Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vị tướng quân y và đám cưới bất ngờ chưa từng có

Thứ tư, 08:00 29/04/2015 | Gia đình

GiadinhNet - Chiến tranh lùi xa 40 năm, nhưng với Thiếu tướng Nguyễn Tụ (nguyên Phó Giám đốc Học viện Quân y), người tham gia cả giải phóng Điện Biên (chống Pháp) lẫn Chiến dịch Tây Nguyên - mở đầu cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 - những kỷ niệm vẫn còn tươi mới. Đi qua hai cuộc chiến, tình yêu và đám cưới của ông vẫn là một câu chuyện bất ngờ chưa từng có.

 

Thiếu tướng Nguyễn Tụ và vợ dành nhiều thời gian đi du lịch cùng nhau (ảnh do gia đình cung cấp).
Thiếu tướng Nguyễn Tụ và vợ dành nhiều thời gian đi du lịch cùng nhau (ảnh do gia đình cung cấp).

 

Thư tình chép trong “Thép đã tôi thế đấy!”

Những ngày cận kề Kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tìm đến khu tập thể Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội), nơi ở của rất nhiều cựu binh từng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ mới biết đằng sau những chiến công vang dội, có không ít những chuyện tình thời chiến vô cùng lãng mạn.

Bà Trần Thị Minh Châu, vợ của Thiếu tướng Nguyễn Tụ, nguyên Phó Giám đốc Học viện Quân y, năm nay đã bước sang tuổi 85 nhưng vẫn rất hoạt bát, minh mẫn dù trong nhiều năm qua, bà đã trải qua bốn lần phẫu thuật nặng để thay khớp háng nhân tạo vì thoát vị đĩa đệm. Bước vào căn nhà mà ông bà đã gắn bó hàng chục năm qua là những lọ hoa loa kèn tỏa hương thơm ngát phòng. Vừa uống nước, bà vừa đưa chúng tôi ngược dòng thời gian  hơn 60 năm trước với câu chuyện tình yêu lãng mạn như cổ tích.

Với tay lấy tập ảnh gắn bó với hai vợ chồng hơn 6 thập kỷ, bà Châu lật giở từng bức ảnh, kể cho chúng tôi nghe về người chồng với vẻ tự hào, niềm hạnh phúc xen lẫn sự hóm hỉnh: “Tôi quen ông ấy khi đang theo học tại lớp Quân y sĩ Việt Nam khóa 3 tại ATK. Nhưng hồi học cùng lớp thì cũng chưa có nhiều cơ hội nói chuyện với nhau. Tình cờ một hôm, đi đại hội về thì trời bỗng đổ mưa, tôi xin trú ở một nhà gần đó thì lại chính là nơi mà ông ấy đang ở. Lúc ấy hai người mới có cơ hội làm quen, nói chuyện với nhau nhiều hơn. Kể từ hôm đấy, chúng tôi thân thiết hơn và nảy sinh tình cảm với nhau từ bao giờ không hay. Nhưng ngày ấy ông nhà tôi nhát lắm, chẳng dám thổ lộ gì, có thể ông ấy nghĩ mình là một chàng trai tỉnh lẻ còn tôi lại là con gái Hà Thành. Mà ngày ấy, gái Hà Nội có giá lắm đấy!”, bà cười.

“Bén duyên” chưa bao lâu, mỗi người lại phải đi một đơn vị khác. Sau khi tốt nghiệp lớp Quân y sĩ, ông Tụ về Đại đoàn 316 (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) còn bà lại phụ trách quân y ở nhà máy MK1, Tuyên Quang. Tại đây, bà Châu đã gặp mẹ của ông Tụ đi sơ tán. Qua những cuộc nói chuyện, mẹ ông Tụ rất quý bà, cứ mong hai người sớm làm đám cưới để bà có cháu bồng, cháu bế. Nhưng vì chiến tranh chia cắt nên bà Châu không dám nghĩ.

Nhớ lại lần ông viết thư cho bà vào cuốn “Thép đã tôi thế đấy!” của Nikolai A.Ostrovsky, bà Châu vẫn vẹn nguyên cảm xúc, vừa vui, vừa buồn cười: “Tôi nghĩ bụng, tình yêu thì nó phải lãng mạn chứ tình yêu lại “Thép đã tôi thế đấy!”. Năm 1954, khi chuẩn bị Tổng tiến công vào đồi A1 thì ông được điều động lên vị trí tiền tuyến, còn bà là trung tuyến. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, cả ông bà đều hành quân về Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

Đám cưới "bí mật" với cả người trong cuộc

 

Bà Trần Thị Minh Châu.
Bà Trần Thị Minh Châu.

 

Nhìn người vợ âu yếm, Thiếu tướng Nguyễn Tụ bảo, khi chuyển về cùng đơn vị, tình cảm nuôi dưỡng đã lâu nay càng được bồi đắp, hai người đã đi đến quyết định sẽ kết hôn nhưng chưa có cơ hội tổ chức đám cưới. Nhưng, điều bất ngờ đã xảy ra nơi chiến trường.

Ông Tụ nhớ lại, hôm đó là ngày 27/6/1954, Đại đoàn tổ chức Hội nghị Chiến sĩ thi đua để khen thưởng biểu dương cán bộ, chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông được thông báo trước là đơn vị sẽ tổ chức đám cưới cho ông và bà Châu, cùng một số đôi khác nữa. Tuy nhiên, để dành sự bất ngờ, đồng chí Chính trị viên đã gặp bà Châu và báo có tin gấp, phải về cơ quan ngay. Tưởng có công lệnh khẩn đi chiến dịch hay chuyển khu, bà Châu vội vã trở về đơn vị. Thấy mọi người trong đơn vị đang lăn bột mì để chuẩn bị làm bánh ca-vat, bà còn ngây thơ hỏi: “Các cậu làm hội nghị thi đua à?”. Đến khi mọi người bảo: “Đám cưới cậu chứ hội nghị nào”, thì bà vẫn không tin nổi, vì mọi việc đến quá bất ngờ.

“Tôi gặp anh Sư đoàn trưởng, anh vẫn hay trêu chúng tôi là Tây với Đầm, anh hỏi: “Thế Tây không đi đón Đầm à?”. Tôi vẫn hồn nhiên trả lời: “Không, đón với đưa cái gì?”. Anh liền quát: “Ô hay, đám cưới cô mà cô không biết à?”. Tôi vẫn tưởng đùa. Tôi lại chạy đi hỏi mấy chị trong đơn vị: “Đám cưới em thật à? Cô dâu mà chẳng chuẩn bị cái gì?”.

Ngồi kể lại về đám cưới “bí mật”, cả hai ông bà vẫn không giấu nổi nét hạnh phúc xen lẫn bất ngờ trên ánh mắt đã hằn vết chân chim.

 

Thiếu tướng Nguyễn Tụ. 
Ảnh: N.Oanh
Thiếu tướng Nguyễn Tụ. Ảnh: N.Oanh

 

Ông Tụ bảo, ngày ấy khó khăn thiếu thốn, đám cưới được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, chỉ có bánh ca-vat, dăm cái kẹo lạc và chút nho khô có đươc từ chiến lợi phẩm của Tây nhảy dù. Thế nhưng thứ hạnh phúc giản dị ấy, trải qua hơn 60 năm vẫn khắc sâu trong tâm trí của ông bà. “Mọi người phải lên tận Phủ Quảng (Thanh Hóa) để chuẩn bị cho tôi chiếc áo cưới “thắt cổ bỏ bụng”. Đó là chiếc áo phía dưới không có khuy, ở trên cổ cao có một dải thắt nơ, chứ nào có được như bây giờ”, bà Châu nói và nhìn người chồng với ánh mắt trìu mến.

Đám cưới đã đơn giản là vậy, “tuần trăng mật” cũng đặc biệt chỉ có ở nơi chiến trường bom đạn. Bà kể lại: “Chị Nghiêm – bạn tôi lấy những tấm ván ghép vào cho tôi làm buồng cô dâu”. “Đó là một ngôi nhà bỏ hoang, mấy cặp đôi chúng tôi được phân một phòng”, ông Tụ nói thêm vào câu chuyện “tuần trăng mật” của hai vợ chồng. “Nhưng có lẽ chính những hạnh phúc giản đơn ấy lại khiến con người ta thêm trân trọng và yêu quý nó hơn. Không phải là một người lãng mạn nhưng ông nhà tôi vẫn luôn là một người chồng tốt, thương vợ, thương con, chăm lo cho gia đình”, bà Châu tự hào.

Gần 50 năm quân ngũ, nuôi con và... chờ chồng

Đất nước vẫn còn chiến tranh, năm 1956, bà được điều về Bệnh viện 103 cho đến khi nghỉ hưu, còn ông Tụ thì biền biệt phục vụ Tổ quốc. Cái giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời người phụ nữ là mang bầu, sinh con, bà Châu đều một mình vượt qua nhưng chưa một lần trách móc hay giận dỗi. Bà kể: “Đất nước còn chiến tranh nên gia đình tôi chưa thể đoàn tụ được. Năm 1962, ông ấy được cử đi Liên Xô học đến tận năm 1964 mới về. Trở về chưa được bao lâu thì ông ấy lại được cử lên Tây Bắc làm Hiệu trưởng Trường quân khu Tây Bắc. Đến năm 1965, khi Mỹ nhảy vào chiến trường miền Nam, ông ấy lại tiếp tục vào Tây Nguyên tham gia chiến dịch và đến tận năm 1976 mới trở về. Trở về chưa được bao lâu thì ông ấy lại phải đi Liên Xô học tiếp đến tận năm 80. Một nách nuôi bốn con rất vất vả nhưng mọi người đều như vậy nên tôi cũng thấy bình thường. Mà may mắn tôi còn có sự hậu thuẫn rất lớn từ mẹ chồng, tôi học được rất nhiều thứ từ bà. Bà là một người phụ nữ chịu thương chịu khó, hiền hậu, biết đường ăn, lẽ ở”.

Nhớ lại những năm tháng hào hùng nhưng đầy ắp kỷ niệm của chiến tranh, bà kể: “Hồi ấy tôi đang theo học Trường Đồng Khánh, là một trong đệ tứ trường trung học phổ thông nổi tiếng thời bấy giờ. Ấy vậy mà kháng chiến, khi trường tôi đang sơ tán lên Hưng Yên, người ta vận động nhập ngũ, chúng tôi vui vẻ đi đăng kí. Mà hồi ấy thích đi bộ đội lắm, cho nên khi người ta hỏi đăng kí thời hạn bao lâu, tôi đáp, cho tôi đăng kí hạn lâu nhất. Đến khi về hưu, tôi đã ở trong quân đội 49 năm”.

“Hồi ấy, cuộc sống bộ đội vất vả, khốc liệt lắm. Khi xung phong đi bộ đội thì chúng tôi được cử theo học một lớp quân y. Ăn uống thì cũng thiếu thốn vô cùng, chỉ toàn ngô, khoai, sắn, hôm nào sang lắm thì có được bữa cơm nếp. Vất vả là vậy nhưng cuộc sống bộ đội cũng vui mà, nhiều kỉ niệm lắm. Chính những năm tháng vất vả, gian khó ấy đã giúp gắn bó với nhau suốt hơn 60 năm qua mà vẫn yêu đời, hạnh phúc”, ông Tụ chia sẻ.

Quyết định đến với “một chàng trai tỉnh lẻ” và sống với nhau hơn nửa thế kỷ, bà Châu tâm sự: “Giờ tôi có một gia đình lớn rất hạnh phúc, những người con của tôi đều thành đạt cả. Tôi cũng đã có những đứa cháu rất ngoan ngoãn, học giỏi. Có lẽ đây chính là hạnh phúc lớn nhất của đời tôi…!”.

 

Ai bảo ngành Y không lãng mạn?

Là sinh viên quân y, rồi lại ngày đêm hành quân nay đây, mai đó, người thanh niên Nguyễn Tụ không lãng mạn như những chàng sinh viên khoa Văn nên chỉ gửi cho nữ quân y Hà Thành những tình cảm chân thật nhất trong những lá thư của thời chiến. “Nhà tôi có vẻ hơi khô khan! Nhưng trong những cánh thư nơi chiến trường xa, đôi khi ông ấy cũng chép những vần thơ, những câu chuyện gửi cho tôi”, bà Châu kể.

P.Chi – K.Oanh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
U50 đi họp lớp, chỉ thanh toán hóa đơn rồi xin về trước, tối điếng người khi đọc tin nhắn trong nhóm chat

U50 đi họp lớp, chỉ thanh toán hóa đơn rồi xin về trước, tối điếng người khi đọc tin nhắn trong nhóm chat

Gia đình - 32 phút trước

Buổi họp lớp bỗng mất đi hoàn toàn ý nghĩa sau những dòng tin nhắn tranh cãi của đôi bên.

5 cung hoàng đạo nhạy cảm hơn người, trực giác siêu nhạy bén, dễ dàng đoán trước nhiều việc

5 cung hoàng đạo nhạy cảm hơn người, trực giác siêu nhạy bén, dễ dàng đoán trước nhiều việc

Gia đình - 3 giờ trước

GĐXH - Sở hữu trực giác mạnh mẽ, 5 cung hoàng đạo này có thể "đọc vị" bất kỳ ai, đoán đúng nhiều chuyện sắp xảy ra.

7 bí mật của con thường bị cha mẹ EQ thấp tiết lộ với người ngoài khiến chúng tổn thương

7 bí mật của con thường bị cha mẹ EQ thấp tiết lộ với người ngoài khiến chúng tổn thương

Nuôi dạy con - 4 giờ trước

GĐXH - Việc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.

"Bừng tỉnh" sau cuộc xung đột với chồng, vợ biết chăm chút cho bản thân nhiều hơn

"Bừng tỉnh" sau cuộc xung đột với chồng, vợ biết chăm chút cho bản thân nhiều hơn

Chuyện vợ chồng - 6 giờ trước

Ở tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.

5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa

5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa

Nuôi dạy con - 7 giờ trước

GĐXH - Thực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.

Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!

Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!

Chuyện vợ chồng - 19 giờ trước

Thông báo của ngân hàng khiến người phụ nữ vô cùng bất ngờ. Trước đó, chị đã cung cấp đủ giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.

Phụ nữ thuộc 4 cung hoàng đạo này sở hữu khí chất, thần thái khó ai bì kịp

Phụ nữ thuộc 4 cung hoàng đạo này sở hữu khí chất, thần thái khó ai bì kịp

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Thần thái quyết định phần lớn vẻ đẹp và sức hút của một người. Những cung hoàng đạo có sở hữu thần thái đặc biệt dưới đây có thể khiến cánh mày râu đổ rạp dưới chân mình.

Nhìn cách trả lời khi được khen là biết người đó EQ thấp hay cao

Nhìn cách trả lời khi được khen là biết người đó EQ thấp hay cao

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Khi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.

Mẹ vợ đột tử khi bắt gặp con rể ngoại tình, chuyện chia tài sản gây phẫn nộ

Mẹ vợ đột tử khi bắt gặp con rể ngoại tình, chuyện chia tài sản gây phẫn nộ

Gia đình - 1 ngày trước

Bắt gặp con rể ngoại tình, mẹ vợ bị đột quỵ và qua đời tại chỗ, điều khiến dân mạng Trung Quốc phẫn nộ sau đó anh ta vẫn được tòa cho thừa kế tài sản của bà.

Top