Triết lý nhà Phật (3): Con người bỏ an lạc, tự hủy hoại mình khi nuôi dưỡng hận thù
GiadinhNet - Xu hướng đầu tiên là người ta thường trả thù những gì xung quanh để trút bỏ cơn giận. Nếu không, họ có thể tự hủy hoại chính mình.
Sân hận thường khiến con người bị mờ lý trí, đánh mất chính mình. Con người không biết mình đang nghĩ gì và làm gì. Hệ quả của sân hận luôn đem đến tiêu cực. Xu hướng đầu tiên là người ta thường trả thù những gì xung quanh để trút bỏ cơn giận. Nếu không, họ có thể tự hủy hoại chính mình. Nên theo triết lý nhà Phật, không nên nuôi cơn giận quá một ngày.

Các cấp độ của sân hận
Theo đại đức Thích Nhật Từ, sân giận của con người có nhiều cấp độ khác nhau như sự nổi nóng, hung dữ, huỷ hoại và thù hận. Tuỳ trường hợp mà phản ứng của con người có thể rơi vào một, hai hay cả các tình huống vừa nêu. Nếu rơi vào tất tình huống đó thì mình đã chuốc lấy sự bất hạnh. Chính vì thế, sự an lạc, tĩnh tại đời sống nội tâm không còn nữa. Nói cách khác, cơn giận làm hao tâm, tổn trí mất hết sự an lạc.
Trong công trình nghiên cứu mang tên: “Chuyển hóa sân hận”, Thượng tọa Thích Nhật Từ cho rằng, ở bề ngoài, sự nổi nóng có thể biểu đạt qua nhiều cách thức như cau có, bực bội, khó chịu hoặc thay đổi sắc mặt, ngữ điệu, thái độ ứng xử, cử chỉ sinh hoạt hàng ngày gần như bị biến dạng. Người đang giận nếu bị chứng bệnh cao huyết áp hay tim mạch thì sẽ thấy gương mặt tái xanh. Nếu có chứng bệnh khác thì gương mặt đỏ lên do máu dồn lên não quá nhiều. Trạng thái ngấm ngầm biểu đạt một cách tinh vi của sân hận là hờn mát. Sự hờn mát có thể tạo ra nỗi buồn bực, dẫn đến thái độ ganh tị hay hiềm khích. Chú tâm vào việc làm, lời nói của người khác từ tàng thức của mình mà không bộc lộ ra ngoài.
Tác hại, biểu đạt lớn hơn với cường độ và tốc độ mạnh hơn của sân hận là sự huỷ hoại. Theo kinh điển, lòng sân hận có chức năng huỷ diệt đối tượng, có thể biểu đạt qua các động tác đập phá đồ đạc, dồn nén sự giận dữ vào tờ giấy rồi vò nhàu nát hay xé ra từng mảnh nhỏ, hoặc thái độ ăn miếng trả miếng, ứng xử rất giang hồ. Làm vậy, khiến lòng giận dữ ngày càng leo thang, làm cho nội kết giữa mình và người không bao giờ có dấu chấm kết thúc.
Biểu hiện cuối cùng là lòng thù hận, ôm ấp sự thù hằn, giận dữ trong tâm. Nhiều người nuôi quyết tâm trả thù trong tương lai. Sự trả thù rất đa dạng. Trước hết, có thể ngấm ngầm dưới thái độ tâm lý “loại trừ”, không bao giờ chấp nhận sự tồn tại song hành giữa mình và kẻ thù, nghĩa là đặt mình với họ lên bàn cân, một mất một còn, ngày và đêm, mặt trời và mặt trăng.
Sở dĩ, lòng thù hận nguy hiểm vì nó là nền tảng và được biểu đạt bằng sự nổi nóng, hung dữ, huỷ hoại và nhiều cách thức khác. Đôi lúc, có người phản ứng hết sức cực đoan bằng cách kết liễu mạng sống của đối tượng. Ví dụ: trong cơn ghen, phụ nữ có tính Hoạn Thư có thể dùng axit để huỷ hoại thân thể người xen vào hạnh phúc của mình. Trong quan hệ đối tác, có thể hạ đối phương để tranh giành địa vị, quyền lợi.
Những nghiên cứu khoa học cho thấy, dù mọi cấp độ sân hận khác nhau thì đều để lại hệ quả tiêu cực. Đầu tiên, con người nuôi sân hận, chính là đang hủy hoại bản thân và hại người xung quanh. Một người nuôi sân hận, thường hành động tiêu cực. Họ hay buồn rầu, than vãn, sầu não... theo khoa học, nó sẽ tạo ra axit, khiến cơ thể bị nhiễm độc. Vì tâm lý sầu não, buồn phiền kéo theo hành động tiêu cực. Và cuối cùng là cái kết đau buồn, người ta có xu hướng kết liễu chính mình.
Sân hận dẫn đến trả thù xuất hiện ngày càng nhiều, đây là xu hướng đáng báo động. Vì không có kỹ năng chuyển hóa sân hận, người ta thường có xu hướng xả giận, trút giận vào người khác. Hậu quả thường rất đau lòng. Có thể đó là vụ chồng bạo hành vợ, cha đánh con, các vụ vợ chồng, người yêu đánh ghen, thậm chí thanh toán nhau chỉ vì lòng sân hận. Phật pháp khuyên, chúng ta không nên nuôi hận trong lòng là vậy.
Làm chủ lòng sân hận
Theo nhà Phật, không nên đè nén cơn giận vì cơn giận sẽ bị biến dạng thành nhiều hình thức rất nguy hiểm như nêu trên. Rõ ràng, cần phải phóng thích cơn giận nhưng phóng thích bằng cách nào? Nếu phóng thích không có phương pháp như ném đồ đạc ra khỏi nhà là đang làm cho đường phố, môi trường bị ô nhiễm. Như vậy, được việc mình nhưng có hại cho người khác. Vì thế, nhà Phật dạy, con người phải hiểu được các thao tác kỹ thuật phóng thích lòng sân, có phương pháp để nỗi khổ đau được nhổ tận gốc.
Để tháo gỡ gốc rễ khổ đau do sân hận mang lại, phải nhìn sâu vào bản chất của nó. Muốn nhổ tận gốc, phải nỗ lực bằng nhiều cách mới chuyển hóa được. Sân hận giống như con đỉa, nếu chặt thành ba khúc thì nó trở thành ba con, chặt thành mười khúc thì nó trở thành mười con, chặt thành trăm mảnh thì nó trở thành trăm con. Vì vậy, đừng chặt nó, đừng kháng cự bằng cưỡng lực mà hãy chuyển hóa theo cách thức nhận dạng được mặt mũi, nguyên nhân tại sao nó tạo ra khổ đau.
Sự phóng thích sân hận ra khỏi cảm xúc và đời sống con người còn quan trọng hơn phóng thích độc tố. Mỗi khi độc tố sân hận nhiễm vào trong nhận thức thì máu hạnh phúc sẽ tím bầm, buồng phổi không còn ôxy hạnh phúc để thở. Các hành vi ứng xử của người bị nhiễm độc sân hận trở thành kẽm gai, lựu đạn… làm khổ đau bản thân và tha nhân. Sự phóng thích nỗi đau của sân hận lúc này là một nhu cầu.
Giải pháp khác có thể hóa giải sân hận là thái độ tương nhượng. Có rất nhiều cách tương nhượng. Ví dụ về cá tính của con người, khi mới gặp đối phương có cá tính mạnh thì sự khác nhau về tính tình trở thành áp lực, nếu làm ăn lâu dài sẽ là phản lực. Người Việt Nam có câu, nói về tiêu chí của mối quan hệ trên góc độ của sự tương nhượng rất hay: “tránh voi chẳng hổ mặt nào”. Ở đây, voi hiểu như đại từ chỉ chung cho tất cả đối tác khó khăn, gây rối, dễ giận dỗi, phiền hà, thích ức hiếp, lấn lướt đối tác.
Sự tương nhượng là một nhu cầu cần thiết để có những hòa ước giữa người với người. Nhờ vậy, cơn giận dữ không có điều kiện khởi sinh và phát triển. Ứng xử theo nguyên tắc tương nhượng là cách nhìn nhận, đánh giá và chấp nhận sự khác biệt đa dạng chứ không phải trở ngại. Dĩ nhiên, sự khác biệt về cá tính có thể làm cho nhau phiền não. Nếu sự khác biệt của mình làm người khác không thích thì đừng bắt buộc người khác làm, hoặc tệ hơn nữa là biến mình thành trục đánh giá.
Nhà Phật dạy phát triển cách nhìn lạc quan là nhìn sự khác biệt như sự bổ sung cho nhau. Nếu quan niệm sự khác biệt về cá tính giữa mình và người, cách tốt nhất là soi lại chính mình. Nếu hai người giống nhau 100% cùng sống với nhau sẽ tạo thành sự nhàm chán, hoặc cạnh tranh như cây trong rừng. Nhiều cây cùng chủng loại tạo thành rừng, nhưng có thể giành chỗ đứng của nhau. Hai dòng nước gặp nhau có thể tạo thành lũ lụt. Hai ngọn lửa gặp nhau tạo sự hủy diệt.
Người am hiểu nghệ thuật sẽ không nỗ lực tạo ra nhiều chi tiết cho bức tranh những nét đẹp. Nếu mọi thứ đều nổi bật thì không có gì trở thành nổi bật trong bức tranh. Giá trị của mọi đối lập và khác biệt chỉ mang tính tương đối, biết cách sử dụng thì mọi thứ đều có giá trị. Nhận thức được những điều này, có nghĩa chúng ta đã làm chủ được sân hận.
Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, biểu hiện của dạng sân hận này rất rõ, và xu hướng ngày càng trẻ hóa. Giới trẻ ngày nay rất nhạy cảm nhưng lại không có kỹ năng kháng cự cảm xúc tiêu cực. Những câu chuyện buồn sau chia tay, hay thể hiện mình để thỏa mãn sĩ diện, đẳng cấp. Khi gặp chuyện buồn tình cảm, một chàng trai nào đó có thể tự rạch tay, chân, hành hạ thể xác. Họ có thể treo cổ, hay nhảy cầu tự tử. Đó là những sai lầm không nên lặp lại.
Duy Trúc/Báo Gia đình & Xã hội
(Còn nữa)

Vì sao chủ kênh TikTok 'Gia đình Hải Sen' bị bắt?
Pháp luật - 2 phút trướcCông an tỉnh Ninh Bình khởi tố, bắt tạm giam Lê Văn Hải và Trần Đại Phúc để điều tra về tội Buôn bán hàng giả là thực phẩm quy định.

Điểm chuẩn lớp 10 chuyên Ngoại ngữ cao nhất 34,7 điểm
Giáo dục - 26 phút trướcTrường THPT chuyên Ngoại ngữ năm nay lấy điểm chuẩn từ 30,01-34,7/50, cao nhất ở lớp tiếng Anh.

Miền Bắc bao giờ kết thúc mưa dông?
Thời sự - 29 phút trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, mưa dông tiếp tục tái diễn ở miền Bắc, xảy ra chủ yếu về chiều tối và đêm. Trong khi Trung Bộ nắng nóng gia tăng và kéo dài.

9 trường hợp này bắt buộc phải đổi sang mẫu sổ đỏ mới từ 2025
Đời sống - 29 phút trướcGĐXH - Dưới đây là 9 trường hợp cụ thể bắt buộc phải đổi sang mẫu sổ đỏ mới từ 2025 theo quy định của Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

Lời sám hối muộn màng trong vụ 'chặt chém' 4,2 triệu đồng tiền taxi ở Hà Nội
Thời sự - 9 giờ trước"Em gửi lời xin lỗi người bị hại và xin gửi lại 4,9 triệu đồng, nhờ anh chuyển đến gia đình họ... đó là lời nhắn nhủ muộn màng từ người thân của tài xế taxi trong vụ “chặt chém” 4,2 triệu đồng ở Hà Nội.

Hà Nội: Phó chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn bị bắt vì sản xuất cồn giả
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Phạm Đình Tuấn - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) vừa bị cơ quan công an bắt giữ vì hành vi sản xuất hàng giả là cồn y tế.

Tiến độ đường vào hồ Nặm Cắt ở Bắc Kạn hiện ra sao, còn vướng mắc gì?
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Sau gần 3 năm thi công, dự án đường vào hồ Nặm Cắt, TP Bắc Kạn gặp nhiều khó khăn do vướng giải phóng mặt bằng và kinh phí trước thêm sáp nhập.

Hiện trạng tuyến đường dài 2 km nối 2 quận ở Hà Nội dang dở gần 10 năm
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Tuyến đường dài hơn 2km nối phố Tố Hữu với đường 70 kéo dài, đi qua 2 quận Hà Đông và Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) dù được khởi công đã gần 10 năm, thế nhưng đến nay vẫn trong cảnh dở dang, nhếch nhác.

Hà Nội: Tạm giữ 3 đối tượng liên quan vụ 'chặt chém' gần 5 triệu đồng của 2 người đồng bào dân tộc
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Công an phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã tạm giữ 3 đối tượng liên quan đến vụ 2 người đồng bào dân tộc thiểu số bị “chặt chém” gần 5 triệu đồng tiền taxi và xe ôm.

Tin vui: Thêm một chính sách có lợi cho hàng triệu người Việt chính thức có hiệu lực từ 1/7
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, người dân trên toàn quốc có thể thực hiện công chứng ngay cả khi không có mặt tại văn phòng công chứng. Nhưng công chứng điện tử là gì? Giao dịch nào bắt buộc công chứng? Và làm sao để phân biệt thật - giả trong kỷ nguyên số? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả.

Hai thanh niên ngoại quốc bị dụ dỗ 'việc nhẹ lương cao' đi lạc sang Việt Nam
Thời sựGĐXH - Trong lúc tuần tra trên quốc lộ, CSGT Hà Tĩnh phát hiện 2 thanh niên nghi là người nước ngoài đang đi bộ với biểu hiện mệt mỏi, lạc đường. Cả 2 khai bị lừa nhập cảnh trái phép để sang nước thứ ba tìm 'việc nhẹ lương cao'.