Hà Nội
23°C / 22-25°C

Truyền hình thực tế đang làm hại trẻ em như thế nào?

Thứ tư, 11:00 27/04/2016 | Giải trí

GiadinhNet - Từng là Thứ trưởng Bộ Văn hóa, NSND Trung Kiên tỏ ra lo ngại khi thấy trẻ em bước ra từ truyền hình thực tế là một bước thành “sao”, đồng thời thể hiện sự nổi tiếng bằng cách đi hát kiếm tiền. Theo ông, đây là điều đi ngược lại với giá trị nghệ thuật, gây hệ lụy không nhỏ cho tâm hồn và sự nhìn nhận với nghệ thuật của trẻ sau này.

Với những thành công từ sớm, Phương Mỹ Chi trở thành một trong những người kiếm tiền cho gia đình. Ảnh: TL
Với những thành công từ sớm, Phương Mỹ Chi trở thành một trong những người kiếm tiền cho gia đình. Ảnh: TL

Mục tiêu số một là tiếng và tiền

Nói đến Giọng hát Việt nhí, nhiều người cho rằng, nhờ có nó mà một tài năng như Phương Mỹ Chi mới được phát hiện. Giọng hát ngọt ngào của cô bé cũng khiến cho khán giả thêm yêu hơn những ca khúc dòng nhạc quê hương. Sau cuộc thi, cô bé sở hữu một lượng fan khủng còn hơn cả các nghệ sĩ ngôi sao hiện nay.

Với độ nổi tiếng rất nhanh, Phương Mỹ Chi ngay lập tức được các bầu show săn đón và trở thành ca sĩ độc quyền của ca sĩ Quang Lê. Cô bé cũng trở thành niềm mơ ước của nhiều đứa trẻ nên cứ sau mỗi mùa tuyển sinh gameshow mới lại có hàng trăm gia đình nô nức cho con thử "vận may". Họ không tiếc công tiếc của để tìm người hướng dẫn tốt nhất cho con. Thế nhưng, họ lại bỏ ngỏ việc tìm sự tư vấn từ các chuyên gia tâm lý trước khi đưa con đến với các cuộc thi, bởi trong số hàng trăm thí sinh tham gia, chiến thắng chỉ dành cho một người. Nỗi buồn cho những đứa trẻ nhiều hơn là niềm vui, nên nếu không có kỹ năng để định hướng khi con đến với cuộc thi, theo các chuyên gia tâm lý, sẽ khiến trẻ hoặc tự ti, hoặc hình thành tính ăn thua để có giải thưởng bằng được.

Theo NSND Trung Kiên, trong sự hỗn loạn của thị trường âm nhạc hiện nay thì trẻ em đang rất thiệt thòi. Ông phân tích: "Các cháu phải tham gia chứ không phải được tham gia. Truyền hình thực tế có những mặt tốt, nhưng không nhiều lắm đâu. Ngược lại, hạn chế nhiều hơn vì nó có xuất phát điểm là làm sao để có doanh thu, sau đó mới là cho các em. Thử hỏi, nếu chương trình đó bị lỗ, họ có tiếp tục không? Nếu vì các em thì sẽ không tính đến chuyện lỗ lãi. Trong nghệ thuật mà thương mại hóa, nhất là liên quan đến trẻ em nữa thì rất tác hại. Ca hát là việc rất quan trọng với trẻ, vì nó giúp nuôi dưỡng tâm hồn các em, nhưng nếu hát để có tiền thì nó không còn tính hồn nhiên nữa. Từng có nhiều năm làm quản lý văn hóa, tôi rất phản đối những chương trình mang tính kinh doanh như vậy. Hãy vào Học viện Âm nhạc Quốc gia mà xem, các em biểu diễn hay vô cùng, vì nó không bị chi phối bởi tính thương mại hóa. Đó mới là sự chuẩn mực để nuôi dưỡng tâm hồn và tài năng của các em, vì nó không bị tác động bởi sự hào nhoáng mà biểu diễn vì chính mình, vì tình yêu với nghệ thuật. Khi không bị tác động bởi danh vọng, cát-sê thì trẻ mới yên tâm học hành và trau dồi. Còn ở đây, các em "nổi tiếng" ồn ã quá, thành “sao” nhanh và dễ quá, mà nó lại không xuất phát từ căn bản là rất nguy hại".

Cũng theo NSND Trung Kiên, sở dĩ ông không nhìn thấy các mặt tích cực từ chương trình truyền hình thực tế là bởi, đó là ý đồ của người lớn chứ không xuất phát từ trẻ em. "Nó cũng có cái tốt, nhưng cái tốt không thấm vào đâu khi mà người ta chỉ quan tâm đến tiếng và tiền. Đối với trẻ em mà nghĩ đến tiền là rất nguy hiểm. Phải có sự quản lý chứ không thể thả lỏng như hiện nay được", NSND Trung Kiên nói.

Khi thi thố "nhuốm màu" cạnh tranh và giải thưởng "khủng"

TS Nguyễn Thị Kim Quý, chuyên gia Tâm lý học đặt vấn đề: Các chương trình này dành cho trẻ em, nhưng thử nhìn xem trẻ em có xem không, hay chỉ toàn người lớn? Tôi nghĩ rằng rất ít. Như thế, ngay từ cái gốc đã bị lệch hướng rồi thì việc nó có ý nghĩa với trẻ em sẽ rất ít.

Theo dõi các chương trình gameshow hiện nay, TS Nguyễn Thị Kim Quý cho rằng, người lớn đang thương mại hóa trẻ em mà không biết. Bản thân các gameshow là để chơi, nhưng đặt vấn đề thi thố là làm hỏng tâm hồn trẻ em. Vì chúng sẽ phải ganh đua nhau để giành chiến thắng. Nhất lại là chiến thắng ấy được định giá bằng số tiền lớn, tức là mang đồng tiền ra để "dụ" các em thi thố và cạnh tranh. Sau mỗi phần thi, lại được quyết định bằng số tin nhắn bình chọn, rồi lập ra các trang fanpage để kêu gọi cho thí sinh. Vô tình dẫn đến việc, các em bị kém lượng tin nhắn bình chọn sẽ thấy tủi thân và thất vọng vì những cố gắng của mình không được đền đáp.

Theo TS Nguyễn Thị Kim Quý, việc các chương trình truyền hình thực tế chỉ mời các ngôi sao tham gia cũng vô tình gieo vào đầu óc trẻ rằng, muốn nổi tiếng, thành công thì phải thành "sao", mà không hiểu được rằng bản thân mỗi đứa trẻ đều có những thế mạnh của riêng mình. Người ta có nhiều cách để đi đến thành công mà không nhất thiết phải nổi tiếng.

Nhưng với cách thức hiện nay, truyền hình thực tế đang đi ngược lại với phương pháp giáo dục tâm lý cho trẻ. TS Nguyễn Thị Kim Quý nói: "Gameshow nở rộ mà thiếu đi các chương trình nhân văn cũng là một tác hại. Chính các chương trình nhân văn từ thực tiễn sinh động mới là sự tác động mạnh mẽ đến tâm hồn trẻ em. Sự vô cảm của giới trẻ mà ngày nay chúng ta đang nhắc tới, một phần là do chỉ chú trọng đến cái hào nhoáng, bề nổi mà thiếu những chương trình đi vào chiều sâu như thế".

Theo TS Nguyễn Kim Quý: "Ngay cả các phụ huynh cho con mình tham gia cũng thiếu những kỹ năng để nhìn nhận tác hại khôn lường của nó. Việc thi thố, hay đi hát kiếm tiền không phải là mục tiêu của trẻ. Nhưng nguy hại ở chỗ, phụ huynh lại thấy tự hào về điều đó mà không trang bị cho mình những kỹ năng để bảo vệ con trước sự hào nhoáng và nổi tiếng. Khi con thành công từ cuộc thi cũng vậy, thay vì để con trở lại với cuộc sống thường nhật thì lại sa vào việc kiếm tiền. Với một đứa trẻ, nếu đã tiếp xúc với sự nổi tiếng và tiền bạc thì việc sao nhãng học hành là đương nhiên".

Minh Nhật/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhà quay phim 'Cánh đồng hoang' hé lộ nhiều bí mật sau 46 năm

Nhà quay phim 'Cánh đồng hoang' hé lộ nhiều bí mật sau 46 năm

Giải trí - 6 giờ trước

GĐXH - "Cánh đồng hoang" - bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt được thực hiện với 1 nguồn kinh phí khiêm tốn ở thời điểm lúc bấy giờ là chưa đến 300 nghìn đồng.

Nữ NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca nổi tiếng trong làng nhạc đỏ, tuổi trung niên có cuộc sống bình yên

Nữ NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca nổi tiếng trong làng nhạc đỏ, tuổi trung niên có cuộc sống bình yên

Giải trí - 6 giờ trước

GĐXH - NSƯT Tố Nga là nữ nghệ sĩ quê Hà Tĩnh có nhiều đóng góp cho làng nhạc đỏ và nhạc dân gian. Ở tuổi trung niên, sau những sóng gió cuộc đời, chị hiện tại có những khoảng lặng bình yên bên gia đình.

Hình ảnh cuối cùng của hoa hậu Myanmar 28 tuổi qua đời vì động đất

Hình ảnh cuối cùng của hoa hậu Myanmar 28 tuổi qua đời vì động đất

Thế giới showbiz - 6 giờ trước

Sili Mee - Hoa hậu Du lịch Myanmar - qua đời trong động đất ở Mandalay có phong cách sống cân bằng và trái tim hướng thiện.

Dàn thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2024 được rèn luyện kỹ năng đứng, ngồi, cười

Dàn thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2024 được rèn luyện kỹ năng đứng, ngồi, cười

Giải trí - 8 giờ trước

Bên cạnh các kỹ năng về thuyết trình, catwalk, ứng xử, vũ đạo, Top 41 Hoa hậu Việt Nam 2024 còn được rèn luyện về phong thái, từ cách ngồi, đứng, cách cười chuẩn hoa hậu.

Người đẹp Hải Phòng là học trò của cố NSND Tường Vi gây chú ý Hoa hậu Việt Nam

Người đẹp Hải Phòng là học trò của cố NSND Tường Vi gây chú ý Hoa hậu Việt Nam

Giải trí - 8 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Ngọc Anh - học trò của cố NSND Tường Vi, đang là thí sinh nhỏ tuổi nhất gây được chú ý tại Hoa hậu Việt Nam 2024.

Lily Chen không ngại làm xấu mình trong phim 'Mẹ Biển'

Lily Chen không ngại làm xấu mình trong phim 'Mẹ Biển'

Xem - nghe - đọc - 8 giờ trước

GĐXH - Lily Chen là một trong những mảnh ghép nói về số phận người dân miền biển được khai thác, phác họa chân thực qua bộ phim truyền hình 'Mẹ Biển'.

Hieuthuhai vượt mặt Hòa Minzy

Hieuthuhai vượt mặt Hòa Minzy

Xem - nghe - đọc - 9 giờ trước

Trưa 4/4, MV "Nước mắt cá sấu" của Hieuthuhai vượt qua "Bắc Bling" của Hòa Minzy để giữ vị trí số một danh sách âm nhạc thịnh hành.

Phim của Bùi Thạc Chuyên nhận nhiều lời khen, khán giả vẫn tranh cãi cái kết

Phim của Bùi Thạc Chuyên nhận nhiều lời khen, khán giả vẫn tranh cãi cái kết

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của Bùi Thạc Chuyên đang có doanh thu ấn tượng ngoài phòng vé. Song song với độ hot, phim cũng nhận nhiều ý kiến tranh cãi từ khán giả.

Nữ MC quê Nghệ An tuổi 26 đã sở hữu xe Mercedes vài tỷ, mua nhà, mua đất tặng bố mẹ

Nữ MC quê Nghệ An tuổi 26 đã sở hữu xe Mercedes vài tỷ, mua nhà, mua đất tặng bố mẹ

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - Từng được biết đến là "hot girl 7 thứ tiếng" năm 17 tuổi, hiện tại cuộc sống của MC Khánh Vy ở tuổi 26 khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Thái Hòa phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối': Khán giả chưa chán, tôi đã chán tôi trước rồi

Thái Hòa phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối': Khán giả chưa chán, tôi đã chán tôi trước rồi

Giải trí - 15 giờ trước

GĐXH - Thái Hòa mới đây đã khiến khán giả bất ngờ khi chuyển mình từ hài kịch sang chính kịch với vai Bảy Theo phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối". Để khắc họa nhân vật người lính du kích, nam diễn viên sinh năm 1974 đã phải giảm cân, lăn lộn như những người lính.

Top