Trời nắng nóng, người bệnh tăng huyết áp nhất định phải biết điều này để phòng bệnh nguy hiểm
GĐXH - Tăng huyết áp nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh gặp các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu não, xuất huyết não, suy tim, nhồi máu cơ tim...

Người bệnh tăng huyết áp cần phòng bệnh nguy hiểm trong ngày nắng nóng
Theo ThS. BS. Nguyễn Thu Huyền, Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện 19-8, vào những ngày nắng nóng, huyết áp thường không ổn định. Nhiệt độ cao khiến sự bài tiết mồ hôi gia tăng, cơ thể dễ mất nước dẫn đến thể tích máu tuần hoàn giảm, người bệnh bị tụt huyết áp.
Trong khi đó, thời tiết oi bức khiến người bệnh trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, làm cho nhịp tim nhanh hơn, dẫn đến tăng huyết áp vào ban đêm.
Ngoài ra, trong trời nắng nóng, người bệnh tăng huyết áp có xu hướng ngại vận động và thường xuyên ngồi trong phòng lạnh bật máy điều hòa với nhiệt độ thấp. Khi ra vào phòng điều hòa với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng đến lạnh sẽ khiến cho mạch máu đang giãn nở tức thời co lại, làm huyết áp tăng cao đột ngột... Tình trạng này có thể khiến người bệnh gặp các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu não, xuất huyết não, suy tim, nhồi máu cơ tim...
Nếu tình trạng huyết áp không ổn định kéo dài, có thể gây ảnh hưởng mắt, suy thận, xơ vữa mạch máu, hình thành cục máu đông, gây tắc mạch...

Ảnh minh họa
Người bệnh tăng huyết áp cần làm gì để phòng bệnh trong ngày nắng nóng
Dùng thuốc đều đặn
Nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất giúp kiểm soát huyết áp trong những ngày nắng nóng là người bệnh phải uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ, không ngắt quãng, không bỏ thuốc và tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Bên cạnh đó, phải thường xuyên thăm khám để theo dõi chỉ số huyết áp cũng như các vấn đề khác của sức khỏe. Việc thăm khám cũng giúp phát hiện sớm nguy cơ biến chứng để chủ động điều trị kịp thời, nâng cao hiệu quả.
Tăng cường tập luyện
Thời tiết nóng nực khiến người bị tăng huyết áp mệt mỏi, ngại vận động. Việc lười vận động lại không hề tốt với mạch máu của họ. Do đó, cần vận động thường xuyên hơn để giúp mạch máu co giãn và đàn hồi tốt, tăng tính bền của thành mạch máu.
Lưu ý, người bệnh cũng nên lưu ý chỉ tập luyện vào các buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, khi nhiệt độ môi trường không quá cao và nên tập luyện theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tập luyện quá cường độ, gây tác dụng ngược.
Không bật điều hòa nhiệt độ quá thấp
Trong những ngày nắng nóng, người bệnh không nên ở trong phòng điều hòa quá lâu, không nên để nhiệt độ phòng quá thấp vì ở trong phòng kín, không khí lưu thông kém sẽ dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, tim đập nhanh. Không nên đang từ trong phòng lạnh bước ra nắng nóng đột ngột hoặc ngược lại, khi từ ngoài trời nắng vào phòng cũng không nên bật điều hòa nhiệt độ thấp ngay.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống khoa học giúp điều chỉnh huyết áp tốt hơn trong những ngày nắng nóng. Người bệnh cần bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe như: ngũ cốc thô, cá, thịt gia cầm, rau xanh, hoa quả, sữa; nên ăn thực phẩm giàu kali như cà chua, khoai lang.
Nên hạn chế thịt đỏ, nội tạng động vật, không uống nước ngọt, hạn chế thực phẩm chứa cholesterol. Đồng thời, nên hạn chế ăn mặn, sử dụng bột nước, đồ chiên rán… Thay vào đó, các món ăn được chế biến bằng cách luộc, hấp sẽ tốt hơn với người bị tăng huyết áp.
Cách xử trí khi bị tăng huyết áp đột ngột

Ảnh minh họa
Thông thường các cơn tăng huyết áp rơi vào khoảng 180 – 200mmHg. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt hoặc yếu nhẹ nửa người. Đây là biểu hiện rất nguy hiểm vì người bệnh có thể gặp các cơn co mạch, xuất huyết não, nhồi máu não… gây hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe.
Do vậy, khi gặp tình trạng huyết áp tăng bất thường vào buổi sáng người bệnh cần bình tĩnh và uống thuốc trước khi ăn sáng. Trường hợp này không nhất thiết phải uống sau khi ăn như chỉ định. 1 giờ sau khi dùng thuốc, người bệnh cần kiểm tra lại huyết áp, nếu huyết áp vẫn tăng cao thì nhanh chóng đến cơ sở y tế.

Liên tiếp 2 người đàn ông bị đột quỵ nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 57 phút trướcGĐXH - Cả 2 bệnh nhân đột quỵ đều có dấu hiệu tương tự như: đột ngột xuất hiện đau đầu, chóng mặt, nôn ói, yếu nửa người trái, nói khó...

Bất ngờ loại rau mùa hè tốt cho người bị tiểu buốt, ổn định đường huyết, người Việt nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Rau sam được ví như "kháng sinh tự nhiên" giúp thanh lọc cơ thể, đặc biệt là với các tình trạng đau do tiêu hóa hay các bệnh liên quan đến đường tiết niệu...

Người đàn ông 35 tuổi bị loét thực quản vì mắc sai lầm này khi uống thuốc
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Khi uống thuốc, anh chỉ uống một ngụm nước nhỏ rồi vội vã nằm xuống ngủ. Các bác sĩ phát hiện anh bị loét thực quản do thuốc lưu lại lâu ngày trong thực quản.

Người phụ nữ 39 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm tụy cấp, mỡ máu tăng gấp 100 lần, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trường hợp của chị H, nguyên nhân tăng mỡ máu cấp tính, viêm tụy cấp là do kích thích nội tiết tố trong chu kỳ IVF.

Chỉ là đầy hơi sau bữa ăn – Nhưng có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bạn ăn xong một bữa cơm thịnh soạn, bụng căng tức, khó chịu. Bạn tự nhủ “Chắc do ăn no quá” hoặc “Chắc là rối loạn tiêu hóa thôi”. Nhưng nếu tình trạng đầy hơi, chướng bụng sau ăn cứ lặp đi lặp lại, kéo dài nhiều tuần – đừng vội bỏ qua.

Người đàn ông bị suy đa tạng do biến chứng bệnh tiểu đường, bác sĩ chỉ rõ sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH -Trường hợp này là một minh chứng điển hình cho hậu quả ít được chú ý của bệnh tiểu đường lâu năm.

Nếu móng tay có dấu hiệu này, cẩn thận với ung thư hắc tố
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Không chỉ là phần phụ của cơ thể, móng tay và móng chân thực ra là “cửa sổ nhỏ” giúp chúng ta nhìn thấy sức khỏe toàn thân.

Thiếu nữ 16 tuổi ở Quảng Ninh suy gan cấp do mắc sai lầm này trong lúc giảm cân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi sử dụng thuốc giảm cân (mua trên mạng), bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ kém... do chỉ số men gan tăng rất cao, rối loạn chức năng gan nghiêm trọng.

Cảnh giác với dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sốt cao 2 ngày không rõ nguyên nhân, bé trai 11 tháng tuổi được các bác sĩ phát hiện dương tính với virus sởi.

Bác sĩ không kê đơn, bệnh nhân vẫn khăng khăng đòi uống thuốc
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcNhiều người bệnh dù chỉ mới chớm rối loạn mỡ máu hay tiền đái tháo đường vẫn nằng nặc xin bác sĩ kê thuốc thay vì thay đổi lối sống.

Lưu ý 6 nhóm thực phẩm gây hại gan, không nên ăn để phòng bệnh viêm gan A
Bệnh thường gặpGĐXH - Khai thác bệnh sử để tìm nguyên nhân hàng loạt người bị viêm gan A, các bác sĩ nhận thấy hầu hết những người này từng sử dụng 1 loại thực phẩm mua từ siêu thị, hiện giới chức chưa công bố tên cụ thể.