Ung thư ngày càng trẻ hóa: Nguyên Phó GĐ BV Bạch Mai chỉ ra 9 dấu hiệu "vàng" cảnh báo
Giáo sư Mai Trọng Khoa cho rằng không riêng ung thư dạ dày trẻ hóa mà các bệnh ung thư khác cũng đang tăng từng ngày và xuất hiện ở trẻ em, người trẻ nhiều hơn.
Bức tranh ung thư như nào?
Theo GS Mai Trọng Khoa – nguyên Phó Giám đốc bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai thì mặc dù có nhiều tiến bộ trong công tác phòng chống, chẩn đoán và điều trị ung thư nhưng tỉ lệ mới mắc ung thư và tỉ lệ tử vong do ung thư vẫn tiếp tục gia tăng ở nước ta.
Số liệu mới nhất được công bố năm 2018, theo Tổ chức Ghi nhận Ung thư toàn cầu Globocal, nếu như năm 2012, trên toàn thế giới có 14 triệu ca mắc mới và 8,2 triệu ca tử vong thì đến năm 2018 số ca mắc mới lên tới 18,1 triệu ca và 9,6 triệu ca tử vong.
Theo dự đoán đến 2025 sẽ tăng lên 19,3 triệu ca mới, trong đó 56,8% ca ung thư mới và 68,9% ca ung thư tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển.
Giáo sư Khoa nhấn mạnh hiện nay ung thư là một trong những bệnh lý gia tăng hàng đầu và có nguy cơ trẻ hóa, trong năm 2018 ước tính có hơn 164.000 ca mới và hơn 114.000 ca tử vong.
Ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ… số bệnh nhân tăng nhưng tỷ lệ chết hàng năm một số bệnh ung thư không tăng thậm chí còn giảm.
Để có được điều này, GS Khoa cho rằng các quốc gia phá triển có chương trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư được tiến hành nghiêm túc, hiệu quả, do người dân có ý thức tốt, đi khám sớm và phát hiện sớm, có phương pháp điều trị sớm, chính xác nên tỷ lệ bệnh nhân tử vong giảm hẳn, nhiều bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn.
Còn ở nước ta thì tỷ lệ mắc ung thư tăng, bệnh nhân thường đến muộn, phastt hiện bệnh ở giai đoạn muộn, di căn… nên tỷ lệ tử vong vẫn tăng cao.
Vấn đề đặt ra lúc này, GS Khoa cho rằng cần làm sao để chương trình sàng lọc, tầm soát ung thư cần được làm thường xuyên rộng khắp, ý thức mỗi người trong cộng đồng cần được thay đổi và phải nhận thức rằng đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát phát hiện sớm ung thư là việc làm cần thiết cho bản thân và người dân phải chủ động đi sàng lọc ung thư thay vì phải kêu gọi….
Điều đặc biệt, theo GS Khoa ung thư trước gặp ở người già thì nay càng trẻ hoá. Ngày xưa có ung thư chỉ gặp ở người già, người trung niên trở lên thì nay người trẻ cũng bị rồi, có hiện tượng trẻ hoá một số loại ung thư.
Giáo sư Khoa cho biết ông gặp nhiều trường hợp trẻ nhỏ đã bị ung thư dạ dày, căn bệnh trước đây thường chỉ ở tuổi trung niên trở lên. Nhiều bệnh nhân trẻ đến khám thì phát hiện ung thư điều mà những năm trước đây rất hiếm gặp.
Làm gì để phát hiện ung thư sớm nhất
Theo giáo sư Khoa, cách phát hiện ung thư sớm nhất đó là tầm soát, sàng lọc để phát hiện bệnh sớm. Bình thường đi khám sức khỏe định kỳ cũng có thể phát hiện ung thư nhưng nhiều trường hợp phải sàng lọc, thăm khám bởi các bác sỹ chuyên khoa khoa ung bướu mới có thể phát hiện được bệnh sớm.
Để sàng lọc phát hiện sớm ung thư có hiệu quả, Giáo sư Khoa cho rằng chỉ nên tiến hành với những loại ung thư thường gặp, có tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng. Việc tiến hành sàng lọc không quá phức tạp và không đòi hỏi nhiều thiết bị hiện đại nhưng lại cho được kết quả thăm khám chính xác…
Cần tập trung vào những lứa tuổi, giới, vùng địa dư, vùng lãnh thổ, những người có nhiều yếu tố nguy cơ do nghề nghiệp, yếu tố gia đình, di truyền dễ mắc bệnh ung thư. Ví dụ những loại ung thư thường gặp, không qua khó khăn trong sàng lọc như ung thư vú, ung thư gan , ung thư đường tiêu hóa, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi….
Muốn phát hiện sớm bệnh thì bản thân mỗi người phải tự kiểm tra những bất thường, GS Khoa chỉ ra 9 dấu hiệu "vàng" cảnh báo ung thư gồm:
- Viêm loét lâu liền
- Ho dai dẳng, tức ngực, điều trị không đỡ
- Chậm tiêu, khó nuốt
- Thay đổi thói quen bài tiết phân, nước tiểu
- Có khối u ở vú hay trên cơ thể
- Hạch bạch huyết to không bình thường
- Chảy máu, dịch ra bất thường ở âm đạo
- Ù tai, nhìn đôi
- Gầy sút, thiếu máu không rõ nguyên nhân.
Theo Trí thức trẻ
Ăn bao nhiêu bát cơm trắng một ngày là đủ? Đáp án trái ngược với quan điểm của nhiều người
Sống khỏe - 14 giờ trướcĂn quá ít cơm sẽ không đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày, còn ăn quá nhiều thì không tốt cho sức khỏe.
Người đàn ông bị đánh phải cấp cứu vì không chịu uống rượu
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcMâu thuẫn trong bữa nhậu khiến anh Trần bị bạn đánh phải nhập viện cấp cứu.
Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận có thói quen nhiều nam giới Việt đang mắc phải
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Thanh niên bị đột quỵ có tiền sử khỏe mạnh, nhưng từ năm 18 tuổi anh đã hút thuốc lá, mỗi ngày hút khoảng 20 điếu...
Nam thanh niên 25 tuổi bất ngờ hôn mê ở nơi làm việc
Sống khỏe - 18 giờ trướcNam thanh niên 25 tuổi được đưa vào cấp cứu trong tình trạng hôn mê, bất tỉnh, liệt nửa người. Bác sĩ chẩn đoán anh bị đột quỵ, tiên lượng nặng.
Thêm một loại gia vị ngọt thơm giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng quế để giúp ổn định đường huyết, làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời tăng độ nhạy insulin.
Ăn nhiều gia vị thực sự không tốt cho sức khỏe? Chuyên gia: Làm được 3 điều sau, cơ thể cảm ơn bạn rất nhiều
Sống khỏe - 20 giờ trướcGia vị là một phần không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, sử dụng gia vị không đúng cách có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe tiềm tàng mà không phải ai cũng nhận ra.
Nhập viện sau 15 phút nhờ người nhà tiêm thuốc vào tay
Y tế - 22 giờ trướcSau khi nhờ người nhà tiêm thuốc 15 phút, nữ bệnh nhân phải đi cấp cứu vì khó thở, tức ngực, choáng váng, nôn ói.
Cô gái trẻ đi hút mỡ bụng bị biến chứng nặng nề, phải quỳ gối xin spa giúp đỡ khiến dân mạng xót xa?
Sống khỏe - 1 ngày trướcTheo người đăng tải, cô gái người Trung Quốc này đã gặp biến chứng nặng sau khi đi hút mỡ bụng từ 1 spa giá rẻ.
Người đàn ông ở Hải Dương đi khám vì đau đầu bất ngờ phát hiện hoại tử não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân từ căn bệnh nguy hiểm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhiễm nấm đen có biểu hiện liên tục sốt cao, đau nhức mặt, hàm, đau đầu, đã đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi.
Có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày?
Sống khỏe - 1 ngày trướcĐể tiết kiệm thực phẩm, không ít người có thói quen cất giữ cơm thừa trong tủ lạnh và nhiều khi để khá lâu; có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày?
Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.