Tôi 61 tuổi, con dâu ngang ngược muốn có 1,8 tỷ đồng, mua xe trên 1 tỷ đồng mới chịu sinh cháu, nhưng muốn cháu theo họ ngoại
Bà Tô chia sẻ, khi con dâu sinh cháu đầu tiên, vợ chồng bà vừa dành nhiều thời gian chăm cháu, vừa bỏ ra nhiều tiền bạc. Chỉ trong hơn 1 tháng con dâu sinh xong, vợ chồng bà đã chuyển cho con trai 210 triệu đồng. Mấy năm sau, khi vợ chồng bà động viên con trai, con dâu sinh thêm cháu thứ 2, con dâu đưa ra 3 yêu cầu “toàn về tiền” khiến bà ngạc nhiên.
Câu chuyện đăng tải trên diễn đàn Toutiao (MXH của Trung Quốc) gây chú ý khi chia sẻ câu chuyện của bà Tô:
***
Tôi họ Tô, năm nay 61 tuổi, tôi và chồng đều đã nghỉ hưu. Con trai tôi năm nay 38 tuổi, con dâu 35 tuổi, cháu trai năm nay 7 tuổi, và vẫn chưa có cháu thứ 2. Thật lòng mà nói, tôi muốn con dâu sinh thêm một bé gái nữa. Cả đời này, tôi chưa từng chăm sóc bé gái, rất mong muốn có một cháu gái.
Khi con trai và con dâu kết hôn, nhà ở là chúng tôi và nhà thông gia, mỗi bên góp một nửa tiền nhà và chi phí trang trí, xe cũng do chúng tôi mua. Chúng tôi tặng con dâu sính lễ 128.000 NDT (khoảng 446 triệu đồng), còn bố mẹ con dâu tặng bao nhiêu thì chúng tôi không hỏi, con dâu cũng không nói.
Khi con dâu sinh cháu trai, chồng tôi vẫn còn đi làm, tôi đã nghỉ hưu và rảnh rỗi ở nhà. Ban đầu, khi bàn bạc với con dâu, con dâu đồng ý ở nhà cữ và chúng tôi thuê người chăm sóc chuyên nghiệp. Con dâu cũng đồng ý, mọi chi phí do chúng tôi chi trả. Khi còn nửa tháng nữa đến ngày dự sinh, con dâu nhất quyết muốn đến trung tâm ở cũ. Không ngờ trung tâm dưỡng thai lại đông đúc như vậy, chúng tôi phải nhờ quan hệ mới có được một chỗ.
Ban đầu chi phí là 28.000 NDT (khoảng 98 triệu đồng), sau khi con dâu vào trung tâm, lại có thêm một số tiền phát sinh.
Khi con dâu trở về nhà, tổng cộng trước sau chúng tôi đã chi gần 50.000 NDT (khoảng 175 triệu đồng). Cháu đầy tháng, chồng tôi cho 10.000 NDT (khoảng 35 triệu đồng) tiền mừng, vợ chồng thông gia cho 30.000 NDT (khoảng 105 triệu đồng) tiền mừng.
Con dâu còn giận dỗi, chê chúng tôi cho tiền mừng ít, đòi đổi họ cho cháu trai. May mắn là con trai tôi hiểu lý lẽ, con đã lấy ra bằng chứng từ khi con dâu vào viện, đến trung tâm ở cữ, rồi về nhà, hơn một tháng, tôi và chồng đã chuyển cho con trai hơn 60.000 NDT (khoảng 210 triệu đồng).
Con dâu nghỉ thai sản 4 tháng, trong thời gian đó con dâu đề nghị thuê bảo mẫu để chăm sóc con, tôi và bà thông gia chỉ cần hỗ trợ thêm. Chi phí cho bảo mẫu nhà tôi lo, sau khi con dâu đi làm lại, tôi một mình chăm sóc cháu, bà thông gia lấy đủ mọi lý do để không phải chăm sóc.
Tôi nghĩ, cháu trai là cháu nhà tôi, tôi chăm là điều đương nhiên, không phải giúp con dâu mà là giảm bớt gánh nặng cho con trai tôi. Tôi chăm sóc cháu đến khi cháu đi học, tức là 6 năm, bà thông gia nói rằng bà đã khỏe hơn, có thể đưa đón cháu đi học.
Lúc này, chồng tôi cũng đã nghỉ hưu, tôi trở về nhà mình, cùng chồng lên kế hoạch cho cuộc sống hưu trí.
Trong thời gian chăm cháu, tôi cũng đã từng bàn với con dâu về việc sinh thêm con, nhưng con dâu nói rằng các chị em của con khi sinh con thứ hai đều nhận được những phần thưởng.
Chuyện này tạm gác lại đến khi cháu nội tôi nghỉ hè, vợ chồng thông gia đi du lịch. Các con đưa cháu đến cho chúng tôi, chồng tôi động viên con trai, con dâu sinh thêm cháu. Con dâu kể về những người bạn của con nhận được phần thưởng từ bố mẹ chồng.
Có mẹ chồng trực tiếp chuyển nhượng căn nhà của mình sang tên con dâu, còn có mẹ chồng mua xe cho con dâu; có người không chỉ tặng nhà, mua xe mà còn thưởng tiền vào tài khoản ngân hàng cho con dâu.
Con dâu nói rằng con hiểu tình hình của chúng tôi, đều là người già đã nghỉ hưu, không có tài sản lớn. Chồng tôi hỏi con dâu có yêu cầu gì, nói ra để chúng tôi cân nhắc, nếu có thể đáp ứng được thì sẽ đáp ứng hết sức.
Con dâu không khách sáo, nói thẳng 3 yêu cầu và bảo là không cao, chúng tôi chắc chắn có thể đáp ứng. Nghe xong tôi lặng người, thật buồn cười.
Thứ nhất, mua cho con dâu một chiếc xe, không nên dưới 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng), để tiện cho việc đi làm và về nhà chăm con.
Thứ hai, là gửi riêng cho con dâu một khoản tiền, không nhiều, chỉ 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ đồng). Điều quan trọng là khoản tiền này phải ghi rõ là tặng cho con dâu, như một phần thưởng riêng cho việc sinh con thứ hai, không được đòi lại số tiền này.
Cuối cùng cũng là tiền, nhưng là trả dần, tất cả các chi phí từ khi con thứ hai chào đời, bao gồm đi học mẫu giáo, học hành và cả lập gia đình sau này đều do ông bà nội chi trả.
Chồng tôi một tay cầm ly trà, nghe xong 3 yêu cầu của con dâu, hỏi: "Tiểu Anh, con đã tính xem 3 yêu cầu này của con cần bao nhiêu tiền chưa?"
Con dâu vui vẻ trả lời: "Bố, thật ra cũng không nhiều lắm đâu, cộng dồn tiền hưu trí và bảo hiểm của bố mẹ khi nghỉ hưu cũng khoảng bằng đó. Con chỉ nghĩ cho tương lai của chúng ta thôi, bố mẹ giữ số tiền này cũng không có ý nghĩa gì nhiều, chi bằng dùng để hỗ trợ chúng con sinh con thứ hai. Nếu là một bé gái, nói ra bố mẹ cũng tự hào vì có cả cháu trai và cháu gái."
Chồng tôi lại hỏi: "Thế con nói thế nào với bố mẹ con, có cần đứa thứ hai theo họ nhà con không?"
Con dâu nói: "Nếu bố mẹ không phiền, bố mẹ con cũng đồng ý để đứa thứ hai theo họ nhà con, chỉ cần xem ý bố mẹ thế nào thôi”.
Chồng tôi tự nói một câu: "Tôi bỏ ra cả đống tiền để vợ chồng anh chị sinh con thứ hai, cuối cùng lại theo họ nhà bên ngoại, thật là một kế hoạch hay".
Con dâu tự giải thích vài câu, con trai tôi lên tiếng, nói không cần sinh thêm con, tiền của bố mẹ nên để dành dưỡng già. Con trai kéo con dâu về nhà, con dâu trước khi về còn bảo tôi và chồng suy nghĩ thêm, nói rằng sau 38 tuổi con sẽ không còn tính đến chuyện sinh con nữa.
Tôi định nói gì đó thì chồng tôi đã lên tiếng trước: "Các con muốn sinh thì sinh, không thì thôi. Chúng ta bỏ tiền ra, cuối cùng lại theo họ nhà ngoại. Thật buồn cười”.
Con dâu cũng không kém phần, nói rằng mình đã rất hiểu chuyện, không giống như các chị em của mình, mở miệng là đòi nhà và thẻ ngân hàng. Con dâu chỉ dựa vào hoàn cảnh thực tế của nhà chúng tôi mà đưa ra yêu cầu.
Con trai và con dâu đi rồi, tôi ôm cháu nội, chồng tôi nói: "Chăm sóc tốt đứa này là được rồi, sinh thêm ai cũng mệt mỏi, thôi bỏ qua đi”.
Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!
Chuyện vợ chồng - 6 giờ trướcThông báo của ngân hàng khiến người phụ nữ vô cùng bất ngờ. Trước đó, chị đã cung cấp đủ giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.
Phụ nữ thuộc 4 cung hoàng đạo này sở hữu khí chất, thần thái khó ai bì kịp
Gia đình - 11 giờ trướcGĐXH - Thần thái quyết định phần lớn vẻ đẹp và sức hút của một người. Những cung hoàng đạo có sở hữu thần thái đặc biệt dưới đây có thể khiến cánh mày râu đổ rạp dưới chân mình.
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
Chuyện vợ chồng - 11 giờ trướcNgày thứ 15 về chung nhà, chồng chuộc say vợ để tìm hiểu sự thất.
Nhìn cách trả lời khi được khen là biết người đó EQ thấp hay cao
Gia đình - 14 giờ trướcGĐXH - Khi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.
Mẹ vợ đột tử khi bắt gặp con rể ngoại tình, chuyện chia tài sản gây phẫn nộ
Gia đình - 17 giờ trướcBắt gặp con rể ngoại tình, mẹ vợ bị đột quỵ và qua đời tại chỗ, điều khiến dân mạng Trung Quốc phẫn nộ sau đó anh ta vẫn được tòa cho thừa kế tài sản của bà.
8 điều hối tiếc nhất đời người, biết sớm để sau này không phải nói 'giá như'
Gia đình - 18 giờ trướcGĐXH - Chúng ta chỉ có khoảng 4.000 ngày thứ Hai để sống. Dù số ngày thứ Hai nhiều hay ít, bạn nên sống một cuộc sống "không phung phí".
Bức ảnh 'con rể giống bố vợ' khiến dân mạng xôn xao, người trong cuộc bối rối
Gia đình - 1 ngày trướcCâu chuyện con rể có ngoại hình giống bố vợ khiến người trong cuộc vừa vui, vừa có chút bối rối.
4 con giáp yêu là cưới
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Có những con giáp ngay từ đầu đã yêu một cách rất nghiêm túc, yêu là để kết hôn chứ không phải yêu chơi rồi để đấy.
Đường về nhà chỉ 20km, người đàn ông mất 70 năm tìm
Gia đình - 1 ngày trướcĐến ngày đoàn tụ, người đàn ông mới nhận ra nhà của bố mẹ đẻ chỉ cách nơi ông đang sống 20km.
Người EQ đặc biệt thấp rất dễ nhận diện vì họ thường dùng 8 cụm từ này khi giao tiếp
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Chuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ ra một số cách nói mà người EQ thấp thường sử dụng khi giao tiếp.
Người EQ đặc biệt thấp rất dễ nhận diện vì họ thường dùng 8 cụm từ này khi giao tiếp
Gia đìnhGĐXH - Chuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ ra một số cách nói mà người EQ thấp thường sử dụng khi giao tiếp.