Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Thứ ba, 18:00 05/07/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Khoảng 90% những trường hợp sinh con là liên quan đến việc kết hôn sớm. Mức sinh của vị thành niên tại những khu vực nghèo trên thế giới, cao gấp 4 lần so với khu vực kinh tế khá giả hơn.

Những con số đáng lo ngại!

Báo cáo số liệu Thanh niên thế giới của Văn phòng Tham chiếu Dân số (Hoa Kỳ, 2013) cho thấy, trên thế giới cứ 1 ngàn phụ nữ độ tuổi 15-19 thì có 52 bà mẹ sinh con. Trong đó, các nước phát triển là 17%o, các nước kém phát triển là 99%o và các nước còn lại dao động trong khoảng 56-67%o. Điều đó cho thấy, mức sinh của vị thành niên hiện nay trên thế giới là rất cao. Tại châu Phi, tỷ suất sinh lên đến 91%o và châu Á là 42%o, trong đó riêng khu vực Trung Nam Á là 62%o.

Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới (2015) của Quỹ Dân số Liên hợp quốc trong đó có xem xét các mục tiêu, chỉ tiêu sau ICPD cho thấy, giai đoạn 1999-2014, mức sinh của vị thành niên khu vực Tây và Trung Phi là cao nhất với 128%, Đông và Nam Phi: 112%o. Như vậy, mức sinh của vị thành niên những khu vực này trong suốt 15 năm qua cao gấp 4 lần so với khu vực có mức sinh thấp nhất là Tây Âu và Trung Á: 30%o, châu Á Thái bình dương: 33%o. Tiếp đến là, khu vực Mỹ La tinh và Caribbean: 76%o; các nước Ả Rập: 56%.

Liên hợp quốc phân loại mức sinh vị thành niên theo 3 cấp độ là cao (từ 80%o , màu đỏ); trung bình (19-80%o, màu cam), thấp (dưới 19%o, xanh nhạt). Bản đồ của Liên hợp quốc về tỷ suất sinh của vị thành niên giai đoạn 2005-2010 cho thấy, mức sinh ở tuổi vị thành niên rất cao (màu đỏ) gần như bao trùm toàn bộ châu Phi, một số nước tại vùng Caribbean và Nam Á.

Bản đồ Thế giới về tỷ suất sinh của VTN (15-19 tuổi), 2005-2010

Nguồn: UN, Adolescent Fertility since the ICPD in Cairo
Nguồn: UN, Adolescent Fertility since the ICPD in Cairo

Số liệu của Ngân hàng Thế giới dẫn nguồn từ Liên hợp quốc cho thấy, có tới 23 quốc gia có tỷ suất sinh của vị thành niên (2014) là trên 100%o, điển hình là Niger: 204%o, Mali: 175%o, Angola: 167%o, Mozambique: 143%o, Guinea: 142%o, Chad, Malaw: 137%o…

Những nước có tỷ suất sinh của VTN cao từ 100%o trở lên, 2014

Nguồn: World bank, http://data.worldbank.org/indicator/SP.ADO.TFRT
Nguồn: World bank, http://data.worldbank.org/indicator/SP.ADO.TFRT

Số liệu của Đối tác Dân số và Phát triển (PPD) cho thấy, trong số 25 nước thành viên của PPD, tỷ lệ mang thai của vị thành niên cao nhất là tại Ai Cập (9,6%) thấp nhất là Tunisia (0,9%). Trong số các nước thành viên ở khu vực Châu Á Thái bình dương, cao nhất là Bangladesh (6,1%) và thấp nhất là Việt Nam (1,6%). Tại khu vực giữa Saharan Châu Phi, cao nhất là các nước Mali (5,4%), Uganda (5,7%), Zimbabwe (5,5%), thấp nhất là Nam Phi (2,3%). Tại khu vực châu Mỹ: Colombia (4,3%), Mexico (3,9%).

Một số chỉ báo của nữ VTN các thành viên PPD

(*): Số liệu báo cáo trước năm 2000. (-): Không có số liệu. Nguồn: PPD, Adolescent Pregnancy: Status, Socio-Economic Cost, Policy and Program options for 25 member countries of PPD
(*): Số liệu báo cáo trước năm 2000. (-): Không có số liệu. Nguồn: PPD, Adolescent Pregnancy: Status, Socio-Economic Cost, Policy and Program options for 25 member countries of PPD

Điều tra Sức khỏe và Nhân khẩu của Inner City Fund Quốc tế cho thấy, tỷ lệ phụ nữ 15-19 tuổi mang thai và sinh con ở nông thôn cao gấp đôi thành thị. Tại Zimbabwe, Senegal và Colombia cứ 5 vị thành niên thì có hơn 1 em mang thai. Tỷ lệ vị thành niên ở những gia đình nghèo mang thai và sinh con nhiều hơn ở những gia đình khá giả. Tại Zimbabwe, Senegal, Colombia và Peru có hơn 1/4 nữ vị thành niên 15-19 tuổi thuộc những gia đình nghèo mang thai và con số này luôn gấp từ 4-6 lần so với những em thuộc gia đình khá giả.

Luật pháp hầu hết các quốc gia cho phép phụ nữ từ đủ 18 tuổi được kết hôn nhưng việc kết hôn sớm và sinh con sớm sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe bà mẹ, trẻ em và hạn chế các cơ hội tiếp cận về giáo dục, việc làm của chính họ. Tảo hôn, kết hôn sớm, tất dẫn đến mang thai sớm và sinh đẻ sớm. Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc thì ước tính số ca phá thai không an toàn của vị thành niên là 3,2 triệu ca (2015); 10% trẻ em gái cho biết đã từng bị cưỡng bước quan hệ tình dục trước tuổi 15. Tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em gái 15-19 tuổi và biến chứng thai sản là nguyên nhân thứ hai.

Vòng luẩn quẩn: “Sinh đẻ sớm- đói nghèo- lạc hậu”

Báo cáo năm 2015 của UNESCO cho thấy, mặc dù thế giới đã đạt được những thành tích trong phổ cập giáo dục tiểu học nhưng vẫn còn gần 58 triệu em bỏ học, ít nhất 20% các em tại 32 nước (hầu hết ở tiểu vùng Saharan, châu Phi) không theo được đến lớp cuối của bậc tiểu học. Đến cuối năm 2015, có khoảng 1/6 các em ở nhóm nước nghèo và trung bình, tức khoảng 100 triệu em-không hoàn thành bậc tiểu học. Tỷ lệ theo học của em gái luôn thấp hơn em trai, đặc biệt tại nước nước nghèo nàn, lạc hậu. Tại tiểu vùng Saharan, châu Phi, hầu như những em gái thuộc nhóm gia đình nghèo nhất chưa bao giờ được đến trường. Tại Guinea và Niger, tỷ lệ này là 70%.

Báo cáo về Số liệu Thanh niên Thế giới (2013) của Văn phòng Tham chiếu Dân số (Hoa Kỳ) cho thấy, tỷ lệ đi học chung của thanh niên toàn thế giới ở bậc trung học cơ sở là 72,5%. Tại các nước phát triển, tỷ lệ này là 100% và tại các nước kém phát triển chỉ có 39,5%. Một số nước ở châu Phi, tỷ lệ này là rất thấp, có nước dưới 30% thậm chí tới 10%, tức có tới 70% đến 90% các em không được đến trường trung học cơ sở như: Burkina Faso, Coote d’Ivoire, Mauritania, Niger, Sierra Leone, Burundi, Mozambique, Somali, Uganda… Đó là ở bậc học cơ sở, còn trung học phổ thông và cao đẳng, đại học còn thấp hơn nữa. Tỷ lệ này được tính chung cho nam và nữ, nếu tách riêng, tỷ lệ nữ luôn thấp hơn nam giới.

Tỷ lệ đi học chung cấp phổ thông cơ sở của một số nước trên thế giới, 2013

Nguồn: PRB, The World’s Youth 2013 Data Sheet
Nguồn: PRB, The World’s Youth 2013 Data Sheet

Hầu hết các quốc gia, khu vực có tỷ đi học chung của thanh niên còn thấp là ở các nước kém phát triển, nghèo đói, chiến tranh, bạo loạn. Điều đó đã làm mất đi các cơ hội được đến trường học tập, vui chơi của các em. Giáo dục mở ra các cửa sổ cơ hội cho các em về sức khỏe, việc làm, cuộc sống, kinh tế, bình đẳng giới… tạo nền tảng bền vững cho cuộc đời mỗi cá nhân và sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, khi cánh cửa này khép lại thì các cửa sổ cơ hội khác cũng thu hẹp hơn và đẩy các em đến gần hơn với một tương lai mờ mịt. Thất học sẽ buộc các em phải bươm trải kiếm sống sớm và vướng vào các cuộc hôn nhân sớm, sinh con sớm, nguy cơ bệnh tật cao rồi lại rơi vào cảnh túng quẫn. Đó thực sự là một vòng lẩn quẩn của sự đói nghèo, thất học, mức sinh cao và bạo lực.

Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (2015) cho thấy, trên thế giới hiện có 168 triệu lao động trẻ em, trong đó 47,5 triệu lao động vị thành niên (15-17) đang làm những công việc độc hại, nguy hiểm, chiếm 40% nhóm dân số 15-17 tuổi và chiếm 28% tổng lao động trẻ em. Tại vùng nông thôn, tỷ lệ vị thành niên làm công việc độc hại, nguy hiểm cao hơn vùng đô thị. Nếu xét về tỷ trọng thì các nước cao nhất là Nicaragua (34%), Cambodia (30%), Honduras (27%), Lào PDR (26%) nhưng về số lượng thì đông nhất là Ấn Độ (2,4 triệu), Pakistan (1,3 triệu) và Indonesia (1,2 triệu).

Báo cáo thống kê của PRB ghi nhận có 15% vị thành niên ở độ tuổi 13-15 sử dụng thuốc lá (nam: 19%, nữ 11%). Trong cuộc chiến toàn cầu với đại dịch HIV/AIDS, năm 2011, có 0,4% thanh niên độ tuổi 15-24 bị lây nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, tại một số quốc gia, tỷ lệ này là rất cao đặc biệt với nữ như Lesotho, South Africa, Swaziland và Mozambique từ 8,2-15,4%. Báo cáo của Cơ quan AIDS Liên hợp quốc mới đây cho thấy, hiện trung bình có 3,3 triệu trẻ em (dưới 15 tuổi) bị HIV, mỗi ngày có 700 em bị lây nhiễm HIV và cũng có 600 em bị chết vì các bệnh có liên quan đến AIDS. Trong số các bà mẹ mang thai bị HIV và mang thai, chỉ có 62% bà mẹ được theo dõi, điều trị dự phòng lây truyền mẹ sang con. Như vậy, có ít nhất 40% đứa trẻ sinh ra có nguy cơ rất cao bị nhiễm HIV. Tại khu vực Châu Á-Thái Bình dương, theo báo cáo của 3 cơ quan UNFPA, UNESCO, WHO thì có tới 80% nữ vị thành niên quốc đảo Marshall đã từng có quan hệ tình dục, còn tại Nauru, Solomon, Vanuatu cũng từ 64-74%, các nơi khác như Bhutan, Ấn Độ, Lào, Mongolia, Papua New Guinea trên 50%.

Kiến tạo tương lai tươi sáng cho các em

Tiến sỹ Babatunde Osotimehin, Giám đốc điều hành Quỹ Dân số Liên hợp quốc nói: “Trẻ em gái chịu thiệt thòi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, nhìn từ góc độ sức khỏe sinh sản. Các em rất có thể buộc phải làm mẹ trong khi bản thân vẫn còn là trẻ em. Các em có quyền được hiểu, kiểm soát cơ thể mình và quyết định cuộc sống của chính mình”.

Trong một nghiên cứu của UNAIDS đã chỉ ra bốn nguyên chính dẫn đến tình trạng vị thành niên gái và nữ thanh niên bị bỏ lại phía sau: Bạo lực giới, Thiếu hụt cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế, Thiếu hụt cơ hội tiếp cận giáo dục và Chính sách không được triển khai trên thực tiễn. Cũng theo cơ quan của Liên hợp quốc này thì có bốn cách để đóng lại các khoảng cách này chính là: Chấm dứt bạo lực giới, Bảo đảm tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng, Đưa trẻ em gái đến trường, Trao quyền cho trẻ em gái, phụ nữ trẻ và thay đổi những quan niệm xã hội cũ.

Vị thành niên được giáo dục về SKSS/SKTD. Photo: Adwoa Atta-Krah/EDC
Vị thành niên được giáo dục về SKSS/SKTD. Photo: Adwoa Atta-Krah/EDC

Quỹ Dân số Liên hợp quốc năm nay đã đưa ra chủ đề “Đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên” nhằm gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới các chính phủ, các tổ chức, các cộng đồng, gia đình hãy quan tâm và đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên, mang đến các cơ hội cho các em được học tập, vui chơi, sinh hoạt phù hợp, được chăm lo sức khỏe, rèn luyện kỹ năng sống và được đảm bảo thực hiện các quyền của mình. Các em cần phải được tạo điều kiện để có thể bước vào giai đoạn trưởng thành một cách an toàn và khỏe mạnh, đồng thời các em cũng cần có cơ hội để có thể có được tương lai tươi sáng.

Tổng thư ký LHQ ông BanKi-moon từng nói: “Tôi đặc biệt quan tâm đến các nữ VTN/TN, những người mà có thể phải đối mặt với sự kỳ thị, bạo lực tình dục, kết hôn sớm và thai ngoài ý muốn. Ngay cả trong số những người trẻ đủ may mắn đã có được bằng đại học, vẫn có nhiều người trong số họ không có việc làm, lương thấp hoặc bế tắc trong công việc”.

Tiến sỹ Babatunde Osotimehin, Giám đốc điều hành Quỹ Dân số Liên hợp quốc kêu gọi: “Chương trình nghị sự phát triển mới kêu gọi chúng ta không được phép để cho bất kỳ ai bị tụt lại phía sau. Để có thể tiếp cận được các nhóm dân số đang bị bỏ lại phía sau, các nhà lãnh đạo và cộng đồng phải tập trung và bảo vệ quyền của trẻ em gái vị thành niên thiệt thòi nhất, đặc biệt là trẻ em nghèo, thất học, bị bóc lột hoặc bị áp đặt bởi những hủ tục, trong đó có nạn tảo hôn”.

Liên hợp quốc mới đây đã đưa ra Chiến lược Sức khỏe Phụ nữ, Trẻ em và Vị thành niên Toàn cầu giai đoạn 2016-2030 với thông điệp là Mọi phụ nữ, mọi trẻ em và mọi vị thành niên-Sinh tồn, Thịnh vượng và Biến đổi. Chiến lược nhấn mạnh đến quyền và khả năng thực thi sự tiếp cận, thụ hưởng chăm sóc sức khỏe bao gồm thể chất, tinh thần và sự hài hòa với xã hội của phụ nữ, trẻ em và vị thành niên trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Chăm sóc sức khỏe được lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế-xã hội và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, khu vực cũng như toàn cầu.

Tổng thư ký Ban Ki-moon khẳng định: “Bằng việc trao quyền cho thanh niên hôm nay, chúng ta sẽ đặt nền tảng vững chắc cho tương lai phát triển bền vững ở thế hệ tiếp theo”. Câu kết cho lời tựa của Chiến lược toàn cầu nêu trên, ông viết: “ Cùng với nhau, chúng ta có thể chấm dứt và ngăn chặn những cái chết của phụ nữ, trẻ em và vị thành niên ở mọi nơi và tạo nên thế giới mà ở đó, lần đầu tiên trong lịch sử, tất cả đều có thể thịnh vượng và đạt tới tất cả các tiềm năng của họ”.

Thông điệp mạnh mẽ tới các chính phủ, các tổ chức, cộng đồng, gia đình

Quỹ Dân số Liên hợp quốc năm nay đã đưa ra chủ đề “Đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên” nhằm gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới các chính phủ, các tổ chức, các cộng đồng, gia đình hãy quan tâm và đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên, mang đến các cơ hội cho các em được học tập, vui chơi, sinh hoạt phù hợp, được chăm lo sức khỏe, rèn luyện kỹ năng sống và được đảm bảo thực hiện các quyền của mình. Các em cần phải được tạo điều kiện để có thể bước vào giai đoạn trưởng thành một cách an toàn và khỏe mạnh, đồng thời các em cũng cần có cơ hội để có thể có được tương lai tươi sáng.

Tổng thư ký LHQ ông BanKi-moon từng nói: “Tôi đặc biệt quan tâm đến các nữ VTN/TN, những người mà có thể phải đối mặt với sự kỳ thị, bạo lực tình dục, kết hôn sớm và thai ngoài ý muốn. Ngay cả trong số những người trẻ đủ may mắn đã có được bằng đại học, vẫn có nhiều người trong số họ không có việc làm, lương thấp hoặc bế tắc trong công việc”.

Tài liệu tham khảo

1. Fox News, “2 more women found hanging from trees in India, report says’, June 12, 2014

2. ILO, World Report on Child Labour 2015: Paving the way to decent work for young people

3. ICF International, Demographic and Health Survey

4. Population Reference Bureau, “The World’s Youth 2013 data sheet”

5. Population Reference Bureau, World Population Data Sheet 2015

6. Partners in Population and Development,“Adolescent Pregnancy: Status, Socio-Economic Cost, Policy and Program options for 25 member countries of PPD”, July, 2013

7. UNAIDS, Children and HIV Factsheet, May 2014

8. UNAIDS, Why adolescent girls and young women are being left behind, 2014

9. UNESCO, Education for all 2000-2015: Achivements and Challenges

10. United Nations, Adolescent Fertility since the International Conference on Population and Development (ICPD) in Cairo, 2013

11. United Nations, Population Facts: Adolescent Fertility Trends, 12/2013

12. United Nations, The Global strategy for women’s, Chilren’s and Adolescents’ Health 2016-2030, 2015

13. United Nations, World Population Prospect: The 2015 Revision

14. UNICEF, Ending Childmarriage: Progress Prospects, 2013

15. UNFPA, Girlhood, Not motherhood: Preventing Adolescent Pregnancy 2015

16. UNFPA, State of World Population, 2015

17. UNFPA, UNESCO, WHO, Sexual and Reproductive health of Young people in Asia and the Pacific: A review of issues, policies and programmes, 2015

18. World bank, http://data.worldbank.org/indicator/SP.ADO.TFRT

Ths Lương Quang Đảng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 thói quen hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản của nam giới

8 thói quen hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản của nam giới

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

GĐXH – Thường xuyên hút thuốc, sử dụng rượu bia, tiêu thụ các chất kích thích, kèm lối sống thiếu vận động, thức khuya, stress… là những nguyên nhân gia tăng nguy cơ gây vô sinh ở nam giới.

Nam giới cảnh giác với đau bìu có thể gây vô sinh

Nam giới cảnh giác với đau bìu có thể gây vô sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nam giới nếu có biểu hiện đau bìu cần phải đi khám ngay, tránh nguy cơ dẫn đến vô sinh.

Cách giảm đau bụng kinh ngay lập tức và những lưu ý cần biết

Cách giảm đau bụng kinh ngay lập tức và những lưu ý cần biết

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Đau bụng kinh là tình trạng thường gặp ở chị em khi “đến tháng”. Có nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng kinh như ít vận động hay vận động quá mạnh, do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý hoặc cũng có thể do bệnh lý. Giảm đau bụng kinh bằng cách nào và cần lưu ý gi?

3 lý do khiến bà bầu dễ mắc bệnh trĩ

3 lý do khiến bà bầu dễ mắc bệnh trĩ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Bệnh trĩ ảnh hưởng đến ít nhất 25 - 35% phụ nữ mang thai, có nhiều khả năng xuất hiện hơn ở ba tháng cuối thai kỳ. Bị bệnh trĩ khi mang thai có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.

Cách đi bộ tốt cho phụ nữ mang thai

Cách đi bộ tốt cho phụ nữ mang thai

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Đi bộ là một bài tập rất tốt và an toàn cho phụ nữ mang thai. Đây là một hoạt động thể chất nhẹ nhàng nhưng lại mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và em bé.

Thiết thực hội thi phụ nữ với công tác Dân số và phát triển ở huyện vùng cao xứ Nghệ

Thiết thực hội thi phụ nữ với công tác Dân số và phát triển ở huyện vùng cao xứ Nghệ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Hội thi góp phần nâng cao sự hiểu biết cho hội viên phụ nữ và nhân dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác Dân số và phát triển, vai trò, trách nhiệm, sự đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của cuộc sống.

Béo phì lúc trẻ ảnh hưởng đến tuổi thọ của người ung thư vú

Béo phì lúc trẻ ảnh hưởng đến tuổi thọ của người ung thư vú

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

SBéo phì tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với cả nguy cơ mắc và cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư vú. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những phụ nữ béo phì khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú sau 50 tuổi có nguy cơ cao giảm tuổi thọ.

Thanh Hóa nâng cao nhận thức người dân về sàng lọc trước sinh và sơ sinh

Thanh Hóa nâng cao nhận thức người dân về sàng lọc trước sinh và sơ sinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Thời gian qua, Thanh Hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về tầm quan trọng của việc sàng lọc sơ sinh, trước sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Trẻ dậy thì muộn cần tập luyện như thế nào?

Trẻ dậy thì muộn cần tập luyện như thế nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, tập thể dục quá độ ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể dẫn đến nguy cơ dậy thì muộn...

Bệnh viện 354 đỡ đẻ thành công bé sơ sinh nặng gần 6kg cho thai phụ nhiều nguy cơ biến chứng do chờ ‘ngày đẹp’

Bệnh viện 354 đỡ đẻ thành công bé sơ sinh nặng gần 6kg cho thai phụ nhiều nguy cơ biến chứng do chờ ‘ngày đẹp’

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mang thai to hơn 39 tuần trên tử cung có sẹo mổ đẻ cũ, đối mặt với nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng vẫn cố chờ chọn 'ngày đẹp' để mổ đẻ, một sản phụ ở Hà Nội đã may mắn được các bác sĩ Sản khoa ở Bệnh viện Quân y 354 mổ đẻ thành công.

Top