Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ chậm nói - chậm phát triển trí tuệ

Thứ hai, 10:04 18/06/2007 | Gia đình

Giadinh.net - Hiện tượng một số học sinh học lớp 7, lớp 8 chưa biết đọc, biết viết và cộng trừ nhân chia mà báo chí đã từng phản ánh, theo nhiều bác sĩ ở Bệnh viện Nhi TƯ, chính là những đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ bởi nguyên nhân... chậm nói từ lúc bé.

Cần sự can thiệp sớm

Cách đây không lâu, một cậu học sinh lớp 8 được bố đưa đến Khoa Phục hồi chức năng (Bệnh viện Nhi TƯ) khám xem cháu có vấn đề gì về tâm thần không. Theo ông bố này, do cháu học quá dốt, không đọc nổi bài văn chính tả trong sách lớp 4 nên bị bố mẹ mắng suốt ngày. Một lần bị bố mắng, cậu hét lên: “Tao cầm dao giết hết chúng mày bây giờ!”...

Qua tìm hiểu tiểu sử phát triển của cháu, thì được biết: Cháu chậm nói từ bé. Bố cháu không nhớ rõ là cháu biết nói lúc nào nhưng hồi 3 tuổi cháu vẫn chưa gọi bố, gọi mẹ được.

>> Kì 1: Trẻ chậm nói, bệnh tự kỷ và những nhầm lẫn tai hại

>> Kì 3: Trẻ chậm nói và căn bệnh tự kỷ: Cần được can thiệp sớm

Ban đầu cháu chỉ bị chậm nói đơn thuần, nhưng gia đình không đưa cháu đi khám để sớm can thiệp giúp cháu phát triển ngôn ngữ. Đến tuổi đi học, cần có ngôn ngữ để giao tiếp, để học hành thì vốn từ của cháu không đủ.

Vì vậy, càng lên lớp cao hơn, chương trình học khó hơn thì cháu như bị lạc vào một thế giới khác. Mặc dù nghe và hiểu những câu giao tiếp thông thường, nhưng cháu không đủ ngôn ngữ để diễn tả bằng lời nói – điều đó khiến cho trí tuệ của cháu phát triển chậm lại. Cho đến năm học lớp 8, cháu vẫn chưa đọc nổi bài văn chính tả trong sách lớp 4...

Khi đi khám định kỳ cho các cháu mẫu giáo ở nhà trường mầm non HH, Hà Nội, các bác sĩ ở Khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện Nhi TƯ đã phát hiện một bé trai có dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ.

Mẹ của bé trai này là giáo viên của trường mẫu giáo HH. Cháu đi học từ lúc 2 tuổi, cho đến bây giờ đã được 5 tuổi nhưng cháu vẫn không nói gì. Mặc dù người khác nói thì cháu vẫn hiểu. Trong giờ học, cháu rất thích đi lang thang từ lớp này sang lớp khác. Nhiều lúc, cô giáo đang kể chuyện, cả lớp đang chăm chú nghe thì bỗng nhiên cháu lại đứng dậy và đi ra khỏi lớp mà chẳng nói chẳng rằng.

Các chuyên gia tâm lý cho biết: Khi trẻ 14 tháng, 18 tháng rồi 30 tháng tuổi, nếu chưa thấy trẻ nói thì đứa trẻ đó được coi là chậm nói đơn thuần. Nhưng nếu đến 5 tuổi mà cháu vẫn chưa thể giao tiếp được bằng ngôn ngữ thì chắc chắn, sẽ có nguy cơ chậm phát triển về trí tuệ.

Bởi vì, sự phát triển của trẻ bao giờ cũng theo từng giai đoạn. Trẻ ở giai đoạn học lớp mẫu giáo bé thì biết hát. Lớn hơn một chút, đến mẫu giáo nhỡ là các cháu phải biết kể chuyện. Lên mẫu giáo lớn (5 tuổi), cháu có thể diễn tả cảm xúc của mình một cách dễ dàng, thậm chí có thể lý sự với bạn bè và người lớn. Có như vậy, khi bước vào lớp 1 cháu mới có thể học chữ và tính toán được.

Và như vậy, những đứa trẻ chậm nói đơn thuần (chậm nhất là 3 tuổi bắt đầu mới biết nói) thì gia đình phải có sự can thiệp để “thúc” cho sự phát triển ngôn ngữ của cháu phát triển “cấp tốc”, để đuổi kịp bạn bè trước khi vào lớp  1.

Bệnh kéo dài dẫn đến chậm phát triển trí tuệ

Có rất nhiều trường hợp trẻ lên 4 tuổi, đi học mẫu giáo về mà không biết kể chuyện ở lớp. Khi mẹ hỏi hôm nay ở lớp có vấn đề gì thì trẻ cũng không biết kể gì. Trẻ chỉ trả lời những câu cộc lốc đại loại như: “Hôm nay con ăn gì?” - “Cơm”; “Con học vui không?” - “Vui”...

Nói cách khác, ở tuổi đó mà trẻ không bộc bạch tâm tư, suy nghĩ thì đó là những dấu hiệu không bình thường. Ngược lại, những trẻ phát triển trí tuệ bình thường thì đến tuổi đó, đi học về cháu sẽ biết kể: “Mẹ ơi, hôm nay có một bạn cấu con”, “Hôm nay, ở lớp con được phiếu Bé ngoan”...

Đối với trẻ phát triển trí tuệ không bình thường, kiểu như vừa kể trên khi vào lớp 1, với mức độ ngôn ngữ như vậy, chắc chắn sẽ là lực cản để cháu tiếp thu bài vở. Và nếu để kéo dài sẽ dẫn đến chậm phát triển trí tuệ.

Thực tế, có những đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ nhìn không khác gì trẻ bị bệnh đao (down). Tuy vậy, có những trường hợp được coi là thần đồng, biết đọc rất sớm, biết viết rất sớm nhưng khi đi học, copy thì giỏi, cô giáo viết trên bảng thì ngồi dưới lớp viết theo rất đẹp nhưng khi cô đọc thì trẻ không hiểu. Khi cô hỏi thì biết trả lời, nhưng câu trả lời đó không rõ ràng, rành mạch. Và như vậy, một người bình thường sẽ bảo: Trẻ nói được. Các nhà giáo lại bảo: Trẻ nói không đúng ngữ pháp.

Đứng về mặt y tế đánh giá thì chất lượng diễn tả ngôn ngữ của cháu nghèo nàn, không đúng với lứa tuổi. Một vấn đề nhưng có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau. Trong khi đó, gia đình cháu nghĩ rằng cháu nói được nên đã bỏ quên và chẳng can thiệp gì. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển về sau. Ban đầu là chậm phát triển về ngôn ngữ, sau đó sẽ dẫn đến chậm phát triển về trí tuệ.

Bình thường, có những đứa trẻ trước 20 tháng tuổi không chịu nói nhưng đến 2 tuổi, có trẻ lên 3, lên 4 nhờ có sự can thiệp sớm cộng với sự nỗ lực của gia đình nên sự phát triển ngôn ngữ của trẻ rất nhanh. Chỉ sau đó khoảng 2 năm, 3 năm thì ngôn ngữ của cháu đã theo kịp bạn bè. Lúc này, mới coi là cháu đã trở lại bình thường như những đứa trẻ khác.

Hưng Võ

Như thế nào được coi là trẻ chậm nói

Những trẻ 18 tháng chưa nói được 20 từ; 24 tháng chưa nói được 50 từ đơn được xem là một đứa trẻ chậm nói.

                       Như thế nào được coi là ở mức báo động?

Trẻ 4 tuổi mà không nói được câu dài, ví dụ như: “Mẹ ơi, con muốn đi chơi”; “Bố ơi, bố đọc truyện Cô bé quàng khăn đỏ cho con nghe”... thì gia đình cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra.

Hiện nay, đã có Khoa Phục hồi chức năng (Bệnh viện Nhi TƯ), Khoa Tâm lý (Bệnh viện Nhi đồng II), Trung tâm ABCD (Giang Văn Minh - Hà Nội) là những địa chỉ tin cậy về vấn đề trẻ chậm nói và tự kỷ.

 

Bạn có thể chia sẻ ý kiến của mình về bài viết hoặc gửi những thắc mắc, câu hỏi về vấn đề này về hòm thư toasoan@giadinh.net để được tư vấn và giải đáp.
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tăng Thanh Hà ngày càng được yêu mến vì dạy con khéo, đưa con đến những nơi 'nhiều điều đáng để học'

Tăng Thanh Hà ngày càng được yêu mến vì dạy con khéo, đưa con đến những nơi 'nhiều điều đáng để học'

Gia đình - 32 phút trước

GĐXH - Dù tất bật với công việc kinh doanh, Tăng Thanh Hà luôn cố gắng dành thời gian ở bên cạnh các con.

5 câu nói này khi vợ chồng cãi nhau sẽ hủy hoại cuộc đời đứa trẻ

5 câu nói này khi vợ chồng cãi nhau sẽ hủy hoại cuộc đời đứa trẻ

Nuôi dạy con - 1 giờ trước

Không phải đòn roi, mà chính lời nói đã đẩy đứa trẻ vào cơn khủng hoảng.

Sau khi thông báo chia đều tài sản, mẹ vợ giả ốm thử lòng, con rể lộ ngay bộ mặt thật khiến bà hủy di chúc

Sau khi thông báo chia đều tài sản, mẹ vợ giả ốm thử lòng, con rể lộ ngay bộ mặt thật khiến bà hủy di chúc

Gia đình - 3 giờ trước

Con rể mặt tái mét, lắp bắp không nói được gì. Tôi đứng dậy bỏ ra khỏi phòng.

Bố chồng đi họp lớp mang về vòng vàng 100 triệu: Về đến nhà, đơ người vì 1 câu nói của con dâu

Bố chồng đi họp lớp mang về vòng vàng 100 triệu: Về đến nhà, đơ người vì 1 câu nói của con dâu

Gia đình - 10 giờ trước

Tôi không ngờ bố chồng lại giấu diếm cả nhà làm hành động này.

Chàng rể Tây mặc áo dài, đón dâu bằng tàu điện, xe buýt 2 tầng ở TPHCM

Chàng rể Tây mặc áo dài, đón dâu bằng tàu điện, xe buýt 2 tầng ở TPHCM

Chuyện vợ chồng - 22 giờ trước

Chàng rể Tây Ban Nha cùng dàn bê tráp và họ hàng mặc áo dài, di chuyển bằng tàu điện và xe buýt hai tầng sang nhà gái đón dâu.

6 kiểu giao tiếp của cha mẹ khiến EQ của con rơi xuống vực thẳm

6 kiểu giao tiếp của cha mẹ khiến EQ của con rơi xuống vực thẳm

Gia đình - 22 giờ trước

GĐXH - Ngôn ngữ là con dao hai lưỡi, nó có thể mang đến cảm giác hạnh phúc, nhưng cũng có thể gieo rắc nỗi sợ hãi, đau thương. 6 kiểu giao tiếp dưới đây dễ khiến con tổn thương cả về trí thông minh lẫn trí tuệ cảm xúc.

Cụ ông U80 gần 30 năm bán bánh trên vỉa hè, thẫn thờ khi khách hỏi về vợ

Cụ ông U80 gần 30 năm bán bánh trên vỉa hè, thẫn thờ khi khách hỏi về vợ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Một mình ngồi bán món bánh truyền thống của người Hoa trên vỉa hè, cụ ông U80 lại chạnh lòng, buồn hiu hắt khi nghe khách quen hỏi một câu.

5 cung hoàng đạo hay u sầu

5 cung hoàng đạo hay u sầu

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Sống nội tâm và nhạy cảm nên các cung hoàng đạo này dễ rơi vào trạng thái u sầu.

Chú rể ở Hưng Yên bật khóc trong đám cưới, phía sau là chuyện thắt lòng

Chú rể ở Hưng Yên bật khóc trong đám cưới, phía sau là chuyện thắt lòng

Gia đình - 1 ngày trước

Khoảnh khắc thắp hương gia tiên để đi rước vợ về dinh, chú rể Hưng Yên nghẹn ngào khiến nhiều người xúc động.

Top