Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)
GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…
Điều đó đòi hỏi sự chung tay của cộng đồng quốc tế nhằm kiến tạo một tương lai tươi sáng cho đối tượng này.
Tỷ trọng vị thành niên ngày càng giảm
65 năm trước, năm 1950, thế giới có chưa đầy nửa tỷ vị thanh niên và phải đến 35 năm sau, năm 1985, thế giới mới có khoảng 1 tỷ em. Báo cáo Triển vọng Dân số Thế giới của Liên hợp quốc (bản cập nhật năm 2015) cho thấy, trên thế giới hiện có khoảng 1,2 tỷ vị thành niên (nhóm dân số ở độ tuổi 10-19), chiếm 16,3% dân số thế giới. Dự báo, số vị thành niên sẽ tăng lên hơn 1,3 tỷ vào năm 2030 (nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 15,6% dân số thế giới) và đến năm 2050 sẽ tăng lên là 1,35 tỷ em và tỷ trọng giảm xuống chỉ còn 13,9%.
Quy mô và Tỷ trọng nhóm dân số tuổi vị thành niên (10-19), Thế giới, 1950-2050
Trong số 1,2 tỷ vị thành niên hiện nay, có tới 88,74% vị thành niên đang sinh sống tại các khu vực đang và kém phát triển; các khu vực phát triển, chỉ chiếm 11,26%. Nếu chia theo mức thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia thì tỷ trọng vị thành niên tại các quốc gia có thu nhập bình quân cao chiếm 13,37% còn lại tới 86,63% vị thành niên sống tại các quốc gia có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
Trong số 1,2 tỷ vị thành niên hiện nay, trẻ em gái chiếm 48%. Tỷ số giới tính của nhóm dân số này là 1,07 tức cứ 1,07 vị thành niên trai có 1 vị thành niên gái. Hai chỉ báo này gần như không đổi từ năm 1950 đến 2050.
Số lượng, tỷ trọng vị thành niên Thế giới, 1950-2050
Nếu phân theo châu lục, châu Á vẫn đứng đầu thế giới về số lượng vị thành niên với khoảng 700 triệu em, chiếm 58.3%. Điều này cũng dễ hiểu bởi 2 cường quốc dân số là Trung Quốc và Ấn Độ đều thuộc về châu Á. Tiếp theo châu Á là châu Phi với khoảng 261 triệu em mỗi châu, chiếm 28%. Châu Mỹ hiện có khoảng 160 triệu em, chiếm hơn 13%. Đứng ở vị trí cuối bảng là châu Úc chưa tới 6 triệu em, chiếm 0.49%. Trên đó là châu Âu với khoảng 74 triệu em, chiếm 6.21%.
Dân số tuổi vị thành niên (10-19) theo các Châu lục, 1950-2100
Tuy nhiên, thứ hạng này sẽ ngày càng thay đổi. Trong khi hầu hết các châu lục đều giảm số trẻ vị thành niên thì tại châu Phi sẽ ngày càng tăng lên. Từ những năm 2075, châu Phi sẽ đứng đầu thế giới về số lượng và tỷ trọng vị thành niên. Điều này được lý giải bởi mức sinh trên thế giới đang ngày càng sụt giảm tại hầu khắp các châu lục trong khi mức sinh ở châu Phi còn cao.
Nếu như năm 1950, trên thế giới, trung bình mỗi bà mẹ sinh 5 con thì đến năm 2000 chỉ sinh 3 con và đến năm 2050 còn 2,19 con. Mức sinh của các châu lục hiện nay đã ở mức xung quanh 2,1 con/bà mẹ, thậm chí châu Âu, chỉ còn 1,4 con/bà mẹ. Trong khi đó, các bà mẹ châu Phi trung bình vẫn sinh 4,7 con/bà mẹ.Mức sinh giảm, số trẻ sinh ra giảm, tất yếu dẫn đến số người bước vào nhóm tuổi vị thanh niên sẽ giảm trong khi mức sinh ở châu Phi còn cao nên số người bước vào nhóm tuổi vị thành niên vẫn tiếp tục tăng lên và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong tổng số vị thành niên trên thế giới.
Số lượng, tỷ trọng vị thành niên Thế giới, 1950-2050
Mặc dù số lượng vị thanh niên các châu lục có sự tăng giảm khác nhau nhưng đều có điểm chung là tỷ trọng vị thanh niên trong tổng dân số của mỗi châu lục và trên toàn thế giới đều giảm. Ngoài nguyên nhân bởi mức sinh nói trên, tỷ trọng này còn bị tác động bởi nhóm dân số cao tuổi (60 ) đang ngày càng tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và tỷ trọng trong dân số. Các nhà nhân khẩu học thế giới đã gọi thế kỷ này là thế kỷ của già hóa dân số thế giới.
Tuổi thơ “bị đánh cắp”
Báo cáo của UNICEF (2013) cho thấy hiện có khoảng 720 triệu phụ nữ kết hôn trước tuổi 18, trong đó hơn 1/3 số này (khoảng 250 triệu phụ nữ) bước vào “đời sống vợ chồng” trước tuổi 15! Khu vực có đông “cô dâu trẻ em” nhất thế giới là Nam Á, chiếm tới 42% tổng số “cô dâu trẻ em” trên thế giới. Trong đó, chỉ riêng Ấn Độ, nơi vẫn duy trì nhiều tập tục lạc hậu tại các làng quê, chiếm tới 33%. Điều đó có nghĩa rằng, trên thế giới, cứ 3 “cô dâu trẻ em”, trong đó có một cô là người Ấn Độ. Khu vực tiếp theo là Đông Á và Thái Bình dương với 25%, châu Phi: 18%, châu Mỹ La tinh và vùng Caribbean: 9%.
Tỷ lệ nữ kết hôn trước tuổi 18 chia theo khu vực trên thế giới, 2013(**)
Vẫn theo UNICEP, trong số phụ nữ 20-49 tại các nước kém phát triển, có tới 52% trong số đó đã kết hôn trước tuổi 18, đặc biệt trong đó 20% kết hôn từ trước tuổi 15. Tỷ lệ này vẫn cao nhất thuộc về Nam Á với 56% (trong đó gần nửa số này là kết hôn trước 15 tuổi). Tiếp đến là Tây và Trung Phi với 46%, Đông và Nam Phi là 38%, châu Mỹ La tinh và vùng Caribbean là 30%, Trung Đông và Bắc Phi là 24%, Đông Á và Thái Bình dương là 21%.
Nếu chia theo quốc gia thì đứng đầu thế giới là Niger với tỷ lệ có thể làm cả thế giới giật mình: 77% phụ nữ 20-49 tuổi đã từng kết hôn trước tuổi 18. Tiếp đến là Bangladesh cũng với con số cao ngất ngưởng không kém: 74%. Mặc dù đứng ở vị trí thứ 2 nhưng tỷ lệ nữ kết hôn trước tuổi 15 của Bangladesh lại cao nhất thế giới với gần 40% trong khi Niger có 30%. Ấn Độ đứng ở vị trí thứ 6 (với 58%) bảng tổng sắp “top ten”, sau Afganistan (với 60%). Cùng hàng với Ấn Độ có Ethiopia và Guineo. Đứng ở vị trí thứ 10 là Nepal và Burkina Faso với 52%.
10 nước có tỷ lệ kết hôn trẻ em cao nhất thế giới, 2013 (*)
Năm 2015, ba cơ quan của Liên hợp quốc là UNFPA, UNESCO và WHO đã xây dựng báo cáo về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của thanh niên thuộc 32 nước châu Á-Thái Bình dương. Kết quả cho thấy Bangladesh đứng đầu khu vực (45%) về tỷ lệ nữ vị thành niên (15-19 tuổi) đã kết hôn/hoặc sinh sống như vợ chồng trong giai đoạn 2006-2013. Tỷ lệ này của Bangladesh bỏ xa nước đứng vị trí thứ hai là Nepal (29%). Tiếp đến là Ấn Độ (27%), Lào PDR (25%). Indonesia và quốc đảo Marshall cùng có tỷ lệ 21%.
Tại Bangladesh, cứ 100 phụ nữ 20-24 tuổi thì có tới 36 người kết hôn ở độ tuổi 18 và có tới 29 người kết hôn ở độ tuổi 15. Tức cứ 3 cô dâu Bangladesh kết hôn thì có 1 cô dâu mới ở tuổi 15! Tình trạng cô dâu tuổi 15 cũng được ghi nhận cao tại Ấn Độ, Afghanistan, Nepal, Lào PDR (từ 18-9%). Điều đặc biệt nghiêm trọng là có tới 20% “cô dâu” Bangladesh và khoảng 10% ở Afghanistan, Bhutan, Mongolia…. chỉ ở độ tuổi 10 . Ở độ tuổi đáng lý các em được cắp sách đến trường thì đã vội vã ôm quần áo về làm dâu nhà chồng! Phần nhiều trong số đó chưa kịp chuẩn bị tâm lý, sức khỏe để bước vào đời sống vợ chồng nhưng lại phải đối mặt với quãng đời phía trước của vai trò người vợ, người mẹ.
10 nước có tỷ lệ nữ vị thành niên kết hôn cao nhất châu Á Thái Bình dương, 2013 (*)
Mặc dù tỷ lệ nữ kết hôn trước tuổi 18 hay trước tuổi 15 còn cao trên thế giới nhưng UNICEF cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ này đã giảm đi trong các thập kỷ qua. Số liệu nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nữ trong độ tuổi 20-24 đã từng kết hôn trước tuổi 18 trên thế giới đã giảm từ 33% (năm 1985) xuống còn 26% (năm 2010). Tại khu vực Nam Á đã giảm từ trên 60% (năm 1985) xuống còn khoảng 45% ( năm 2010). Tây và Trung phi đã giảm từ trên 50% (năm 1985) xuống còn gần 40% (năm 2010). Tương tự như vậy, các khu vực Đông và Nam Phi (từ trên 40% xuống còn gần 30%), Trung Đông và Bắc Phi (từ trên 30% xuống còn dưới 20%)… Khu vực gần như giảm không đáng kể qua 25 năm là Châu Mỹ La tinh và vùng Caribbean, tỷ lệ này vẫn được duy trì ở mức quanh 30%.
Có vô số các cuộc hôn nhân do sự ép buộc của cha mẹ và rất nhiều em còn chưa kịp kết thúc trung học phổ thông đã vội vã bước vào cuộc sống hôn nhân, sinh con và nuôi con đầy áp lực khi mà ở độ tuổi các em còn rất nhiều hạn chế trong nhận thức về cuộc sống gia đình, SKSS/SKTD và kỹ năng sống. Nhiều ông bố bà mẹ ngỡ là mang đến hạnh phúc cho con cái khi con yên bề gia thất sớm nhưng họ có đâu ngờ đó là sự ép buộc và vi phạm quyền con người. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ, mức độ bạo lực giới ở những gia đình kết hôn sớm thường cao hơn so với những gia đình cùng lứa tuổi nhưng kết hôn muộn hơn.
Các báo cáo gần đây đã ghi nhận những vụ việc lạm dụng, xâm hại tình dục vị thành niên liên tiếp xảy ra ở một số quốc gia Nam Á, Tây Phi và đặc biệt là tại đất nước hơn 1,2 tỷ người - Ấn Độ. “60% các vụ cưỡng hiếp tại Ấn Độ xảy ra khi nạn nhân ra ngoài cánh đồng vì nhà họ không có nhà vệ sinh”-Ashish Gupta, Văn phòng Cảnh sát Ấn Độ nói. Những thiếu thốn về điều kiện vệ sinh đã đẩy cuộc sống của các nữ thanh niên bên miệng hố quấy rối, xâm hại tình dục. Theo số liệu được báo cáo chính thức, mỗi ngày có 10 vụ hiếp dâm tại Uttar Pradesh và mỗi năm có 25 ngàn vụ hiếp dâm tại Ấn Độ.
Nhờ sự nỗ lực của cộng đồng quốc tế và sự phát triển nội tại của mỗi quốc gia, xu hướng kết hôn sớm này tiếp tục giảm xuống cả về số lượng lẫn tỷ lệ. Theo UNICEF, dự báo đến năm 2030 giảm xuống còn 570 triệu và năm 2050 còn 450 triệu trường hợp. Khu vực tiểu vùng Sahara (châu Phi) lại nơi chiếm tỷ trọng lớn nhất về số lượng cô dâu kết hôn trước 18 tuổi. Mặc dù dự báo xu hướng giảm xuống nhưng đây vẫn là thách thức lớn của toàn cầu trong cuộc chiến chống đói nghèo, lạc hậu và giành lấy tuổi thơ cho các em.
Năm 2015, ba cơ quan của Liên hợp quốc là UNFPA, UNESCO và WHO đã xây dựng báo cáo về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của thanh niên thuộc 32 nước châu Á-Thái Bình dương. Kết quả cho thấy Bangladesh đứng đầu khu vực (45%) về tỷ lệ nữ vị thành niên (15-19 tuổi) đã kết hôn/hoặc sinh sống như vợ chồng trong giai đoạn 2006-2013. Tỷ lệ này của Bangladesh bỏ xa nước đứng vị trí thứ hai là Nepal (29%). Tiếp đến là Ấn Độ (27%), Lào PDR (25%). Indonesia và quốc đảo Marshall cùng có tỷ lệ 21%.
Tài liệu tham khảo:
1. Fox News, “2 more women found hanging from trees in India, report says’, June 12, 2014
2. ILO, World Report on Child Labour 2015: Paving the way to decent work for young people
3. ICF International, Demographic and Health Survey
4. Population Reference Bureau, “The World’s Youth 2013 data sheet”
5. Population Reference Bureau, World Population Data Sheet 2015
6. Partners in Population and Development,“Adolescent Pregnancy: Status, Socio-Economic Cost, Policy and Program options for 25 member countries of PPD”, July, 2013
7. UNAIDS, Children and HIV Factsheet, May 2014
8. UNAIDS, Why adolescent girls and young women are being left behind, 2014
9. UNESCO, Education for all 2000-2015: Achivements and Challenges
10. United Nations, Adolescent Fertility since the International Conference on Population and Development (ICPD) in Cairo, 2013
11. United Nations, Population Facts: Adolescent Fertility Trends, 12/2013
12. United Nations, The Global strategy for women’s, Chilren’s and Adolescents’ Health 2016-2030, 2015
13. United Nations, World Population Prospect: The 2015 Revision
14. UNICEF, Ending Childmarriage: Progress Prospects, 2013
15. UNFPA, Girlhood, Not motherhood: Preventing Adolescent Pregnancy 2015
16. UNFPA, State of World Population, 2015
17. UNFPA, UNESCO, WHO, Sexual and Reproductive health of Young people in Asia and the Pacific: A review of issues, policies and programmes, 2015
18. World bank, http://data.worldbank.org/indicator/SP.ADO.TFRT
Ths Lương Quang Đảng
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 13 giờ trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 16 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcTắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...