Hà Nội
23°C / 22-25°C

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Thứ ba, 14:43 30/04/2024 | Sống khỏe

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (cơ sở 3), khi nhiệt độ tăng cao, vượt ngưỡng 39 độ C thì bất kể nhóm người nào, dù là người lớn hay trẻ em đều có thể bị say nắng, say nóng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do cơ thể mất nhiều nước, tiết mồ hôi nhiều, rối loạn điều hòa thân nhiệt khi gặp ánh nắng gay gắt chiếu vào người. Khi bị say nắng, người lớn thường sốt, chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu. Trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện quấy khóc, lờ đờ, chán ăn, nóng toàn thân, thậm chí bị co giật .

6 bước cứu người say nắng, say nóng - Ảnh 1.

Nhiệt độ ngoài trời tăng cao, hầu hết người đi đường đều mặc đồ bảo hộ chống nắng nóng. (Ảnh: Đắc Huy)

Dấu hiệu nhận biết người say nắng, say nóng

Dấu hiệu để nhận diện say nắng, say nóng là sốt từ 40 độ C trở lên, da khô, nóng hoặc tăng tiết mồ hôi, chóng mặt, choáng váng, da đỏ, mạch đập nhanh, đau đầu.

Nguyên nhân là do không uống đủ nước khi thời tiết nắng nóng, không khí lưu thông kém trong nhà, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nơi ở. Nếu tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều có thể làm tăng thêm chỉ số nhiệt cơ thể lên tới 15 độ.

Sốc nhiệt cũng có mối liên quan với chỉ số nhiệt. Độ ẩm tương đối từ 60% trở lên sẽ gây cản trở sự bay hơi của mồ hôi và khả năng tự làm mát của cơ thể.

Đặc biệt lưu ý, người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng khi chỉ số nhiệt tăng cao. Do đó, cần phải chú ý đến chỉ số nhiệt trong các bản tin dự báo thời tiết, đặc biệt là trong các đợt nắng nóng cao điểm.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Dưới đây là 6 bước xử trí khi gặp người bị say nắng, say nóng:

- Bước 1: Nhanh chóng gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp 115 hoặc y tế địa phương.

- Bước 2: Trong thời gian chờ xe cấp cứu, di chuyển người bị say nắng đến nơi râm mát.

- Bước 3: Cởi bỏ bớt quần áo không cần thiết.

- Bước 4: Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể.

- Bước 5: Làm mát cơ thể bằng bất cứ cách nào như xịt mát cơ thể bằng nước, dùng quạt phun sương; đặt túi nước đá hoặc khăn mát lên vùng cổ, nách và bẹn; cho người say nắng uống nước mát để bù nước (nếu có thể).

- Bước 6: Đánh giá mức độ tỉnh táo người say nắng (lay gọi, tiếp xúc…).

Bác sĩ Vũ lưu ý, nếu nạn nhân tỉnh táo thì cho nạn nhân uống bổ sung nước, chất điện giải. Nếu nạn nhân chưa tỉnh táo tiếp tục làm mát cơ thể trong khi chờ xe cấp cứu. Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu tuần hoàn (thở, ho hoặc cử động) thì cần nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo.

Cách phòng ngừa say nắng, say nóng

Theo chuyên gia, để phòng ngừa say nắng, say nóng trong mùa hè, khi chỉ số nhiệt lên cao, tốt nhất bạn nên ở trong môi trường có không khí mát mẻ. Trường hợp phải ra ngoài khi trời nắng, bạn có thể ngăn ngừa hiện tượng say nắng cần bổ sung các loại nước trái cây giúp giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng.

Bạn cần mặc quần áo thoáng mát, thoải mái, sáng màu và đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên.

Để ngăn ngừa tình trạng mất nước, mọi người nên uống ít nhất 1,5 lít nước lọc, nước trái cây hoặc nước ép rau củ mỗi ngày, cũng có thể dùng nước uống thể thao giàu chất điện giải trong những ngày nhiệt độ lên cao và độ ẩm xuống thấp.

Đồng thời, bạn cần tránh các chất lỏng có chứa caffeine hoặc rượu, vì các chất này có thể khiến tình trạng mất nước hơn trầm trọng hơn, cũng không nên uống viên muối khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Cách đơn giản và an toàn nhất để thay thế muối và các chất điện giải trong các đợt nắng nóng là uống đồ uống thể thao hoặc nước trái cây.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 42 tuổi mang khối u nặng 3,6kg trong lồng ngực mà không biết

Người đàn ông 42 tuổi mang khối u nặng 3,6kg trong lồng ngực mà không biết

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Khối u trung thất khổng lồ, có kích thước lên tới 30x20 cm, nặng 3,6 kg. Đây là một trong những khối u lớn hiếm gặp trong y văn, đe dọa nghiêm trọng đến chức năng hô hấp của người bệnh.

Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?

Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Hạ đường huyết có thể xảy ra với tất cả mọi người, tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, do có sự rối loạn trong chuyển hóa đường huyết, nên tình trạng này cũng phổ biến hơn.

Nguyên nhân đột quỵ khi đang chơi pickleball

Nguyên nhân đột quỵ khi đang chơi pickleball

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Pickleball tuy là môn thể thao cường độ vận động vừa phải nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ do vận động đột ngột, bệnh lý nền không được kiểm soát đúng cách.

Cách phòng chống say nắng, say nóng trong mùa hè đơn giản mà hiệu quả

Cách phòng chống say nắng, say nóng trong mùa hè đơn giản mà hiệu quả

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Khi bị say nắng, say nóng người bệnh thường có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ quanh nhà

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ quanh nhà

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Gừng nướng kỹ ngậm nuốt, lá hẹ hấp mật ong hay rau diếp cá giã lấy nước uống là những bài thuốc dân gian giúp giảm triệu chứng viêm họng hiệu quả.

Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, tim bị suy yếu chỉ còn là thời gian

Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, tim bị suy yếu chỉ còn là thời gian

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Các nghiên cứu cho thấy những người ngủ trưa từ 30-60 phút có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 30% so với những người không ngủ trưa.

Những điều cha mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Những điều cha mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Sống khỏe - 21 giờ trước

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến trẻ đau đớn, bỏ ăn, quấy khóc. Bệnh tay chân miệng trải qua 4 giai đoạn điển hình và có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng cho trẻ, vì vậy cha mẹ không nên chủ quan!

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Sai lầm nguy hiểm với người bệnh sốt xuất huyết dễ khiến bệnh phát triển nặng, diễn biến khó lường đó là không đến bệnh viện thăm khám và tự ý dùng thuốc.

Dấu hiệu trái tim cảnh báo nguy hiểm '9 phần tử vong'

Dấu hiệu trái tim cảnh báo nguy hiểm '9 phần tử vong'

Sống khỏe - 23 giờ trước

Sốc tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu cho phần còn lại của cơ thể. Bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong lên tới 90%.

Top