Truyền thông tốt giúp nhận biết sớm chứng tự kỉ để can thiệp sớm
GiadinhNet – Đánh giá cao vai trò của truyền thông trong công tác xã hội, đặc biệt đối vởi trẻ tự kỉ, Thứ trưởng Bộ Lao động & Thương binh Xã hội Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh nếu truyền thông tốt sẽ giúp họ nhận biết sớm chứng tự kỉ ở trẻ để từ đó can thiệp sớm, giúp trẻ hòa nhập cộng đồng sớm.
Tại cuộc hội thảo mới diễn ra hôm 18/10 tại Quảng Ninh do Tạp chí Gia đình & Trẻ em phối hợp với Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ LĐ_TB&XH) tổ chức, vai trò của truyền thông trong công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ đã được đề cập dưới góc nhìn của các chuyên gia, nhà giáo, người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH (áo vàng) đánh giá cao vai trò truyền thông trong công tác xã hội đối với trẻ tự kỉ. Ảnh: Đ.H
Trẻ sống ở KCN có nguy cơ mắc chứng tự kỉ cao
Tự kỷ đang được coi là một "căn bệnh" của thời đại. Theo ước tính, Việt Nam có tỷ lệ trẻ em mắc chứng tự kỉ là 1% dân số. Tự kỉ hoạt động bó hẹp, định hình. Hội chứng rối loạn này được gọi là phổ tự kỉ hoặc "hội chứng rối loạn phát triển lan tỏa.
Những năm gần đây, phương pháp can thiệp, điều trị cho trẻ trong từng gia đình, từng trung tâm rất khác nhau. Nơi sử dụng biện pháp giáo dục tâm lý, nơi sử dụng biện pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, tập vận động… mà chưa có đánh giá về mức độ đáp ứng sự tiến bộ của trẻ..

Quang cảnh hội thảo ngày 18/10
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà, việc chăm sóc cho trẻ tự kỉ còn gặp nhiều khó khăn nhất định. Cho đến giờ, chúng ta chưa có văn bản nào công nhận trẻ tự kỉ được coi là một dạng trẻ khuyết tật. Số tuổi của trẻ tự kỉ được phát hiện, chẩn đoán ngày càng nhỏ. Ngược lại, số lượng trẻ tự kỉ trong cộng đồng ngày càng gia tăng. Chưa tổ chức thăm khám cho trẻ ở miền núi, vùng sâu vùng xa mà mới tập trung ở các thành phố lớn, thị trấn, thị tứ. Số lượng các trung tâm, cơ sở vật chất có hạn, cán bộ giáo viên chuyên biệt còn thiếu.
Kinh nghiệm quốc tế của nhiều nước chỉ ra rằng, để chăm sóc và phục hồi chức năng hiệu quả cho trẻ, bên cạnh điều trị y tế, các dịch vụ công tác xã hội có vai trò rất quan trọng như tư vấn, tâm lý trị liệu, tham vấn, tổ chức trò chơi hướng ngoại, các trợ giúp nhận biết khác trong cộng đồng…
Cần sự tham gia tích cực của truyền thông
Đóng góp tham luận vào hội thảo, Nhà báo, TS. Hồ Bất Khuất cho rằng: "Truyền thông đã đóng vai trò then chốt gần như trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Hơn nữa, truyền thông luôn soi sáng, làm rõ những vấn đề còn mới mẻ, còn khó hiểu. Hội chứng tự kỉ và tự kỉ ở trẻ em là một vấn đề như vậy. Truyền thông đã làm cho vấn đề này và công tác xã hội trở nên gắn bó với nhau".

Nhà báo, TS. Hồ Bất Khuất trao đổi tại hội thảo
Khẳng định vai trò của truyền thông về vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ Lao động - TB và XH Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh: "Truyền thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác xã hội đối với trẻ tự kỉ. Nếu truyền thông tốt tới từng gia đình, sẽ giúp họ nhận biết sớm chứng tự kỉ ở trẻ để từ đó can thiệp sớm. Việc can thiệp sớm sẽ giúp trẻ tự kỉ sớm có cơ hội hòa nhập cộng đồng, từ đó, giảm được số lượng người tự kỉ trưởng thành".

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà kêu gọi sự tham gia tích cực từ truyền thông trong công tác xã hội đối với chứng tự kỉ ở trẻ tại Việt Nam
Qua hơn một năm nghiên cứu, đánh giá, các chuyên gia của Ủy ban các vấn đề xã hội, các thầy cô giáo ĐH Sư phạm Hà Nội, Cục Bảo trợ Trẻ em đã công bố bộ tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ tự kỉ tại Việt Nam. Trên cơ sở này, Thứ trưởng kêu gọi : "Các cơ quan truyền thông hãy truyền tải sâu rộng những thông tin về cách nhận biết sớm để phát hiện, chăm sóc, can thiệp, điều trị có hiệu quả cho trẻ tự kỉ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp, nơi tập trung đông trẻ tự kỉ nhất."
Tại hội thảo, các chuyên gia còn trao đổi các ý kiến về thực trạng, những kiến nghị, giải pháp với cơ quan nhà nước, cơ quan truyền thông để cùng có những biện pháp phối hợp đồng bộ, hiệu quả. Hội thảo lần này còn truyền đi thông điệp mạnh mẽ trong gia đình, nhà trường cách phát hiện, nhận biết, can thiệp sớm và giáo dục đúng cách đối với trẻ tự kỉ.
Đinh Huyền

61 tuổi tôi ly hôn: 30 năm sống cùng mái nhà, chưa bao giờ tôi cảm thấy mình có một người đồng hành thực sự
Chuyện vợ chồng - 1 giờ trướcGĐXH - Người ta nói hôn nhân là cùng nhau già đi. Nhưng chúng tôi sống như hai đường thẳng song song, không còn lý do để níu kéo.

Cha mẹ có tầm nhìn xa thường làm điều này: Kết quả, con họ lớn lên lại thành công, phát triển vượt chúng bạn!
Nuôi dạy con - 2 giờ trướcTriết lý "đầy - vơi" trong cuộc đời được thể hiện rõ ràng nhất trên hành trình trưởng thành của con người.

Cưới chàng phi công ngoại quốc, cô gái Việt theo chồng trên những chuyến bay
Chuyện vợ chồng - 6 giờ trướcKhám phá bầu trời qua những chuyến bay mà chồng mình ngồi trong buồng lái, cô gái Việt luôn có cảm giác khó tả.

Tài tán gái thần sầu giúp cụ ông 102 cưa đổ cụ bà 85 tuổi
Chuyện vợ chồng - 17 giờ trướcCụ ông 102 tuổi ở Trung Quốc tán đổ cụ bà 85 tuổi tại viện dưỡng lão bằng nhiều tài lẻ, chuyện tình của họ khiến các cư dân mạng trẻ ngưỡng mộ.

Vợ chọn im lặng khi chứng kiến chồng ngoại tình, có con với người phụ nữ khác, biết lý do, ai cũng đau lòng
Gia đình - 18 giờ trướcGĐXH – Thời điểm ấy, chồng chị nhiều lần hỏi chị, sao không đánh, không mắng, không nổi giận như những người vợ khác, chị chỉ khẽ mỉm cười mà không đưa ra bất cứ câu trả lời nào.

'Con ai thì người nấy chăm' – lời nói lạnh lùng của mẹ chồng khi con dâu sinh mổ khiến bà phải trả giá lúc nằm viện
Gia đình - 20 giờ trướcGĐXH - Giữa lúc con dâu đang đau đớn vì vết mổ, mất ngủ vì con quấy khóc, mẹ chồng lại vô tư check-in ở những điểm du lịch nổi tiếng.

Người mẹ gọi điện cho con trai đã khuất và cái kết kỳ diệu
Gia đình - 1 ngày trướcQuá nhớ thương đứa con trai đã chết, bà Trịnh thường gọi vào số di động của con và một ngày có người bắt máy, chuyện kỳ diệu xảy ra sau đó khiến mọi người cảm động.

Bị ghét vì quá thẳng thắn gọi tên 5 chòm sao này
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Với 5 chòm sao này, họ sống rất thành thật và thẳng thắn. Nhưng cũng chính bởi tính cách này, mà họ thường bị mất lòng người khác, gặp một số khó khăn, cản trở trên đường đời.

Đồng nghiệp con rể đến nhà khen tôi là bảo mẫu giỏi: Câu trả lời của con khiến tôi sững sờ bỏ về quê
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Sống cùng gia đình con gái nửa năm, tôi hiểu ra mình không khác gì người làm thuê.

Cha ăn trộm để có tiền chữa ung thư cho con, con mất khi cha đang ở tù
Gia đình - 1 ngày trướcTro cốt của đứa trẻ qua đời vì ung thư được rải xuống hồ cạnh nhà tù nơi giam giữ người cha; anh bị kết án vì ăn trộm để kiếm tiền chữa bệnh cứu sống con.

Trốn trong cốp xe theo dõi vợ ngoại tình, chồng nhận hậu quả cay đắng
Chuyện vợ chồngNgười đàn ông trốn trong cốp xe để theo dõi vợ nhưng không ngờ khiến tình cảm vợ chồng tan nát. Vợ anh bỏ đi cả tháng không hề có tin tức gì.