Dân số Việt Nam rất cần những sự đồng hành và hỗ trợ để tiếp tục tận dụng lợi thế của thành tựu, vượt qua những khó khăn, thách thức vì sự phát triển bền vững của đất nước.
Thế giới 8 tỷ người: Để hướng tới một tương lai bền vững cho tất cả mọi người cần khai thác cơ hội và đảm bảo quyền, lựa chọn cho tất cả mọi người" - Thông điệp trên là chủ đề do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc đưa ra nhân kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới năm nay 11/7/2022.
Năm 2011, dân số thế giới đạt 7 tỷ người. Năm nay, con số sẽ là 8 tỷ. Nhiều người sẽ ngạc nhiên về những tiến bộ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong y tế đã kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em; phát triển vắc-xin phòng ngừa bệnh dịch trong thời gian ngắn kỷ lục góp phần vào sự phát triển cả về chất và lượng của dân số. Tuy nhiên, công tác dân số trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam vẫn còn nhiều những quan ngại cần vượt qua.
Trong một thế giới lý tưởng, 8 tỷ người có nghĩa là 8 tỷ cơ hội cho một xã hội lành mạnh hơn, mọi người đều được phát triển, không ai bị bỏ lại phía sau. Để phấn đấu cho điều ấy, cần sự chung tay của toàn nhân loại. Cần đầu tư cho nhân lực và vật lực vì một xã hội hòa nhập, hiệu quả đảm bảo quyền con người và quyền sinh sản. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể giải quyết những thách thức to lớn mà hành tinh của chúng ta phải đối mặt.
Trong bối cảnh đó, với sự chung tay và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân và sự hỗ trợ quý báu của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cùng các tổ chức quốc tế và bạn bè trên thế giới, công tác dân số Việt Nam sẽ tiếp tục tận dụng lợi thế của những thành tựu, vượt qua những khó khăn, thách thức để nâng cao chất lượng dân số; góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Nhằm đưa đến một cái nhìn tổng thể hơn về công tác dân số trong bối cảnh này, Báo Sức khoẻ và Đời sống phối hợp Tổng cục Dân số - Bộ Y tế tổ chức chương trình tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Công tác Dân số Việt Nam - Cơ hội và thách thức trong bối cảnh dân số toàn cầu đạt 8 tỷ người năm 2022". Những người làm công tác dân số kỳ cựu, là lãnh đạo ngành Dân số, là chuyên gia gắn bó hàng chục năm với công tác tác này và chuyên gia trong lĩnh vực Dân số và Phát triển của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đã cùng nhau chia sẻ, phân tích, nhằm giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh hơn về vấn đề này.
Tọa đàm do Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khoẻ và Đời sống tổ chức, phát hành trên chuyên trang điện tử Giadinh.suckhoedoisong.vn. Trân trọng kính mời quý bạn đọc theo dõi tọa đàm!
Tọa đàm trực tuyến: "Công tác Dân số Việt Nam - Cơ hội và thách thức trong bối cảnh dân số toàn cầu đạt 8 tỷ người năm 2022"

Ý nghĩa Hội thi phụ nữ với công tác dân số ở huyện rẻo cao
Dân số và phát triển - 3 giờ trướcGĐXH - Hội thi góp phần nâng cao sự hiểu biết cho hội viên phụ nữ và nhân dân về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác dân số trong tình hình mới. Đồng thời, khẳng định vai trò, trách nhiệm, sự đóng góp của phụ nữ đối với gia đình và xã hội, cung cấp kiến thức, kỹ năng về CSSKSS - KHHGĐ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống…

Biến chứng nguy hiểm của sa sinh dục và các phương pháp điều trị
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcSa sinh dục không chỉ khiến người bệnh khó khăn trong việc đi lại, quan hệ tình dục mà còn khiến bệnh nhân bị viêm loét âm đạo, sảy thai, đẻ non, nhiễm trùng đường tiểu…

Suy giáp bẩm sinh có biến chứng gì?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo nghiên cứu, suy giáp bẩm sinh xuất hiện với tỉ lệ 1/3000 - 1/4000 trẻ, nghĩa là cứ 3000 - 4000 trẻ sinh ra mỗi năm thì có 1 trẻ bị suy giáp bẩm sinh. Vậy, suy giáp bẩm sinh có thể gây biến chứng gì?

Thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thế nào?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcKẽm là vi chất dinh dưỡng, lượng kẽm trong cơ thể khoảng 2 - 3g. Kẽm có đặc điểm không dự trữ trong cơ thể, có đời sống sinh học ngắn (12,5 ngày) trong các cơ quan nội tạng, nên dễ bị thiếu nếu khẩu phần ăn cung cấp không đủ.

Cảnh báo hệ lụy khôn lường từ việc mua bán trứng, tinh trùng tràn lan
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcTại một số địa phương đã xuất hiện những tình trạng không tuân thủ pháp luật như buôn bán tinh trùng, noãn, phôi; mang thai hộ vì mục đích thương mại... gây ra hệ lụy rất nguy hiểm.

Nguồn gốc thú vị của nước ối và tầm quan trọng của chất lỏng đặc biệt này khi mang thai
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcNước ối đánh dấu các giai đoạn phát triển quan trọng trong quá trình tăng trưởng của thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Không có nước ối, quá trình mang thai sẽ không thể duy trì được.

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu dễ gây sảy thai, đúng hay sai?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcQuan hệ tình dục là một hoạt động lành mạnh và tự nhiên trong mối quan hệ vợ - chồng. Nhiều người khuyên phụ nữ mang thai 3 tháng nên tạm ngừng 'chuyện ấy' vì không an toàn cho thai nhi. Điều này có đúng không?

Những nguyên nhân gây táo bón sau sinh và cách khắc phục
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTáo bón là hiện tượng phổ biến sau khi sinh xảy ra vì nhiều lý do. Nhiều phụ nữ bị táo bón khi mang thai và tình trạng này có thể tiếp tục sau khi sinh hoặc có thể xảy ra lần đầu tiên sau khi sinh. Hầu hết, táo bón sau sinh là tạm thời và dễ giải quyết.

8 cách phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcBệnh lây qua đường tình dục gặp cả ở nam và nữ, bất kể lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải. Có những căn bệnh lây qua đường tình dục hiện chưa có thuốc chữa. Áp dụng những cách sau để ngăn ngừa lây bệnh qua đường tình dục.

6 yếu tố không ngờ làm suy giảm lượng testosterone ở nam giới
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcThừa cân, điều trị rụng tóc và lối sống ít vận động là một trong những yếu tố có thể làm giảm mức testosterone. Nếu bạn lo lắng về mức testosterone thấp, hãy xem lại thói quen và cách sống hàng ngày của bạn.

Vì sao tuổi thọ của người Nhật ngày càng tăng?
Dân số và phát triểnTheo thống kê của WHO, tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84 tuổi và vẫn có xu hướng gia tăng mỗi năm.