Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

Đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc khám vì khàn tiếng, nuốt vướng, đôi lúc khó thở, vùng cổ to bất thường, anh Đ.T.T (24 tuổi), trú tại Đức Bác, Sông Lô bất ngờ nhận kết quả chẩn đoán ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ và cần phẫu thuật để loại bỏ khối u ngay lập tức.
Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành làm các xét nghiệm máu cần thiết, siêu âm tuyến giáp, chụp cộng hưởng từ và sinh thiết khối u. Kết quả chỉ ra người bệnh bị ung thư tuyến giáp thể nhú - thể bệnh hay gặp nhất trong các loại ung thư tuyến giáp.

Bệnh nhân tới viện khám khi bị khàn tiếng, nuốt vướng, đôi lúc khó thở, vùng cổ to bất thường. Ảnh: BVCC
Sau khi được tư vấn, giải thích rõ phương pháp phẫu thuật và điều trị, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp nạo vét hạch cổ hai bên. Bác sĩ cho biết, khối u tuyến giáp của người bệnh này khá lớn, bị biến đổi hình thái có nhiều nhân, nhân lớn nhất có kích thước 2cm, chèn ép gây hẹp lòng khí quản; ngoài ra còn có rất nhiều khối hạch di căn xung quanh cổ, kích thước lớn nhất lên tới 5cm.
Sau mổ, anh Đ.T.T được tiếp tục theo dõi và điều trị theo phác đồ. Hiện tại, người bệnh đã hồi phục sức khỏe, ăn uống bình thường, khắc phục được tình trạng nuốt vướng và nói khàn.
Thời gian tới, người bệnh sẽ được dùng các loại thuốc đặc trị để bù lại hormon bị thiếu. Trong trường hợp tế bào ung thư vẫn còn, người bệnh sẽ được xạ trị cho đến khi triệt căn ung thư hoàn toàn.
Chia sẻ về ca bệnh này, bác sĩ Hiếu cho biết: “Trường hợp của bạn Đ.T là trường hợp người bệnh trẻ bị ung thư tuyến giáp, đến viện muộn khi đã có các triệu chứng chèn ép đường thở. Khối u to và đã di căn hạch khiến cuộc phẫu thuật khó khăn hơn và tăng nguy cơ biến chứng sau mổ.
Vậy nên để phòng tránh tốt nhất, thì chúng ta nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần. Nếu xuất hiện khối u tuyến giáp nhỏ, người bệnh cần tiếp tục theo dõi, nếu có chỉ định sinh thiết tế bào thì nên thực hiện để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời, phòng ngừa nguy cơ phát triển thành ung thư và di căn hạch”.
Theo các bác sĩ, ung thư tuyến giáp nếu được phát hiện sớm, phẫu thuật triệt căn kết hợp với điều trị I-ốt 131 và liệu pháp nội tiết thông thường, thì tiên lượng sau mổ rất tốt, có thể khỏi bệnh hoàn toàn.



Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Xuất hiện vệt đen trong móng tay nghi ung thư da, bé 10 tuổi đi khám bất ngờ nhận tin vui
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Bé Hải, 10 tuổi, xuất hiện một vệt đen bất thường trong móng tay cái bên trái, người nhà lo ung thư, xong bác sĩ sinh thiết xác định nốt ruồi lành tính.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Lên mạng tìm thầy chữa ung thư gan, người đàn ông 37 tuổi ở Hà Nội qua đời trong sự đau xót của người thân
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga
Y tế - 2 giờ trướcTheo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.

Tử vong thương tâm vì tin ‘bác sĩ’ trên TikTok cam kết chữa khỏi
Sống khỏe - 3 giờ trướcBị ung thư gan, anh T. vô cùng lo lắng, hoang mang. Khi gặp một "thần y" trên mạng TikTok, cả gia đình hy vọng anh sẽ sống thêm vài năm tuy nhiên, bệnh nhân tử vong sau 3 tuần.

10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa
Sống khỏe - 5 giờ trướcMặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh
Y tế - 17 giờ trướcBộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu thì cần uống thuốc?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, tổn thương mạch máu não, mất thị lực và suy thận...