Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trị chứng khó ngủ

Chủ nhật, 11:31 08/03/2009 | Sống khỏe

Thưa bác sĩ, tôi năm nay trên 60 tuổi, bị mất ngủ hoài nên tính tình cau có, gia đình không ai ưa. Tôi đã thử đủ cách, từ tắm nước nóng, ngâm chân nước lạnh, rồi đếm sao trên trời... mà cũng không kết quả.

Tối nào tôi cũng thức dậy mấy bận, uống nước, lục đục đi lui đi tới... Bác sĩ có cách nào giúp tôi ngủ sao cho dễ không...?

anduy40@yah...

Người ta nói già thì đương nhiên ít ngủ, khó ngủ. Nhưng không phải vậy. Già càng cần ngủ, ngủ đủ và ngủ có chất lượng hơn. Vậy thì, ngủ sao cho dễ?

Khi nào buồn ngủ thì đi ngủ ngay. Đừng ráng coi cho hết phim, ráng đọc cho hết chương... Ráng thì khó dỗ lại giấc ngủ lắm! Chưa buồn ngủ thì kệ nó, việc gì phải ngủ. Cơ thể ta sẽ biết cách ngủ bù! Trừ khi có bệnh, còn nếu không thì cơ thể sẽ tự biết điều chỉnh. Đừng lo. Tiếng Việt ta thiệt hay. Không nói mắc ngủ mà nói buồn ngủ. Vì buồn mới dễ ngủ. Vui khó ngủ. Vui là kích thích, hào hứng, rộn rã, thở gấp, tim đập nhanh, huyết áp tăng. Buồn, mọi thứ như  xìu xuống, giảm kích thích, thở chậm, tim đập chậm  và huyết áp cũng giảm. Cho nên cách dỗ giấc ngủ tốt nhất là làm sao cho mình... buồn! Dĩ nhiên là buồn vừa đủ, buồn kiểu "buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn"  chớ buồn quá cũng làm mất ngủ.

Có một cách rất tốt làm cho dễ ngủ là tách thân xác ra khỏi thân hơi. Có thể nói, thân thể ta gồm có hai phần là thân xác và thân hơi. "Tách" thân xác khỏi thân hơi có nghĩa là buông xả toàn bộ thân xác, như rã nó ra, xì nó xuống, làm cho nó xẹp lép, hết căng. Khi "thân xác" đã xẹp lép, lửng lơ như vậy rồi thì ta tập trung chú ý vào "thân hơi", tức là hơi thở của ta. Không cần phải cố gắng, ráng sức điều hòa chi cả.  Bởi còn ráng, còn cố gắng thì còn căng, không gọi là buông xả được.  Cứ để "thân hơi" tự nhiên, nó sẽ tự biết lúc nào phải thở vào, thở ra, lúc nào phải thở sâu thở cạn. Một lúc ta sẽ rơi vào... giấc ngủ hồi nào không hay.

Cái khó lúc mới tập là ta thường dễ bị tràn ngập bởi những ý tưởng này nọ, những tính toan, những giận hờn, những lo lắng... làm ta sôi lên. Mà đã sôi lên thì có trời mới ngủ được. Lúc đó, nếu ta biết cách dùng thân hơi "dụ” thân xác, bằng cách theo dõi xem thân hơi đang dở trò gì, xì xọp ra sao, nhanh chậm, nhiều ít ra sao, một lúc ta sẽ cắt đứt được dòng nghĩ tưởng. Trời sinh hệ thần kinh của ta cùng lúc không thể nghĩ đến hai việc. Đã nghĩ việc này thì sẽ quên việc kia. Khi ta nghĩ đến thân hơi, quan sát nó, thì ta đã đánh lạc hướng những cái nghĩ tưởng khác trong đầu. Đếm sao trên trời hoặc nghĩ đến dòng sông tuổi thơ, bãi biển vắng người... thì vẫn cứ còn căng thẳng. Đếm sao thì mất công nhớ số; nghĩ đến dòng sông tuổi thơ thì nhớ chuyện tắm ở truồng... Cứ chuyện này dắt chuyện kia mãi không ngớt. Chỉ có cách tìm một cái gì đó thật trung tính, không tạo kích thích, do đó cách quan sát thân hơi là tốt nhất. Thân hơi sẵn có, không phải tìm kiếm đâu xa, cũng không đòi nghĩ tưởng. Bởi ta phải thở bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.  Vì vậy, ta có thể dùng thân hơi như một công cụ để...  "dụ” thân thể quên đi tất cả những chuyện khác. Mà đã quên thì hết căng, hết căng thì xìu, xìu thì... buồn, buồn thì... ngủ.

Đừng quá lo mất ngủ. Chính cái lo mất ngủ làm mất ngủ nặng hơn. Khi ta cóc cần ngủ,  ngủ sẽ cần ta, sẽ tìm đến ta. Muốn không ngủ cũng không được. Trái lại, chạy theo nó, sợ mất nó thì nó bỏ đi. Chúc ngủ ngon.

Theo BS Đỗ Hồng Ngọc
Báo Phụ nữ TPHCM
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 9 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 10 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 11 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 13 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 14 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 16 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 18 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 19 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top