Vụ phụ huynh đánh HS lớp 1 nhập viện ở Hoà Bình: Cả hai đứa trẻ đều bị tổn thương tâm lý
GiadinhNet – Chuyên gia cho rằng dưới góc độ tâm lý dù là nạn nhân hay chính đứa con của ông bố ở Hòa Bình đều chịu những tác động tiêu cực không hề nhỏ khi dùng bạo lực hành hung để giải quyết mâu thuẫn cho con.
Sau sự việc bị ông Phạm Duy Đức (Hòa Bình) hành hung để giải quyết mâu thuẫn, bé Kh đã phải nhập viện vì bị thương, chảy nhiều máu mũi, miệng. Theo chị Ngô Thị Ngọc (mẹ bé Kh), gia đình đang rất lo lắng cho sức khỏe của con mình. Bé Kh bị sang chấn tâm lý, sợ không dám đến trường. Vụ việc hành hung học sinh lớp 1 này vẫn đang được cơ quan chức năng giải quyết, thế nhưng ở sau đó đã cho thấy nhiều ảnh hưởng về tâm lý.
Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội về việc ông bố ở Hòa Bình hành hung bé lớp 1 để giải quyết mâu thuẫn của con trẻ, GS.TS. NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người cho rằng, bất cứ bạo lực về thể chất hay tinh thần với trẻ em, người gây ra bạo lực đó là sai. Phụ huynh vào trường đưa bé trai lớp 1 ra ngoài hành hung để giải quyết mâu thuẫn cho con lại càng sai, đáng phê phán. Bởi những mâu thuẫn của trẻ em tự chúng có thể tự giải quyết được. Còn nếu không giải quyết được thì ở gia đình thì phản ánh với gia đình, ở trường học phản ánh với nhà trường chứ không có quyền xâm phạm với thân thể của trẻ nhỏ. Nhất là trẻ đang ở trong trường lại đưa ra ngoài để hành hung. Điều đó là xâm phạm quyền trẻ em.
Bé Kh bị thương sau khi bị hành hung. Ảnh TL
Những đứa trẻ bị bạo hành, đặc biệt là ở chỗ đông người sẽ chịu những tổn thương nhất định về mặt tâm lý. Trước mắt những đứa trẻ bị hành hung sẽ bị ảnh hưởng về thể chất đầu tiên. Trẻ bị tổn thương chảy máu mũi, đau đầu, phải vào viện… Thứ 2, trẻ bị ảnh hưởng về tinh thần. Ở đây cháu bé mới chỉ học lớp 1, dùng bạo lực tự nhiên đã khủng bố tinh thần làm trẻ bị stress nặng. Trẻ bị chấn thương về mặt tinh thần, sợ hãi, lo lắng sợ tới trường và từ đó có thể đưa ra những tiêu cực. Nếu bị đánh mà trẻ không khai báo với gia đình, nhà trường cứ im lặng dẫn đến trầm cảm, không có cách nào để giải thoát được. Về lâu dài hình thành sự tự ti, mặc cảm về bản thân, cảm thấy xung quanh thiếu an toàn, bất công.
"Khi trẻ khai báo với bố mẹ, bố mẹ ôn hòa và hiểu biết sẽ không gây sự với anh kia. Nếu phụ huynh theo cảm tính cũng dễ dàng gây hấn để bảo vệ con dẫn đến những hệ luỵ không hay. Từ mâu thuẫn của trẻ con rất dễ dẫn tới mâu thuẫn của người lớn. Đồng thời, với nhà trường sẽ ảnh hưởng đến tập thể trẻ em trong lớp học cũng như trong trường học. Đó là chưa kể đến ảnh hưởng giáo dục chung của nhà trường đó. Nhà trường cũng cần rút kinh nghiệm là học sinh đang trong khuôn viên nhà trường cần phải bảo vệ, quản lý và có trách nhiệm" – GS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh cho hay.
Cũng theo GS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, việc trẻ mâu thuẫn với nhau dù lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và hoạt động học của trẻ. Khi bố mẹ có thái độ tiêu cực giải quyết mâu thuẫn của con trẻ, chính con cái của họ cũng là người chịu ảnh hưởng không kém trẻ bị đánh. Đứa trẻ đó sẽ chịu ảnh hưởng hình ảnh của người cha, người mẹ đánh bạn mình và sau đó hiểu rằng muốn giải quyết vấn đề gì đó, muốn chiến thắng phải dùng đến bạo lực. Thói quen sử dụng áp lực và vũ lực để làm việc và ứng xử với người khác hình thành. Chưa nói đến đứa trẻ đó sẽ bị tổn thương tâm lý nếu như bị các bạn ở trong lớp cô lập. Bố đánh bạn nhưng các bạn khác cô lập chính người con của ông bố này bằng cách tẩy chay, nói xấu…
Chắc chắn ai cũng vậy, khi thấy con mình bị đánh hay bắt nạt thường có tâm lý lo lắng nên dễ tức giận và thường mất đi sự thông minh trong giải quyết vấn đề. Thế nhưng, phụ huynh nên tỉnh táo vì đó là chuyện của những đứa trẻ con. Các ông bố bà mẹ cần tìm cách giải quyết bình tĩnh chứ không nên dùng sức mạnh bạo lực để trị tội đứa trẻ. Và không thông qua phản ánh để giáo dục đứa trẻ là sai lầm rất lớn hiện nay.
Để tránh hệ lụy, gia đình cần hỗ trợ về mặt tâm lý cho con. Cha mẹ cần cho con hiểu rằng tình huống đã xảy ra chỉ là bất đắc dĩ, có thể người bắt nạt con cũng không cố ý mà họ chỉ không biết giải quyết vấn đề một cách khéo léo. Cho con hiểu bên cạnh những người đã gây ra tổn thương còn nhiều người khác quan tâm, ủng hộ, yêu thương con.
Hơn nữa, cha mẹ cần hiểu việc ứng xử cũng như giải quyết vấn đề không chỉ là để có thể giải quyết được vấn đề mà qua đó làm sao giúp con học được bài học kinh nghiệm, cách ứng phó, xử lí tình huống tương tự trong tương lai. Cha mẹ cần làm gương trong cách ứng xử để con bắt chước và học hỏi. Chúng ta không thể bao bọc, che chở, đi theo con suốt nên thông qua cách xử lý tình huống sao cho vừa nhân văn vừa thấu tình đạt lý để trang bị cho con hành trang ứng xử và giải quyết vấn đề tốt nhất thay vì chỉ biết dùng bạo lực.
Phương Thuận
Cụ ông qua đời, vợ kế thừa hưởng căn nhà 7 tỷ đồng, 3 người con trai đâm đơn kiện: Tòa án khẳng định con ruột trắng tay
Gia đình - 1 giờ trước3 con trai của ông cụ này đinh ninh mình sẽ trở thành chủ nhân của căn nhà cha để lại. Song thực tế mọi chuyện lại chẳng như vậy.
Đại học Harvard: 9 dấu hiệu thuở nhỏ ở trẻ là biểu hiện của những triệu phú ở tuổi trưởng thành
Nuôi dạy con - 4 giờ trướcGĐXH - Đại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.
5 cung hoàng đạo nữ là 'cỗ máy kiếm tiền', trở thành chỗ dựa vững chắc cho chồng con
Gia đình - 6 giờ trướcGĐXH - Tử vi phương Đông cho rằng, có 4 cung hoàng đạo nữ sở hữu cá tính có phần mạnh mẽ nhưng lại là chỗ dựa vững chắc, mang may mắn và phú quý đến cho chồng con.
Bà qua đời, cháu ruột sững sờ nghe Tòa phán quyết người thân không được thừa kế 1 đồng
Gia đình - 7 giờ trướcNgười phụ nữ Trung Quốc để lại tài sản cho một gia đình không có quan hệ huyết thống với bản thân, thay vì họ hàng của mình.
Mẹ chồng tôi kiên quyết ly hôn ở tuổi 62 sau khi bóc trần sự thật chuyện bố chồng lén đổi điện thoại 1 tháng 2 lần
Chuyện vợ chồng - 18 giờ trướcCó lẽ đó là cánh cửa duy nhất để giải thoát cuộc hôn nhân bế tắc suốt 40 năm của bố mẹ chồng tôi.
Tiến sĩ Đại học Harvard: 5 cụm từ cha mẹ EQ cao không bao giờ sử dụng nhưng lại là câu 'cửa miệng' của cha mẹ EQ thấp khiến con 'thui chột'
Nuôi dạy con - 21 giờ trướcGĐXH - Julia DiGangdi - một nhà tâm lý học đã chỉ ra 5 cụm từ mà các bậc cha mẹ nên tránh xa nếu muốn con cái có EQ cao.
Đi họp lớp, bạn học bị cười nhạo vì kiếm 7 triệu/tháng: Ra đến cửa, thấy 1 người đón anh ta thì tất cả chết điếng
Gia đình - 1 ngày trướcĐằng sau vẻ ngoài giản dị của bạn học này là con người thế nào?
Top 3 cung hoàng đạo có ý chí làm giàu từ sớm nên cuộc đời về sau sống ung dung sung túc
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này không chỉ được trời phú cho tài năng mà còn có sự quyết tâm và nghị lực đáng ngưỡng mộ trên con đường làm giàu.
Cô giáo cho vay 17 triệu, hẹn 10 năm sau mới cần trả lại: Lời của con trai cô và luật sư khiến tôi bàng hoàng
Gia đình - 1 ngày trướcKhông ngờ, cô đã có sự chuẩn bị kỹ càng dành cho tôi.
Xúc động lá đơn xin nhập ngũ của chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcMặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.