Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ mắc cúm dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm

Thứ sáu, 10:10 06/12/2024 | Mẹ và bé

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và cấu trúc đường hô hấp còn non yếu, có nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não khi mắc cúm.

Biến chứng nguy hiểm của cúm

Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, mỗi năm thế giới có từ 290.000 đến 650.000 ca tử vong liên quan đến cúm . Trong đó, khoảng 28.000 trẻ em dưới 18 tuổi tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp dưới liên quan đến cúm, trong đó phần lớn là trẻ dưới 4 tuổi.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính hàng năm thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em mắc cúm A hoặc cúm B. Tỷ lệ trẻ em có nguy cơ mắc cúm cao hơn người lớn.

Theo các chuyên gia y tế, cúm mùa là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Ở trẻ nhỏ, bệnh có nguy cơ trở nặng so với các đối tượng khác.

Mới đây, Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Nhi Trung ương) tiếp nhận nhiều trẻ nhập viện với các triệu chứng ho, sốt tương tự cảm cúm và có trường hợp gặp biến chứng. Điển hình là trường hợp một bé 8 tuổi ở Nghệ An nhập viện trong tình trạng mệt mỏi và tức ngực, chẩn đoán viêm cơ tim thể nhẹ, một biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mắc cúm. Bác sĩ cảnh báo nhiều gia đình thường chủ quan, cho rằng trẻ mắc cúm không nghiêm trọng dẫn đến bỏ lỡ thời gian điều trị sớm để hạn chế biến chứng.

Trẻ mắc cúm dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm - Ảnh 1.

Trẻ mắc cúm có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, viêm phổi, viêm màng não, viêm cơ tim. Ảnh: Vecteezy

BS. Nguyễn Lê Nga - Quản lý Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC lý giải trẻ em mắc cúm cao hơn là do có hệ miễn dịch còn non nớt, nhiều trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh cúm nên chưa có kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Trẻ em mắc cúm, đặc biệt trẻ sơ sinh và nhóm trẻ có bệnh nền như rối loạn chuyển hóa, tim bẩm sinh, phổi tắc nghẽn mạn tính... có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, viêm phổi, viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim.

Biến chứng viêm não thường gặp ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi, thường xuất hiện vào ngày 2-3, sau khi trẻ sốt cao 39-40 độ C. Ngoài ra, virus cúm có thể tấn công trực tiếp vào cơ tim, gây viêm và hoại tử tế bào trong vài giờ, khiến tim không thể bơm máu đến các cơ quan quan trọng như não, gan, thận... Điều này có thể khiến trẻ bị suy đa tạng dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm phổi cũng là một biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm, nếu bị viêm phổi bệnh nhi sẽ khó thở, thở gấp, đờm có lẫn máu dẫn đến thiếu oxy và gây tử vong.

Làm thế nào để phòng cúm?

BS. Nguyễn Lê Nga cho biết, Việt Nam là nước nhiệt đới nên bệnh cúm có thể lưu hành quanh năm và phát triển mạnh nhất khi thời tiết trở lạnh vào cuối năm. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, trung bình hàng năm nước ta có hơn 800.000 ca mắc cúm, số ca mắc thường gia tăng vào các thời điểm giao mùa. Thời tiết chuyển lạnh hoặc giao mùa cũng khiến hệ hô hấp của trẻ trở nên nhạy cảm và sức đề kháng suy giảm khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ là chủ động tiêm phòng cúm khi đủ tuổi.

Trẻ mắc cúm dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm - Ảnh 2.

Trẻ tiêm vắc xin phòng cúm. Ảnh: Mộc Thảo

Hiện Việt Nam có vắc xin cúm ngừa 4 chủng virus cúm gồm A/H1N1, A/H3N2, B/Victoria và B/Yamagata. Vắc xin chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Trong đó, vắc xin tiểu đơn vị chỉ chứa kháng nguyên bề mặt virus với tính sinh miễn dịch tốt và ít gây phản ứng phụ sau tiêm như sốt, đau tại nơi tiêm…

Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi, chưa từng tiêm cúm, cần chủng ngừa hai mũi cách nhau tối thiểu một tháng. Trẻ từ 9 tuổi và người lớn tiêm một mũi, sau đó nhắc lại hàng năm. Theo các nghiên cứu, trẻ em tiêm ngừa cúm giúp giảm 60% nguy cơ nhiễm cúm, giảm 74% nguy cơ mắc cúm nặng đe doạ tính mạng.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai nên tiêm vắc xin cúm để bảo vệ mẹ và con trong suốt thai kỳ, cũng như truyền kháng thể bảo vệ con trong 6 tháng đầu khi trẻ chưa đến tuổi tiêm ngừa cúm. Tiêm cúm giúp giảm 51% nguy cơ thai chết lưu, giảm 72% nguy cơ trẻ dưới 6 tháng tuổi nhập viện do cúm.

Ngoài ra, phụ huynh nên giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh trẻ sạch sẽ, đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Khi trẻ có biểu hiện ho, sốt, đau người…, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái bị viêm phổi hoại tử sau 10 ngày ho, sốt

Bé gái bị viêm phổi hoại tử sau 10 ngày ho, sốt

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Bé gái 19 tháng có triệu chứng ho, sốt, dù đã đi khám và điều trị từ sớm, tình trạng vẫn tiến triển nặng dẫn đến viêm phổi hoại tử.

Cha mẹ nên biết về chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em

Cha mẹ nên biết về chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Cha mẹ muốn con mình ăn những thực phẩm lành mạnh nhưng nhiều người chưa biết cần những chất dinh dưỡng nào.

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.

Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Mẹ và bé - 3 tuần trước

GĐXH - Nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Chăm sóc răng miệng cho trẻ rất quan trọng, tuy nhiên một số thói quen xấu của trẻ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng.

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Sự việc bệnh nhi gặp nguy hiểm sau khi cắt móng tay đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Thời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Cha mẹ cần phân biệt rõ tay chân con có ngấn là do bụ bẫm hoặc do vòng thắt gây ra để sớm điều trị, tránh nguy cơ xấu đối với sức khỏe trẻ.

Bị nấm miệng phải làm sao?

Bị nấm miệng phải làm sao?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Nấm miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm Candida albicans vốn tồn tại ở miệng đã phát triển quá mức sau đó lây lan sang lưỡi và làm tổn thương bộ phận này.

Top