Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ nghỉ hè, cha mẹ lo 'sốt vó'

Thứ sáu, 09:58 25/05/2012 | Gia đình

Con nghỉ hè, trông con thế nào? gửi con ở đâu? và cho con học gì luôn là vấn đề nan giải khiến cha mẹ âu sầu.

Tranh thủ dịp nghỉ hè, nhiều bậc phụ huynh chọn đăng ký cho con học các môn năng khiếu. Ảnh minh họa
 
Trong cái nóng cao độ của những ngày đầu hè, bữa cơm chiều của mỗi gia đình có con nhỏ càng nóng hơn với đề tài “mùa hè của con” còn nan giải, chưa biết gửi con ở đâu? Cho con đi học gì? Trông con như thế nào?

Nhìn con sợ hơn thấy chủ nợ

“Mấy đứa nhỏ luôn cảm thấy thiệt thòi vì không được vui chơi thỏa thích trong dịp hè. Nhưng chúng có biết đâu là bố mẹ đang phải lo sốt vó tìm chỗ chơi cho chúng. Không tìm được, cực chẳng đã. Nhìn thấy con mà sợ hơn cả chủ nợ”, vợ chồng anh Tiến, chị Hoan ở khu tập thể TTXVN, ngõ Bùi Ngọc Dương, Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội than thở.

Từ đầu tháng 5, vợ chồng chị Hoan đã phải lo tìm mọi địa điểm vui chơi, giải trí cho hai cậu con trai hiếu động, một học lớp 2, một đang học lớp mẫu giáo 5 tuổi. Anh chị vào đủ các diễn đàn để dò hỏi, rồi nhờ người quen tìm để sắp xếp hoạt động cho con đủ 3 tháng.

Các diễn đàn trên mạng đang “nóng” với chủ đề con nghỉ hè. Nhiều bậc phụ huynh cũng có nỗi lo như vợ chồng chị Hoan. Họ chia sẻ với nhau các hoạt động sẽ hướng cho con: học các môn năng khiếu ở nhà văn hóa, các câu lạc bộ; học tiếng Anh; học kỹ năng sống, học quản lý đồng tiền; tham gia học các kỳ học quân đội; tham gia các trại hè, …

"Muốn cho con tham gia nhiều hoạt động nhưng cái khó nó vò cái khôn. Con nhỏ đâu có thể tự chạy đi chơi, đi học được. Các điểm vui chơi giải trí ai quản lý con mình được? Những lớp học năng khiếu và tiếng Anh người ta chỉ nhận dạy từ 1h30’ đến 2h là cùng. Không thể bắt con học, chơi cả ngày một chỗ được”, Chị Hoàng Khánh, người đang đau đầu với cô con gái chuẩn bị vào lớp một chia sẻ.

Cho con ở nhà hay “vác” con đi làm cùng?

Nhiều ông bố bà mẹ đã phải nghĩ đến phương án cho con đi làm cùng ở các công sở. “Bống nhà mình năm nay học lớp 3 rồi, cũng đã có ý thức. Một tuần, vợ chồng mình chia nhau lịch trông con trên cơ quan: Thứ 2, 4, 6 con theo mẹ đi làm; thứ 3, 5, sáng thứ 7 con theo bố đi làm. Năm ngoái vợ chồng mình cũng đã thử cách này”, chị Nguyễn Thị Hà, trưởng phòng nhân sự của một công ty tư vấn thiết bị y tế cho biết.

Cùng cảnh 'quắp' con đi làm, chị Phương Nga thủ thỉ, chị mang con đi mà thấy tội nghiệp con lắm. Cơ quan toàn người làm việc, bắt con ngồi bên cạnh, nói khẽ để không làm phiền mọi người. Mang cái laptop đi cho con chơi. Nhiều khi nhìn con buồn xo vì không có ai chơi cùng mà xót. Đến trưa ăn cơm, nghỉ trưa cũng vật vờ theo mẹ.

Thay vì giải pháp 'đèo bồng' con đến văn phòng cùng, nhiều gia đình quyết định thuê ôsin để chăm sóc trẻ trong dịp hè. Như chị Thùy Linh, Xã Đàn bật mí rằng, chị hướng dẫn người giúp việc đưa con đến những địa điểm vui chơi, học hè rồi đón về. Ở nhà, người giúp việc sẽ chăm cho con ăn uống, nghỉ ngơi. Nhưng phải nhờ người quen giới thiệu một người giúp việc tin cậy mới dám giao con. Và phải sắm cho người giúp việc một cái điện thoại để liên tục gọi về hỏi tình hình con cho yên tâm.

Chị Lê Dung, giám đốc một trung tâm cung cấp nhân lực giúp việc cũng cho biết: “Thời gian này nhiều gia đình vợ chồng trẻ có nhu cầu tìm giúp việc để chăm sóc cho con. Nhưng họ yêu cầu rất cao: Lao động phải có văn hóa, nhân thân xác minh đảm bảo, giao tiếp tốt, nấu ăn ngon, sạch sẽ. Lương cho lao động như thế chắc chắn là cao hơn những giúp việc bình thường”.

Cho con về quê với ông bà?

Mẹ cặp song sinh có biệt danh là Xi Xi, học tiểu học Lê Văn Tám đang chuẩn bị cho hai anh em về nhà ông bà ngoại ở khu vực ngoại thành Hà Nội. “Mình không muốn con đi học thêm. Hai đứa cần được chơi thỏa mái trong thời gian nghỉ hè. Môi trường ở quê với ông bà ngoại là hay nhất. Ở quê, mọi người sống tình cảm, không khí thoáng, nhiều hoạt động. Chỉ băn khoăn nhất là có nhiều ao hồ”, mẹ của Xi Xi tâm sự.

Hai cậu bé Xi Xi rất háo hức với chuyến nghỉ hè về quê. Cuối tuần, bố mẹ hai em vẫn về quê chơi với con được. Tuy nhiên, ông bà ngoại của cậu bé tỏ ý hơi lo lắng: “Có cháu về thì vui, nhưng chúng nó nghịch đến phát sợ. Không trông nom chúng nó cẩn thận thì cũng khổ”, bà ngoại Xi Xi nói đầy vẻ lo âu.

Tuy nhiên, nhiều mẹ lại lo lắng, cho con về với ông bà ở quê thì con lại bị đảo lộn thói quen: “Năm ngoái mình cho con về nhà ông bà ở Phú Thọ, đến lúc đi học, cháu quên sạch cả chữ, hỏi gì cũng không biết. Đó là vì 3 tháng hè cháu ở nhà với ông bà không lo luyện chữ, không học gì cả. Lúc đi học, cháu còn cứ lơ mơ vì sinh hoạt ở quê không bị gò bó như lên thành phố, tiếp tục đi học”, mẹ có nickname Linhphong cho biết.

Năm nào các phụ huynh có con nghỉ hè cũng có cùng một nỗi khổ như năm nào. Việc này như việc sống chung với lũ vì chỗ chơi cho các em thì bất cập, học nhiều cũng không tốt. Rất nhiều cha mẹ than thở: mong cho 3 tháng hè qua thật nhanh để con lại đi học, bố mẹ yên tâm đi làm.
 
Theo Eva
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

Chuyện vợ chồng - 10 giờ trước

Tôi không muốn mình sống như những cô vợ khác, bố mẹ mình không được chăm phải chăm bố mẹ chồng.

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Chuyện vợ chồng - 14 giờ trước

Sau khi cưới 1 năm, bố mẹ chồng yêu cầu vợ chồng con trai gửi tiền hàng tháng để trang trải chi phí sinh hoạt. Con dâu vô cùng khó chịu trước đề nghị này.

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

Gia đình - 16 giờ trước

GĐXH - Đây là những con giáp nữ sẵn sàng tiêu cạn tháng lương chỉ để thỏa mãn thú vui mua sắm.

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Gia đình - 17 giờ trước

"Những người hạnh phúc nhất là biết tận hưởng cuộc sống của họ. Họ cảm thấy hài lòng với các hoạt động của mình và họ cảm thấy ý nghĩa về lý do tại sao họ đang sống. Đây là protein, carbohydrate và chất béo của hạnh phúc", vị giáo sư chia sẻ.

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Gia đình - 18 giờ trước

GĐXH - Với 5 cung hoàng đạo nam này, họ có thể từ bỏ tình yêu của mình vì công danh sự nghiệp.

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Nuôi dạy con - 21 giờ trước

GĐXH - Tiến sĩ Ethan Cross (nhà tâm lý học đến từ đại học Michigan, Mỹ) chỉ ra nỗi đau tinh thần và thể xác có ảnh hưởng đến não bộ rất giống nhau.

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Gia đình - 23 giờ trước

Khi nhìn số dư trong tài khoản của bố mình, người đàn ông này lập tức gọi điện thoại để tìm hiểu về sự việc.

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là khi cả hai không gặp quá nhiều vấn đề về tài chính.

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Chuyên gia tâm lý học Lý Mai Cẩn của Đại học Cảnh sát Trung Quốc cho rằng có những cha mẹ cả cuộc đời chỉ "lang thang bên ngoài cánh cửa trái tim trẻ".

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Cuộc sống của gia đình tôi bị đảo lộn hoàn toàn sau ngày tôi đi đánh ghen.

Top