Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ “giảng đường” tại chức

Thứ tư, 10:58 08/12/2010 | Xã hội

GiadinhNet- Vừa qua, thông tin một số nơi sẽ không nhận sinh viên hệ tại chức vào làm việc trong cơ quan Nhà nước đã dấy lên nhiều luồng dư luận khác nhau.

 
Có người cho rằng, năng lực không nằm ở bằng cấp. Có người coi đây như bước đột phá để "thanh lọc" chất lượng đầu vào. Sinh viên hệ tại chức sẽ đi về đâu khi hàng năm vẫn đào tạo nhưng địa phương có thể sẽ không tiếp nhận?
 
"Mặc dù sinh viên hệ nào cũng có người giỏi, người dốt và không nên đánh đồng tất cả các sinh viên (SV) với nhau. Nhưng công bằng mà nói, chất lượng đào tạo của hệ chính quy cao hơn hệ tại chức. Hai loại hình đào tạo này luôn có khoảng cách do nhiều trường chưa đầu tư cho hệ tại chức". Đó là nhận xét của PGS.TS Nguyễn Văn Nhã, Trưởng Ban đào tạo (ĐHQG Hà Nội).
 

Sinh viên hệ vừa học vừa làm (hệ tại chức cũ) của Trường ĐH KHXH&NV làm thủ tục nhập học.

 
Ngày của sinh viên  vừa học vừa làm
 
Ngày học tại chức của em H.C.T (lớp Trắc địa, Trường ĐH Mỏ- Địa chất, Hà Nội) bắt đầu gắt gao như lớp ĐH chính quy: Sáng bắt đầu từ 7h và chiều 13h30. Mỗi buổi học chằn chẵn gần 4 tiếng đồng hồ trên lớp. T cho biết, lớp mình có 45 SV. "Nhiều người nói học tại chức "lất phất", lớp vắng hoe nhưng lớp em lúc nào cũng đông, đạt khoảng 80% sĩ số. Khi thi, các SV đều bị tính số lượng buổi học/môn, nếu nghỉ quá số lượng vẫn bị cấm thi như SV chính quy. Mặc dù học tại chức, trong lớp, một số người đã bị cấm thi hoặc học lại môn do vắng quá nhiều" - T cho biết.
 
Hiện, T đang là cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh Nghệ An. Vì lịch học cả ngày, tập trung trong 5 năm nên T phải cắt toàn bộ lịch công tác để học. Nhiều SV trong lớp cũng phải làm như vậy nếu không muốn bị đình chỉ học. 
 
Nguyễn Thùy T - một SV tại chức thuộc trường ĐHKHXH & NV (ĐHQG Hà Nội) - cho biết, năm 1998, chị lấy bằng trung cấp sư phạm. Làm giáo viên dạy trẻ ở Hà Nội vài năm, chị quyết định thi tại chức để chuyển nghề. Ban ngày đi làm, cứ 5h chiều, cho dù lớp có ít hay nhiều SV, chị T vẫn đến lớp "đều như vắt chanh". Chị cho biết, do đặc thù của học tại chức là nhiều người đi làm nên số SV vắng trong mỗi buổi học khá đông. Nhưng bù lại, ai đi học chăm chỉ thì được thi cử, còn không cũng bị đánh trượt chẳng khác SV chính quy.
 
Và so với ngành nghề cũ, chị T thấy dù học tại chức vẫn rất thú vị nên thích đến lớp. Do vừa học vừa làm nên những kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp hàng ngày đã giúp chị rất nhiều trong bài học. Và quan trọng hơn, chị thấy mình cần phải học tập tốt để có kiến thức chứ không phải đối phó với thi cử hay điểm chác. Các bài tập, khóa luận thầy giáo đưa ra, T đều hoàn thành xuất sắc.
 
Luôn có khoảng cách
 
Theo em H.C.T, mặc dù cũng quản lý SV nghiêm túc nhưng thực tế hệ tại chức vẫn tồn tại nhiều điểm bất cập. SV hệ vừa học vừa làm đã có lương, tiêu cực trong thi cử là chuyện có xảy ra ở nhiều trường.
 
Th.S Nguyễn Khánh Trung, Giảng viên Khoa Kinh tế luật, ĐH Kinh tế TP HCM chia sẻ, để đánh giá một SV, thường có 3 tiêu chí: Thời gian theo học trên lớp, điểm thi giữa kì và thi cuối kì.
 
Vì thế, trung bình mỗi lớp SV hệ vừa học vừa làm mà thầy đang giảng dạy, có khoảng 50% SV bị rớt vì không đáp ứng được hai tiêu chí đầu. Đã không có hai tiêu chí đầu, điểm thi cuối kì cũng không thể tốt.
Nhưng theo H.C.T, không nên đánh đồng tất cả vì tiêu cực hay không cũng tùy trường và tùy thầy cô giáo. Thậm chí, nhiều SV tại chức còn nhờ người điểm danh trên lớp để đối phó với giáo viên.
 
Còn theo chị Thùy T, mặc dù bỏ học tiếc lắm nhưng đôi khi phải đi công tác xa, đành "cắn răng" nghỉ thôi. Do hệ tại chức không quản lý quá nghiêm khắc như hệ chính quy nên việc nhờ người điểm danh hộ không phải chuyện hiếm.
 
PGS. TS Nguyễn Văn Nhã (Trưởng Ban đào tạo- ĐHQG Hà Nội) cho biết, sở dĩ gần đây hệ tại chức được đổi tên thành hệ "vừa học vừa làm" là để phân biệt loại hình đào tạo này không chuyên biệt như hệ chính quy. Xét về phía SV, dù học hệ nào cũng có người giỏi, người dốt, và quan trọng là thái độ của người học. Có người học chính quy cũng "cúp cua", bị đúp lên đúp xuống.
 
Tuy nhiên, nếu nhận xét công bằng, rõ ràng chất lượng đào tạo của hệ vừa học vừa làm thua ĐH chính quy. Giữa hai loại hình bằng cấp này luôn có khoảng cách vì trừ một số trường lớn, phần đa các trường ít đầu tư cho hệ tại chức. Việc tổ chức dạy- học tại chức chưa đổi mới nên chất lượng đào tạo hệ này ở một số trường còn hạn chế.
 
Hạnh Nguyên
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tắm biển ở khu vực nguy hiểm, 2 người tử vong, 1 người mất tích

Tắm biển ở khu vực nguy hiểm, 2 người tử vong, 1 người mất tích

Xã hội - 5 phút trước

Chiều 18/5, tại khu vực bãi biển cuối đường Hồ Xuân Hương, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng xảy ra vụ đuối nước khi tắm biển khiến 2 người tử vong, 1 người còn đang mất tích.

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Đời sống - 34 phút trước

GĐXH - Theo đề xuất của Bộ LĐ,TB&XH, từ ngày 1/7/2024 tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% theo đó tiền lương, tiền trợ cấp sẽ tăng theo. Đó là những khoản nào?

Đỗ ô tô giữa đường để chụp ảnh cưới, 4 người bị khởi tố

Đỗ ô tô giữa đường để chụp ảnh cưới, 4 người bị khởi tố

Pháp luật - 1 giờ trước

Phạm Đức Hải (tức Hải idol) đã xúi giục một số người khác cùng đỗ ô tô giữa đường, chạy xe dàn hàng ngang trên đường để chụp ảnh.

Hà Nội trang hoàng cờ hoa rực rỡ kỷ niệm 134 năm ngày sinh Bác Hồ

Hà Nội trang hoàng cờ hoa rực rỡ kỷ niệm 134 năm ngày sinh Bác Hồ

Xã hội - 1 giờ trước

Nhiều tuyến phố Thủ đô được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, áp phích, băng rôn chào mừng 134 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2024).

Điểm danh những khu vực xảy ra mưa rất to trong ngày hôm nay

Điểm danh những khu vực xảy ra mưa rất to trong ngày hôm nay

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp miền Bắc bước vào đợt mưa dông mới. Dự báo có những nơi mưa rất to đến 150mm, cần đề phòng hiện tượng lũ quét và sạt lở đất.

Tin sáng 19/5: Thông tin mới nhất về nữ bác sĩ gặp tai nạn ở The Coffee House; Sự thật về hình ảnh Thùy Tiên vui vẻ facetime với Quang Linh Vlog

Tin sáng 19/5: Thông tin mới nhất về nữ bác sĩ gặp tai nạn ở The Coffee House; Sự thật về hình ảnh Thùy Tiên vui vẻ facetime với Quang Linh Vlog

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nữ bác sĩ Hoàng Minh Lý có thể ra viện trong 5-7 ngày tới, chuyển tuyến tập phục hồi chức năng; Thời gian qua, Hoa hậu Thùy Tiên và Quang Linh Vlog liên tục được cư dân mạng gán ghép "đẩy thuyền" nhiệt tình, tuy nhiên mọi thứ không như lời đồn.

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Chị N đang lúi húi làm trong bếp của trạm dừng nghỉ thì bất ngờ có người đàn ông tiếp cận. Chỉ trong tích tắc, người đàn ông kia hất một thứ chất lỏng lên mặt chị N. Một cảm giác bỏng rát như bào vào da thịt lan tỏa khắp khuôn mặt chị N. Nạn nhân gục xuống, mọi thứ trở nên tối đen như mực.

Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Thời sự - 12 giờ trước

Lúc 10h sáng nay (18/5), tại Văn phòng Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc cùng các đồng chí lãnh đạo chủ chốt.

Đến năm 2030 ở Hà Nội sẽ có 5 huyện nào sẽ được lên quận

Đến năm 2030 ở Hà Nội sẽ có 5 huyện nào sẽ được lên quận

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội, lộ trình từ nay đến năm 2025 huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm sẽ lên quận, từ năm 2025 - 2030 thêm 3 huyện sẽ được tiếp bước.

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, một thuyền viên bị chém trọng thương

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, một thuyền viên bị chém trọng thương

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Trên tàu cá, do mâu thuẫn sinh hoạt, Tô Văn Riểu đã dùng một con dao phay chém nhiều lần vào vùng đầu ông Suất khiến nạn nhân bị tổn hại 29% sức khỏe.

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Pháp luật

GĐXH - Chị N đang lúi húi làm trong bếp của trạm dừng nghỉ thì bất ngờ có người đàn ông tiếp cận. Chỉ trong tích tắc, người đàn ông kia hất một thứ chất lỏng lên mặt chị N. Một cảm giác bỏng rát như bào vào da thịt lan tỏa khắp khuôn mặt chị N. Nạn nhân gục xuống, mọi thứ trở nên tối đen như mực.

Top