Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Cùng vào cuộc
GiadinhNet - từ năm 2012, Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam đã mở rộng mô hình “Gia đình đồng bào Phật tử tham gia khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh” tại 6 xã, phường của 3 tỉnh Nam Định, Hải Dương và Thừa Thiên Huế.
Hội thảo đào tạo truyền thông DS-KHHGĐ cho các cán bộ, các chức sắc tôn giáo do UB TƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. Ảnh: PV |
Từ thành công của mô hình “Gia đình đồng bào Phật tử tham gia khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh” được triển khai tại xã Đại Đồng, Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) và “Gia đình đồng bào Công giáo tham gia khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh” xã Đông Cường, huyện Đông Hưng và xã Nam Hải, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình), từ năm 2012, Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam đã mở rộng mô hình tại 6 xã, phường của 3 tỉnh Nam Định, Hải Dương và Thừa Thiên Huế.
Sẽ thành công vì có sự đồng thuận cao
Xã Tân Hưng, Thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương), từ 3 năm nay, tỷ số giới tính khi sinh luôn ở mức cao, năm 2010 là 179 bé trai/100 bé gái, năm 2011 là 134/100, 7 tháng đầu năm 2012, tỷ số này là 193/100. Theo cán bộ Mặt trận Tổ quốc xã, đời sống kinh tế ngày càng phát triển nên người dân không ngại sinh con cho “vui cửa vui nhà” và sinh dự phòng. Thậm chí nhiều cặp vợ chồng đã có đủ “nếp – tẻ” vẫn cố sinh thêm, đặc biệt là con trai. Một phần nguyên nhân là do tư tưởng “trọng nam khinh nữ” còn nặng nề, trong khi đó, khoa học công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, các dịch vụ khám siêu âm sản khoa phát triển tràn lan khiến người dân có cơ hội lựa chọn giới tính khi sinh thuận lợi hơn.
Từ năm 2012, cùng với xã Cẩm Vũ (huyện Cẩm Giàng), phường Thủy Dương (Thị xã Hương Thủy, Huế), Tân Hưng là một trong 3 xã, phường trong cả nước được lựa chọn triển khai mô hình điểm “Gia đình đồng bào phật tử tham gia khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh”. Theo lãnh đạo Ban thường trực MTTQ xã Tân Hưng, với sự đồng thuận cao của cấp ủy, chính quyền xã, tất cả đều coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng nằm trong chương trình Nghị quyết của Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2010-2015. Thực hiện mô hình điểm là dịp làm tốt công tác tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ về công tác dân số, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Cùng với mô hình trên, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam cũng lựa chọn 3 xã, phường thực hiện mô hình “Gia đình đồng bào Công giáo tham gia khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh” tại phường Phú Nhuận (TP Huế), xã Nghĩa Lạc (Nghĩa Hưng), Trực Mỹ (Trực Ninh, Nam Định). Hiện nay, tại tất cả các xã, phường đã thành lập Ban chỉ đạo gồm: Chủ tịch MTTQ xã làm trưởng ban, các tổ chức thành viên, Trưởng Ban công tác Mặt trận một số thôn, khu dân cư, đại diện các vị chức sắc tôn giáo làm thành viên. Một thuận lợi khi triển khai mô hình tại các xã, phường là Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các địa phương đều có kinh nghiệm trong hướng dẫn việc lồng ghép chương trình dân số vào nội dung hoạt động của Mặt trận; các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc các cấp tích cực tham gia hưởng ứng.
“Sinh sản có trách nhiệm”
Ông Lê Bá Trình – Phó Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam chia sẻ: Bài học thành công của việc triển khai 4 xã điểm tại hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình cho thấy, khi lựa chọn các địa bàn triển khai mô hình, chúng tôi phải lựa chọn rất kỹ, trọng điểm. Do đặc thù đối tượng tham gia, mô hình này không giống các mô hình khác, không được lựa chọn tràn lan.
“Nếu có sự đồng thuận, nhất trí cao của cơ sở, các vị chánh xứ, trùm trưởng hay sư thầy... thì mô hình nhất định thành công. Khi triển khai mô hình tại Hưng Yên, Thái Bình, chúng tôi đã rất cảm động khi chính các vị chức sắc uy tín này đã hỗ trợ cho chúng tôi rất nhiều về mặt thông tin, các đặc điểm của đối tượng tuyên truyền, vận động, cũng như cách thức tuyên truyền, giúp chúng tôi hoàn thành tài liệu mô hình. Đặc biệt, nhân lễ Vu Lan tháng Bảy vừa qua, được biết tại chùa xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, với hàng nghìn tín đồ Phật tử tham dự, sư thầy đã khéo léo lồng ghép nội dung mất cân bằng giới tính khi sinh vào buổi giảng tại chùa, rất cảm động!” – ông Lê Bá Trình nhấn mạnh.
Việc lựa chọn “cầu nối tuyên truyền” cũng phải được chú trọng. Ví dụ: Với đồng bào dân tộc thiểu số, cần chú trọng phát huy vai trò của già làng, trưởng bản; hay với đồng bào tôn giáo thì có lực lượng chánh xứ, trùm trưởng. Đây là lực lượng có tiếng nói, sức ảnh hưởng rất lớn. Khi nào cũng phải đưa vào các quy định, từ các nghị quyết của Đảng, Pháp lệnh, khi đã là nhiệm vụ thì họ sẽ có động lực làm tốt. Hội thảo quốc gia về Mất cân bằng giới tính khi sinh lần này là cơ hội để Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình tới các ban, ngành, đoàn thể, 63 tỉnh, thành. Tôi tin rằng, với bài học kinh nghiệm thành công từ mô hình điểm của hai tỉnh Hưng Yên, Thái Bình với sự đồng thuận, nhất trí của cấp ủy, chính quyền, các vị chức sắc tôn giáo, với phương pháp truyền thông phù hợp đối tượng, mô hình sẽ thành công. Ông Lê Bá Trình
(Phó Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam) |
Thu Nguyên
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu
Tin tức - Sự kiện - 3 năm trướcGiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.
Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019
Dân số và phát triển - 5 năm trướcGiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0
Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn
Tin tức - Sự kiện - 6 năm trướcGiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"
Dân số và phát triển - 6 năm trướcGiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.
Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6
Dân số và phát triển - 7 năm trướcGiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.
Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6
Dân số và phát triển - 7 năm trướcGiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.
Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.
Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.
Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…
Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.
Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…