Tuyên Quang: Dân dùng “luật làng” đối phó với khai thác cát ven bờ sông Lô
GiadinhNet - Sau khi nhiều lần phản ánh về tình trạng doanh nghiệp khai thác cát ven bờ sông Lô gây sụt lở đất canh tác mà chính quyền vẫn thờ ơ, người dân thôn Gò Hu, xã Vĩnh Lợi (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) đành phải chọn phương án cắt cử người canh gác.
Câu chuyện “thủy chiến” trên sông tưởng chừng như đùa thế nhưng đã xảy ra rất nhiều lần tại đây. Thậm chí người dân thôn Gò Hu nhiều lần phải chế súng cao su bắn gạch đá để xua đuổi tàu cuốc hút cát ven bờ sông Lô.
Chiều 7/4, theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội tại khu vực sông Lô chạy qua địa phận xã Vĩnh Lợi có trên 10 tàu cát đang hoạt động. Theo phản ánh của người dân địa phương, không chỉ khai thác ở giữa dòng, những tàu này thường xuyên khai thác cát, sỏi ở ven bờ sông nơi người dân trồng ngô và rau màu…
Tình trạng sạt lở đất canh tác của người dân xảy ra ngay chân cầu An Hòa (xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang). Ảnh: Cao Tuân
Chỉ tay về phía tàu đang khai thác cát, ông Nguyễn Đình Chí (55 tuổi, thôn Gò Hu) bức xúc: “Ngày nào cũng có cả chục tàu hoạt động ầm ĩ ở khu vực này. Ngày cao điểm có khi xuất hiện tới 50 tàu hút cát làm náo loạn cả tuyến sông. Mỗi khi mực nước sông dâng lên cao họ lại kéo tàu cuốc vào khai thác ngay gần bờ sông gây sạt lở đất canh tác của người dân”.
Theo lời ông Chí, khúc sông chạy qua xã Vĩnh Lợi có trữ lượng cát, sỏi rất lớn, chính vì vậy từ khoảng tháng 5/2015 đã xuất hiện rất nhiều chiếc tàu lớn khai thác tại đây.
Ông Nguyễn Đình Chí (người dân thôn Gò Hu) cho biết, mỗi khi mực nước sông dâng cao, các tàu cát tràn vào ven bờ khai thác. Ảnh: Cao Tuân
“Các tàu này thường tập trung đào bới tại các địa điểm ven bờ sông gây sụt lở nghiêm trọng đến đất trồng rau màu của người dân. Diện tích đất trồng ngô của nhà tôi 1 sào rưỡi hiện nay còn có 7 thước. Đất ruộng càng ngày càng biến mất, tàu thuyền lúc nào cũng kín mặt sông, nước đục ngàu”, ông Chí đau xót nói.
Ông Nguyễn Đức Linh, người cùng thôn cho hay: “Nhà tôi có 700 mét đất nông nghiệp ở ven sông Lô thì giờ chỉ còn hơn 300 mét. Phần còn lại đã bị họ khai thác cát làm sụt lún hết rồi”.
Hình ảnh các tàu khai thác cát của Doanh nghiệp Thượng Phú và Bình Thuận diễn ra ồ ạt trên dòng sông Lô. Ảnh: Cao Tuân
Theo quan sát của PV, tại khu vực ven sông Lô có 1 diện tích lớn đất đã bị sụt lún sát mặt nước sông. Tại khu vực này lúc nào cũng có khoảng 5-10 người dân tụ tập, sự căm phẫn thể hiện rõ trên khuôn mặt từng người.
Cầm con dao phát rẫy dài khoảng 80 cm, ông Nguyễn Văn Thái (thôn Gò Hu) cho biết: “Dân làng chúng tôi quanh năm bám vào mấy sào nương rẫy để phát triển kinh tế. Thế nhưng, khoảng 1 năm nay diện tích càng ngày càng mất đi do việc khai thác cát ven bờ dẫn đến sụt lún. Nhiều hôm họ khai thác ban đêm, sáng ra thấy cả sào đất bị sụt lún xuống ông. Ý kiến lên UBND xã thì họ bảo đất nhà ai nhà ấy giữ. Thế nên chiều nào tôi cũng phải mang dao ra đi ven sông. Nếu thấy tàu khai thác vào sát bờ thì chúng tôi đuổi họ đi”.
Ông Nguyễn Văn Thái cho biết: “Ý kiến chính quyền mãi chẳng được, chúng tôi đành phải tự canh đất”. Ảnh: Cao Tuân
Trao đổi với chúng tôi về cách bảo vệ đất nông nghiệp lạ lùng của người dân, ông Nguyễn Văn Cầu, trưởng thôn Gò Hu cho hay: “Đúng là có chuyện người dân mang dao ra ven sông canh đất. Trước đây một số người dân trong thôn còn làm súng cao su bắn gạch đá đuổi các tàu khai thác cát gần bờ. Mới hôm 6/4 vừa rồi, khi hàng chục tàu hút cát vào sát bờ người dân đã phải dùng súng cao su bắn lên các tàu. Trong thời gian tới, nếu cơ quan chức năng mà không có biện pháp can thiệp đối với các doanh nghiệp khai thác cát gần bờ thì tôi e rằng sẽ xảy ra chiến sự, đánh nhau rồi đẩy người dân rơi vào vòng lao lý”.
Diện tích lớn đất nông nghiệp của người dân xã Vĩnh Lợi đã bị sạt lở. Ảnh: Cao Tuân
Giải thích thêm về điều này, trưởng thôn Gò Hu cho biết: “Cả thôn có 180 hộ dân thì 30 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc khai thác cát. Họ khai thác ồ ạt cả ngày lẫn đêm ngay ven cầu An Hòa khiến địa phương ai cũng bức xúc. Như nhà Nguyễn Văn Khẩn có sổ đỏ đất nông nghiệp ven sông Lô nhưng giờ sụt lún hết chả còn thước đất nào; nhà ông Trần Văn Giang có 2 sào đất canh tác thì giờ chỉ còn vài trăm mét. Chúng tôi nhẩm tính có khoảng 1 đến 2 ha đất canh tác của người dân ven sông Lô đã bị các doanh nghiệp khai thác cát “cướp” đi dẫn đến cảnh hoang tàn như hiện nay”.
Ông Nguyễn Văn Cầu, trưởng thôn Gò Hu cho rằng chính quyền đã quá thờ ơ trước lời kêu cứu của người dân. Ảnh: Cao Tuân
Ông Nguyễn Văn Cầu cũng xác nhận việc khi người dân kiến nghị với UBND xã thì lãnh đạo địa phương thờ ơ trả lời: “Đất nhà ai, nhà nấy lo giữ”.
“Giờ họ khai thác quá sâu, sụt lở đến đâu họ lại khai thác tiếp đến đó nên người dân đều bức xúc. Bây giờ không biết cấp tỉnh, cấp huyện thế nào chứ cứ như thế này chả mấy chốc là cả khu đất canh tác của người dân bị san bằng với mặt nước sông Lô”, trưởng thôn Gò Hu bức xúc.
Quá bức xúc trước việc tàu khai thác cát ngay ven bờ sông Lô gây sạt lở, người dân thôn Gò Hu đã phải chế súng cao su bắn gạch, đá xua đuổi. Ảnh người dân cung cấp
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội về tình trạng trên, ông Nguyễn Văn Bình, chủ tịch UBND xã Vĩnh Lợi cho biết: “Xã Vĩnh Lợi 9km đường sông. Hiện nay có 2 công ty được tỉnh Tuyên Quang cấp phép khai thác cát là Thượng Phú và Bình Thuận. Trong giấy phép cũng không ghi khai thác từ điểm nào nên chúng tôi không biết có sai chỉ giới hay không”.
Ông Nguyễn Văn Bình, chủ tịch UBND xã Vĩnh Lợi. Ảnh: Cao Tuân
Khi PV nêu những bức xúc của người dân về tình trạng nhiều tàu cuốc lợi dụng thời điểm nước sông dâng cao đã hút cát ở ven bờ gây sụt lún đất canh tác, vị chủ tịch UBND bày tỏ thái độ không quan tâm. Cuối cùng ông chốt lại câu chuyện bằng trả lời: “Tôi không thấy sụt lở đất, người dân cũng chẳng bị ảnh hưởng gì cả (?)”.
Theo nhẩm tính của người dân thôn Gò Hu, 1/5 diện tích đất canh tác ven sông Lô đã bị các tàu hút cát làm sạt lở. Ảnh Cao Tuân
Hiện nay, công trường khai thác cát bằng rất nhiều tàu cuốc của hai doanh nghiệp nói trên đang diễn ra rầm rộ. Bất kể ngày lẫn đêm, họ tận dụng tối đa thời gian tỉnh Tuyên Quang cấp phép để hút cát gây ồn ào và sụt lún đất. Với người dân nơi đây, đó là tận cùng của nỗi đau, là đỉnh cao của sự bức xúc…
Báo Gia đình & Xã hội sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả!
Cao Tuân/Báo Gia đình & Xã hội
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 26 phút trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Tin sáng 21/11:Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy; Thay đổi lương hưu người lao động cần biết
Xã hộiGĐXH - Theo quy định của Thông tư 36/2024, Bộ Y tế quy định những người mắc một trong những bệnh được liệt kê không đủ điều kiện để lái xe máy. Chính sách lương hưu từ năm 2025 có nhiều thay đổi so với Luật BHXH hiện hành, người lao động cần nắm rõ.