Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vùng biên những ngày cao điểm chống dịch COVID-19

Chủ nhật, 07:34 15/03/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Những ngày này, tại các tỉnh biên giới phía Bắc, quy trình khép kín ở casác cửa khẩu từ kiểm soát người thông quan, kiểm tra thân nhiệt, cách ly được tăng cường cao nhất. Tuy nhiên công tác khai báo cũng nảy sinh không ít khó khăn bởi các đối tượng đa phần là cửu vạn, nhận thức hạn chế và đồng bào không nói được tiếng phổ thông...

Vùng biên những ngày cao điểm chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ cho người cách ly

Theo ghi nhận ở Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), mỗi ngày, có đến cả trăm người trở về từ Trung Quốc. Đón bà con trở về quê hương, các lực lượng kiểm dịch y tế quốc tế, hải quan, biên phòng tại cửa khẩu lại tất bật triển khai các công tác phòng dịch. Việc hướng dẫn người nhập cảnh rửa tay, đeo khẩu trang, người hỗ trợ dân kê khai thông tin cá nhân, tình hình sức khỏe, nơi đến - đi, các vùng, miền đã đi qua trên nước bạn...

Vừa qua cửa kiểm tra y tế, chị Bùi Thị Thắm (xóm 4, xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) chia sẻ: "Những ngày qua chúng tôi rất lo lắng, nay nhờ sự hỗ trợ của lực lượng chức năng mà tôi cùng rất nhiều người thân đã trở về nước an toàn. Thật không có gì vui mừng bằng". Nói xong, chị Thắm vui vẻ lên xe chuyên dụng của lực lượng bộ đội biên phòng về nơi cách ly 14 ngày theo quy định.

Vùng biên những ngày cao điểm chống dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Hải quan Lào Cai áp dụng khai báo y tế và đo thân nhiệt từ xa ngay tại cửa khẩu, để phát hiện người nghi nhiễm bệnh. Ảnh: PV


Những ngày đầu thực hiện phương án cách ly người dân trở về từ biên giới Trung Quốc, Trung đoàn 123, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn còn gặp nhiều bỡ ngỡ khi phần lớn cán bộ, chiến sỹ mới chỉ 19, 20 tuổi. Nhiều chiến sỹ mặt trẻ măng vừa nhập ngũ đầu năm trước.

Không ít chiến sỹ trước khi nhập ngũ là những "cậu ấm" được bố mẹ chăm sóc từng ly từng tý, vừa thành người lính nhiều việc vẫn còn phải được các cán bộ trong Trung đoàn cầm tay, chỉ việc... Nay, họ bỗng trở thành người chăm sóc đặc biệt, bảo đảm ăn, nghỉ, vệ sinh môi trường; theo dõi sức khỏe cho hàng trăm người dân được đưa về cách ly 14 ngày theo quy định.

Hiện Trung đoàn cử 83 cán bộ, chiến sỹ tham gia công tác tại đây, bình quân mỗi người phải chăm sóc từ 4 - 5 người dân. Trong đó, đa phần là nữ giới, người lớn nhất 59 tuổi, nhỏ nhất có "vị khách" mới hơn 1 tuổi, có nhu cầu, đòi hỏi khác nhau.Thượng tá Nguyễn Văn Quyền, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 123 nhấn mạnh: Ngoài việc bảo đảm an ninh, chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ và sức khỏe cho người dân đến cách ly, Trung đoàn luôn yêu cầu các chiến sỹ phải chủ động phòng, tránh dịch bệnh cho chính mình như thường xuyên sử dụng khẩu trang, găng tay, dụng cụ bảo hộ.

"Đặc biệt, một số vị khách đã từng bị cơ quan chức năng Trung Quốc giữ lại cách ly 14 ngày trên nước bạn, khi trở về Việt Nam lại được đưa đến đây cách ly tiếp nên kịch liệt phản đối. Tuy nhiên, bằng sự chân thành, các cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn vẫn kiên trì giải thích giúp người dân hiểu rõ trách nhiệm của mình với người dân cả nước", Thượng tá Quyền nói.

Phía sau là sức khỏe của cộng đồng

Vùng biên những ngày cao điểm chống dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Hơn 500 chốt kiểm dịch COVID-19 đã được lập ở các đường mòn, lối mở giáp biên.

Tại tỉnh Lào Cai – địa phương có hàng trăm km đường biên tiếp giáp với Trung Quốc, chưa khi nào mà các lực lượng từ Biên phòng, Kiểm dịch y tế đến Hải quan tại các cửa khẩu lại phải "gồng mình" đến như vậy. Trung tâm y tế kiểm dịch quốc tế Lào Cai cũng đã thành lập Đội phản ứng nhanh chống dịch viêm đường hô hấp cấp, ứng trực 24/24, sẵn sàng xử lý khi có tình huống. Ngoài ra thêm hai máy đo thân nhiệt từ xa, có phạm vi tầm soát rộng hơn được lắp đặt tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai để thiết lập phòng cách ly bảo đảm tiêu chuẩn ngay tại cửa khẩu.

Theo bà Bùi Thị Lộc, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Lào Cai, việc khai báo giúp hiệu quả quản lý, kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, cũng nảy sinh không ít khó khăn, bởi các trường hợp phải khai báo chủ yếu là lao động phổ thông. "Toàn lái xe, cửu vạn, giúp việc, thậm chí nhiều người còn mù chữ, cả những đồng bào nói tiếng phổ thông còn chưa thành thạo, nên việc khai báo rất khó khăn, luôn phải có cán bộ y tế bên cạnh hỗ trợ", bà Lộc cho hay.

Theo quy định tại cửa khẩu, nếu không khai báo y tế và được cán bộ kiểm dịch xác nhận sức khỏe an toàn, sẽ không được lực lượng biên phòng đóng dấu nhập cảnh. Vì thế, ngay cả người không biết chữ cũng phải nhờ người khác khai hộ, sau đó điểm chỉ thay chữ ký. Tất cả tờ khai sẽ được đội ngũ kiểm dịch y tế tập hợp lại vào cuối ngày, phân loại riêng những trường hợp nghi ngờ, cách ly.

Gương mặt vẫn còn đẫm mồ hôi sau khi đi khám sàng lọc cho người dân, một bác sỹ trẻ của Trung tâm y tế kiểm dịch quốc tế Lào Cai cho biết, nhiệm vụ ra tuyến biên giới là một trọng trách vô vùng lớn lao khi phải ngăn dịch không vào nội địa và vì sức khỏe của cả cộng đồng phía sau.

"Lúc nào tôi cũng nghĩ rằng mình phải làm việc hết sức mình. Cộng đồng có an toàn thì bản thân mình và mọi người mới yên tâm. Công tác phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 phải đặt lên hàng đầu. Nếu chúng tôi chủ quan, lơ là hay né việc thì rất nguy hiểm", nam bác sỹ chia sẻ.

Trong những ngày này, người dân ở Lào Cai đã chủ động, tự giác, sát cánh cùng với lực lượng chức năng để phòng, chống dịch COVID-19. Điều dễ nhận thấy là người dân đã đồng tình, ủng hộ các giải pháp phòng ngừa dịch bệnh quyết liệt của Trung ương và địa phương, thực hiện tốt các khuyến cáo của ngành Y tế về đeo khẩu trang, ăn uống hợp vệ sinh, hạn chế tụ tập đông người, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Đặc biệt, tiểu thương ở các chợ đầu mối như Cốc Lếu, Kim Tân, Cam Đường; các chợ phiên ở vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát đều thực hiện sát khuẩn tay khi bán hàng cho khách.

Hàng nghìn chiến sĩ biên phòng cắm chốt cả tháng trong rừng

Đại tá Văn Ngọc Quế, Phó chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng chia sẻ: "Điều kiện địa hình khu vực biên giới phía Bắc hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, các điểm chốt, chặn của bộ đội biên phòng chủ yếu là các lều bạt dã chiến, điều kiện ăn ở, sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn... Bên cạnh đó, đường biên giới dài, nhiều đường mòn qua biên giới, một bộ phận không nhỏ người dân tâm lý sợ khi về nước sẽ phải tập trung cách ly 14 ngày nên tìm mọi cách lẩn tránh, khiến cơ quan chức năng rất khó khăn cho công tác kiểm soát. Chính vì vậy chúng tôi thành lập 535 tổ chốt chặn tại tuyến đường biên giới, với hơn 2.800 cán bộ, chiến sĩ, cùng các lực lượng kiểm dịch, công an, hải quan… trực 24/24 giờ tại các điểm giáp biên. Rất nhiều cán bộ chiến sĩ của chúng tôi đã nằm rừng từ Tết Nguyên đán đến nay chưa được về nhà. Họ phải chịu thời tiết khắc nghiệt và thiếu thốn trong sinh hoạt".

Nhóm Phóng Viên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 13 phút trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 29 phút trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 1 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Top