Về quê để tránh COVID-19 là phản tác dụng
GiadinhNet – Nhiều gia đình hiện nay trước diễn biến dịch COVID- 19 ở Hà Nội phức tạp đã gửi con về quê. Theo các chuyên gia, việc di tản khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp không chỉ gây khó khăn cho công tác kiểm soát, phòng ngừa mà còn khiến người dân dễ mắc hơn.
Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều địa phương như Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội liên tiếp ghi nhận thêm những trường hợp lây nhiễm COVID- 19 trong cộng đồng. Trước diễn biến dịch phức tạp với chủng virus mới, nhiều người dân lo lắng. Ngay khi có thông tin học sinh được nghỉ học từ ngày 1/2, một số gia đình đã di chuyển đến nơi khác để tránh dịch.
Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội, chuyên gia tâm lý Vũ Việt Anh (Giám đốc Học viện Thành Công) hoàn toàn không đồng tình với cách di tản để chống dịch. Mọi người nên thực hiện đúng theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế" để chung sống an toàn. Đây là những khuyến cáo nhằm hạn chế thấp nhất khả năng nhiễm bệnh. Đặc biệt, mọi người ở đâu nên ở yên đó, nhất là những người đang ở vùng có ghi nhận các ca dương tính SARS-CoV-2 càng không nên dịch chuyển về quê.
Mọi người chỉ đến nơi đông người khi thực sự cần thiết và khi ra ngoài, phải thực hiện các biện pháp bảo vệ mình trước dịch bệnh. Trong không gian sống, nên tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ… Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng, dung dịch khử khuẩn.
Một thực tế hiện nay khi các trường đã cho học sinh nghỉ học để hạn chế nguy cơ lây lan virus, nhiều bố mẹ lại gửi con về quê vì không có người trông và cũng vì gần Tết nguyên đán.
Việc di chuyển con từ vùng này sang vùng khác sẽ ẩn chứa rất nhiều nguy cơ, rủi ro. Khi COVID- 19 đang ở trong cộng đồng thì ai cũng có thể là nguồn nguy cơ tiềm ẩn. Cho các con "về quê tránh dịch" làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm. Tình hình dịch hiện ở đâu cũng phức tạp, không biết ở đâu có virus, nếu chủ quan, lơ là lại vô tình di chuyển mà lây nhiễm từ vùng này qua vùng khác.
Tốt nhất các gia đình nên để con ở trong nhà. Đây chính là giai đoạn để bố mẹ, con cái có nhiều thời gian gần gũi với nhau hơn, gắn kết, có hoạt động chung nhiều hơn trong gia đình. Với những nhà có nhiều lứa tuổi khác nhau, dịp này cũng là để các anh chị chăm sóc các em, chia sẻ công việc với gia đình, bố mẹ. Với những trường hợp không thể bố trí con trẻ để duy trì hoạt động sản xuất, công việc thì có thể đưa con đến một nơi ở mới có người trông mới, đảm bảo an toàn dịch.
Nhiều gia đình không thể bố trí người trông coi trẻ khi cả hai vợ chồng cùng đi làm, bất đắc dĩ chấp nhận rủi ro khi gửi trẻ về quê cần khai báo y tế, hạn chế tiếp xúc với bà con, xóm giềng để bảo vệ an toàn bản thân, cộng đồng. Ngoài ra, cần hướng dẫn trẻ rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách…
"Hãy cân nhắc khi gửi con về quê cho ông bà giai đoạn này. Tránh trường hợp đẩy rủi ro cho người khác và mất đi sợi dây kết nối của bố mẹ với con cái vì trong lúc còn nhỏ, việc gần gũi bố mẹ là điều hết sức cần thiết. Dịch đang diễn biến phức tạp mà Tết nguyên đán đang đến gần, các gia đình cũng nên cân nhắc không nên dịch chuyển về quê. Ở vùng dịch lỡ có rủi ro mang về cho bố mẹ, hàng xóm cũng không nên. Mình còn nhiều năm đón Tết chứ không phải chỉ có một năm ăn Tết. Hơn nữa ở vùng nông thôn, người dân vẫn thường xuyên lui tới nhà nhau, việc lan truyền bệnh tật lại dễ dàng hơn"– TS Vũ Việt Anh khuyên.
Di tản về quê chống dịch là điều không nên. Ảnh minh họa
Trước đó, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng đã khuyến cáo, trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều diễn biến mới mà người dân cho rằng ở thành phố nguy hiểm hơn ở quê mà di tản đi nơi ở mới là phản khoa học. Đây là cách phòng chống bệnh sai lầm khiến công tác phòng, chống dịch COVID-19 phức tạp, khó kiểm soát hơn.
Virus trong không gian, chúng ta không nhìn thấy được và cũng không thể tự khẳng định tính an toàn với những người đang và chuẩn bị tiếp xúc với mình hoặc người thân. Biết đâu chính bản thân lại có nguy cơ lây nhiễm mà không hề biết. Bởi vậy việc hạn chế đi lại là điều hết sức cần thiết.
Hiện nay chủng virus mới của SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh. Biến chủng của SARS-CoV-2 ở Anh, Nam Phi lây lan nhanh và mạnh hơn chủng cũ rất nhiều. Chủng mới này làm gia tăng số ca mắc lên khoảng 70% đã được công bố và chúng ta cũng đã chứng kiến trong những ngày qua sự lây lan của dịch tại Hải Dương và một số tỉnh, thành phố.
Nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng luôn cận kề, các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người dân cần phải hiểu biết về dịch, biểu hiện lâm sàng, các biện pháp hạn chế… hiểu để bảo vệ cho cá nhân, gia đình mình được tốt hơn. Khi mọi người cùng đồng lòng chống dịch, thực hiện đầy đủ, đúng đắn những quy chế mà ngành y tế đặt ra sẽ nhanh chóng dập được dịch.
P.Thuận
U50 đi họp lớp, chỉ thanh toán hóa đơn rồi xin về trước, tối điếng người khi đọc tin nhắn trong nhóm chat
Gia đình - 37 phút trướcBuổi họp lớp bỗng mất đi hoàn toàn ý nghĩa sau những dòng tin nhắn tranh cãi của đôi bên.
5 cung hoàng đạo nhạy cảm hơn người, trực giác siêu nhạy bén, dễ dàng đoán trước nhiều việc
Gia đình - 3 giờ trướcGĐXH - Sở hữu trực giác mạnh mẽ, 5 cung hoàng đạo này có thể "đọc vị" bất kỳ ai, đoán đúng nhiều chuyện sắp xảy ra.
7 bí mật của con thường bị cha mẹ EQ thấp tiết lộ với người ngoài khiến chúng tổn thương
Nuôi dạy con - 4 giờ trướcGĐXH - Việc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
"Bừng tỉnh" sau cuộc xung đột với chồng, vợ biết chăm chút cho bản thân nhiều hơn
Chuyện vợ chồng - 6 giờ trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa
Nuôi dạy con - 7 giờ trướcGĐXH - Thực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!
Chuyện vợ chồng - 19 giờ trướcThông báo của ngân hàng khiến người phụ nữ vô cùng bất ngờ. Trước đó, chị đã cung cấp đủ giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.
Phụ nữ thuộc 4 cung hoàng đạo này sở hữu khí chất, thần thái khó ai bì kịp
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Thần thái quyết định phần lớn vẻ đẹp và sức hút của một người. Những cung hoàng đạo có sở hữu thần thái đặc biệt dưới đây có thể khiến cánh mày râu đổ rạp dưới chân mình.
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNgày thứ 15 về chung nhà, chồng chuộc say vợ để tìm hiểu sự thất.
Nhìn cách trả lời khi được khen là biết người đó EQ thấp hay cao
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Khi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.
Mẹ vợ đột tử khi bắt gặp con rể ngoại tình, chuyện chia tài sản gây phẫn nộ
Gia đình - 1 ngày trướcBắt gặp con rể ngoại tình, mẹ vợ bị đột quỵ và qua đời tại chỗ, điều khiến dân mạng Trung Quốc phẫn nộ sau đó anh ta vẫn được tòa cho thừa kế tài sản của bà.
Người EQ đặc biệt thấp rất dễ nhận diện vì họ thường dùng 8 cụm từ này khi giao tiếp
Gia đìnhGĐXH - Chuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ ra một số cách nói mà người EQ thấp thường sử dụng khi giao tiếp.