Trẻ có thế nhiều lần bị tay, chân, miệng
GiadinhNet - Con tôi bị bệnh tay chân miệng hồi 9 tháng (nay cháu 3 tuổi). Xin hỏi bác sĩ cháu đã miễn dịch với bệnh chưa? Cháu có có khả năng nhiễm bệnh lại không?
Hỏi: Con tôi bị bệnh tay chân miệng hồi 9 tháng (nay cháu 3 tuổi). Xin hỏi bác sĩ cháu đã miễn dịch với bệnh chưa? Cháu có có khả năng nhiễm bệnh lại không?
Y Linh, Tp HCM
Trả lời: Vì bệnh tay chân miệng có thể do nhiều loại vi-rút gây ra, cháu đã bị bệnh rồi vẫn có thể bị lại (do loại virus khác). Cháu vẫn có miễn dịch với loại virus đã mắc trước đó, nhưng loại vi-rút mới mắc cháu có thể chưa có miễn dịch. Vì vậy, vẫn phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh liên tục cho trẻ, không nên lơ là.
Hỏi: Xin hỏi bác sĩ con tôi bị tay chân miệng ở độ 2 thì có ảnh hưởng gì đến viêm màng não chưa? Tôi rất hoang mang.
Thanh Huyen, TP HCM
Trả lời: Bệnh tay chân miệng độ 2 đã có những biểu hiện liên quan đến thần kinh (không phải biểu hiện của viêm màng não) như giật mình, quấy khóc vô cớ, nôn ói, lừ đừ, khó ngủ, sốt cao không hạ, run chi, ngồi không vững, đi loạng choạng, rung giật nhãn cầu, lác mắt, yếu chi, nuốt sặc, thay đổi giọng nói…..
Tay chân miệng độ 2, được chia làm 2 mức:
Độ 2a: có một trong các dấu hiệu sau:
Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám
Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 390C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.
Độ 2b: lại được chia làm 2 nhóm
Nhóm 1: Có một trong các biểu hiện sau:
- Giật mình ghi nhận lúc khám.
- Bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần /30 phút.
- Bệnh sử có giật mình kèm theo một dấu hiệu sau:
Ngủ gà.
Mạch nhanh > 130 lần /phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).
* Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện sau:
- Sốt cao ≥ 39,5oC (đo nhiệt độ hậu môn) không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Mạch nhanh > 150 lần /phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).
- Thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
- Rung giật nhãn cầu, lác mắt.
- Yếu chi hoặc liệt chi.
- Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói…
Ở độ 2 này, trẻ cần được nhập viện, theo dõi và điều trị thích hợp theo từng thời điểm.
Đa phần trẻ không để lại di chứng sau khi được điều trị thích hợp ở giai đoạn này.
Hỏi: Xin hỏi bác sĩ làm thế nào để phát hiện một cách sớm nhất bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ? Các biểu hiện mà cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết được là gì? Khi phát hiện cách xử trí tốt nhất là gì?
Le Thoa, TP HCM
Trả lời: Bệnh được chẩn đoán khi trẻ có Sốt Bóng nước ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.
Khi đã được chẩn đoán, bệnh nhân cần được bác sĩ khám và phân loại theo mức độ bệnh.
Bệnh được phân làm 4 mức độ, độ 1: chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da có thể điều trị tại nhà, từ độ 2 trở đi phải được theo dõi và điều trị tại bệnh viện.
Độ 1: bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở:
- Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.
- Hạ sốt khi sốt cao (theo chỉ định của bác sĩ).
- Vệ sinh răng miệng.
- Nghỉ ngơi, tránh kích thích.
- Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
Cần tái khám ngay khi có dấu hiệu từ độ 2a trở lên như:
Sốt cao ≥ 39oC.
Thở nhanh, khó thở.
Giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.
Đi loạng choạng.
Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
Co giật, hôn mê.
Độ 2: Điều trị nội trú tại bệnh viện
Độ 2a: điều trị tại khoa Nhiễm bệnh viện, theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu chuyển độ.
Độ 2b: Điều trị tại phòng cấp cứu hoặc hồi sức
Độ 3: Điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực
Độ 4: Điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực
Tư vấn bởi BS Nguyễn Bạch Huệ
Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Quốc tế Thành Đô
Bạn đọc gửi câu hỏi vào email: bandoc@giadinh.net.vn, chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.
|
Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm
Y tế - 19 phút trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.
Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcNghĩa cử cao đẹp của nam bệnh nhân và quyết định dũng cảm của gia đình đã làm nhiều người cảm phục, nhận sự tri ân của các bác sĩ.
Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều
Sống khỏe - 4 giờ trướcTrong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?
Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Cô gái bị nhiễm giun đũa chó cho biết có tẩy giun thường xuyên nên không nghĩ mình bị nhiễm giun mà chỉ đơn thuần bị bệnh dạ dày.
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế - 5 giờ trướcNhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.
Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng
Mẹ và bé - 5 giờ trướcKhoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.
Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh
Sống khỏe - 5 giờ trướcThời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.
Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này
Sống khỏe - 18 giờ trướcSau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?
Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Lá chanh có thể giúp duy trì lượng đường trong máu, ổn định và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà
Sống khỏe - 21 giờ trướcGai xương là các cấu trúc xương nhẵn và cứng được hình thành ở cuối xương. Hầu hết các gai xương đều lành tính. Tuy nhiên, một số gai xương cũng có thể vỡ ra và bị kẹt bên trong các khe khớp gối. Các dị vật này có thể khóa chặt các khớp lại và gây khó khăn trong việc di chuyển.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặpGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.