Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tranh Tết dân gian: Suy mòn vì “nhân tai”

Thứ ba, 10:37 26/01/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Chợ tranh làng Hồ đã đóng cửa từ lâu, hàng quán miền xuôi cũng không còn nhập tranh về bán, người mua cứ ít dần đi, thế nên ngày Tết cũng chẳng hơn mấy ngày thường.

Người Đông Hồ không treo tranh Đông Hồ

Làng Đông Hồ nổi tiếng xưa nay với nghề làm tranh dân gian. Vào thời điểm cực thịnh, dòng tranh này chiếm lĩnh toàn vùng bắc bộ. Nhưng nay cả làng chỉ còn sót lại 3 hộ làm tranh, tồn tại lay lắt trong thời buổi kinh tế thị trường.

Đến nhà nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả trong những ngày giáp Tết, chẳng thấy không khí rộn ràng, tấp nập của một vụ mùa bận rộn. Cô con gái lặng lẽ dập khuôn tranh lên giấy dó, vợ ông Quả ngồi xén những tập giấy màu cho khách ở xa, tay đưa dao chầm chậm.

Khách đến lác đác, người đến mua tranh còn ít hơn. Tuy thế ông Quả cho biết như vậy là đã “nhộn nhịp hơn ngày thường”.

 


Cô con gái nhà nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả ngồi đóng khuôn tranh lên giấy dó. Khách ít nên gia đình không thuê thêm nhân công. Ảnh: Xuân Hải

Cô con gái nhà nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả ngồi đóng khuôn tranh lên giấy dó. Khách ít nên gia đình không thuê thêm nhân công. Ảnh: Xuân Hải

 

Tết, vụ làm bận rộn  nhất trong năm, cũng chỉ đưa lại cho gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả số lượng xuất đi vài ngàn bức. Tranh được xuất vẫn chủ yếu là các bộ tứ quý, tứ bình, tranh chúc tụng, cầu tài, cầu lộc, vinh hoa, phú quý…

Để tạo sự mới mẻ, độc đáo và thu hút khách hàng hơn, mỗi năm ông Quả lại sáng tạo thêm một bộ lịch về con giáp năm ấy. Năm Bính Thân, ông sáng tạo tranh con khỉ, đóng thành quyển lịch treo tường, nhưng cũng chỉ bán được vài trăm bức, lời lãi không được bao nhiêu.

 


Bộ lịch tranh Đông Hồ năm Bính Thân mang hình tượng con khỉ do nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả sáng tác. Ảnh: Xuân Hải

Bộ lịch tranh Đông Hồ năm Bính Thân mang hình tượng con khỉ do nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả sáng tác. Ảnh: Xuân Hải

 

Cạnh nhà ông Quả, nhà ông Nguyễn Đăng Chế cũng không khá khẩm hơn. Mặc dù cơ ngơi rất khang trang, tranh treo khắp trong ngoài nhà, khách đến thành từng đoàn, nhưng chỉ đến để tham quan, xem tranh là chính. Người mua rất ít.

Dạo qua các nhà trong làng Đông Hồ thì chẳng thấy nhà nào treo tranh Đông Hồ cả. Người người đều làm vàng mã, đồ chất cao như núi trong nhà, lấy đâu ra chỗ treo tranh.

Người Đông Hồ không còn chơi tranh Đông Hồ, làng tranh sao không tàn lụi.

Phố Hàng Trống không bán tranh Hàng Trống

Tranh Hàng Trống là dòng tranh nổi danh của đất Kinh kỳ. Nhưng nay cả dòng tranh ấy chỉ còn sót lại đúng một nghệ nhân, ông Lê Đình Nghiên. Nhà ông Nghiên nằm khuất sâu trong một con ngõ trên phố Cửa Đông, phía dưới cầu đường sắt ra Long Biên, tối và ẩm.

Ông Nghiên đã yếu, vẽ tranh không nhiều. Ông chỉ vẽ khi có khách đặt. Tranh của ông vì thế vừa ít, vừa hiếm, chỉ có giới chơi tranh mới sưu tầm được.

 


Nghệ nhân Lê Đình Nghiên bên những tác phẩm tranh Hàng Trống. Ảnh TL

Nghệ nhân Lê Đình Nghiên bên những tác phẩm tranh Hàng Trống. Ảnh TL

 

Ngày giáp Tết ghé qua nhà ông Nghiên, chỉ thấy ông đang tiếp khách, vài bức vẽ còn dở dang trên bàn, không thấy sự bận rộn của một mùa tranh.

Đi ra phố Hàng Trống, con phố từng làm nên tên tuổi của một dòng tranh huyền thoại, không thấy có bán tranh Hàng Trống. Lùng ra các cửa hàng tranh trên phố cổ, ngoài Văn Miếu cũng không có tranh Hàng Trống nốt. Lên mạng truy tìm, lại càng không thấy. Có cảm tưởng dòng tranh đã đứt mạch.

Còn đâu một thú chơi?

Trước kia, làng tranh Kim Hoàng biến mất vì thiên tai, còn nay dòng tranh Hàng Trống, Đông Hồ có nguy cơ biến mất vì… “nhân tai”.

Ông Nguyễn Hữu Quả trầm ngâm: “Ngày xưa chỉ có dòng tranh dân gian, chơi tranh Tết thì chỉ có tranh ấy. Nhưng giờ người chơi có nhiều chọn lựa: tranh dân gian, tranh kính, tranh thêu chữ thập, tranh hiện đại châu Âu… vì thế tranh dân gian bị cạnh tranh dữ dội.

Thêm nữa, như tranh Đông Hồ đóng khung lồng kính rất bền, tuổi thọ đến mấy chục năm, thậm chí cả trăm năm, chơi bao giờ cho hỏng mà thay mới? Tranh thì tồn tại lâu mà người mua thì lại ít, sự suy mòn cũng là khó tránh khỏi”.

Xuân Hải/Báo Gia đình và Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
11 anh em ruột kiện nhau vì hơn 1.200 m2 đất

11 anh em ruột kiện nhau vì hơn 1.200 m2 đất

Pháp luật - 9 phút trước

Cha mẹ mất không để lại di chúc, nhiều anh, em trong một gia đình có 11 người con đã làm đơn tranh chấp với người con thứ 4 đang ở trên mảnh đất

Hà Giang đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Hà Giang đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Pháp luật - 37 phút trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Giang đã xây dựng dự thảo Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở để lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tổ chức, cá nhân.

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Năm ngày 16/5/2024 hôm nay, các con giáp Thìn, Tỵ, Ngọ Mùi... nên làm việc quan trọng vào giờ nào?

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Lễ hội Tấc Ka Coong (lễ hội cúng Thần Núi) của dân tộc Cơ tu huyện A Lưới được tổ chức nhằm tạ ơn thần núi, rừng, sông, suối đã ban tặng cho người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sung túc đủ đầy, mùa màng bội thu, sức khỏe bình an.

Thí sinh đăng kí dự thi CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh bị mất quyền lợi

Thí sinh đăng kí dự thi CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh bị mất quyền lợi

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Tùy từng đối tượng thí sinh đăng ký dự tuyển, các thí sinh dự thi các trường CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh làm mất quyền lợi cá nhân.

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Một số điểm trường tại huyện nghèo miền núi, vùng biên ở Quảng Bình xây xong rồi bỏ hoang, chậm đưa vào sử dụng gây lãng phí ngân sách và bức xúc trong dư luận.

Không khí lạnh lại sắp tràn xuống miền Bắc, thời tiết thay đổi thế nào?

Không khí lạnh lại sắp tràn xuống miền Bắc, thời tiết thay đổi thế nào?

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Bắc Bộ và Trung Bộ ít mưa, trời có nắng. Dự báo đến đêm ngày 18/5, không khí lạnh được bổ sung thêm sẽ gây một đợt mưa to đến rất to cho khu vực Bắc Bộ.

Tin sáng 17/5: Thông tin chính thức từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam về người được gọi là 'Sư Thích Minh Tuệ'; lần đầu tiên có vaccine sốt xuất huyết tại Việt Nam

Tin sáng 17/5: Thông tin chính thức từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam về người được gọi là 'Sư Thích Minh Tuệ'; lần đầu tiên có vaccine sốt xuất huyết tại Việt Nam

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định "Sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo; Vaccine sốt xuất huyết do Takeda sản xuất đã chính thức được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Nhà giáo sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề, kể cả giáo viên nước ngoài

Nhà giáo sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề, kể cả giáo viên nước ngoài

Giáo dục - 3 giờ trước

Dự thảo luật Nhà giáo (Bộ GD&ĐT) quy định mỗi nhà giáo sẽ được cấp một hoặc hơn một chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên chứng chỉ sẽ bị thu hồi nếu kết quả đánh giá, 2 năm liên tục nhà giáo không hoàn thành nhiệm vụ.

Đầu tư gần 1.900 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Đầu tư gần 1.900 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Thời sự - 3 giờ trước

Bộ GTVT vừa phê duyệt đầu tư dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn với quy mô 6 làn xe có tổng mức đầu tư 1.875 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương.

Top