Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xót xa nhìn con tím bầm mặt vì bị bạn đánh

Thứ tư, 18:27 16/10/2013 | Gia đình

Khi biết con bị bạn "tẩn" ở trường, anh Tiến (Hoàng Mai, Hà Nội) không ngần ngại gặp và trách cô giáo, gặp cả nhà của bé kia để mắng mỏ, đôi co.

Ai dường như cũng từng trải qua cảm giác bị bắt nạt, và đương nhiên chẳng ai muốn con mình bị bạn bắt nạt. Song bậc phụ huynh đừng quá lo lắng vì đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Xót xa vì con bị bạn bắt nạt

Chị Thoa (Trương Định, Hà Nội) lấy làm lạ khi cả tuần nay, bé Ngọc (7 tuổi) đi học về lại mếu máo xin mẹ tiền để mua cái bút, lúc cái thước vì bị đánh mất. Khi tần suất tăng lên nhiều, chị nói chuyện thì chị tá hỏa khi biết con thường xuyên bị bạn cùng lớp bắt nạt và lấy đồ.

Không chỉ chị Thoa mà nhiều bậc phụ huynh khác cũng gặp phải trường hợp này. Chị Quyên (Lê Duẩn, Hà Nội) xót ruột khi thấy trên mặt con có vết bầm tím, gặng hỏi mãi chị mới biết bé Quân (7 tuổi) bị bạn cùng lớp đánh. Chồng chị biết chuyện đã dạy bé rằng: “Từ nay về sau mà còn thế này, con đánh lại nó cho bố. Tội vạ đâu bố chịu”.

Chị biết chồng nóng nảy nên nói vậy chứ thực tâm anh không muốn con hành động như vậy bởi đánh lại bạn cũng không phải là ý kiến hay.

Khi biết con bị bắt nạt ở trường, anh Tiến (Hoàng Mai, Hà Nội) không ngần ngại gặp và trách cô giáo, gặp cả nhà của bé kia để mắng mỏ, đôi co. Hôm đó hành động của anh đã khiến bé Bảo – con trai anh rất ngượng ngùng, chẳng muốn đi học.

Xót xa nhìn con tím bầm mặt vì bị bạn đánh 1
  Khi biết con bị bạn "tẩn" ở trường, anh Tiến (Hoàng Mai, Hà Nội) không ngần ngại gặp và trách cô giáo, gặp cả nhà của bé kia để mắng mỏ, đôi co (Ảnh minh họa)

Cha mẹ dạy con phản ứng đúng với việc bị bắt nạt

Hành xử thế nào khi con bị bắt nạt là một câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh đặt ra. Nhiều phụ huynh khuyên con “tẩn” lại cho bạn một trận, thậm chí họ còn nóng lòng muốn ra mặt giùm con, song theo chuyên gia tâm lý Hồng Hà thì cách làm này chưa hoàn toàn là hoàn hảo.

Bắt nạt là hiện tượng phổ biến đối với nhiều trẻ nhỏ nhất là với những bé đi học. Hành vi bắt nạt người khác có thể bằng lời nói hoặc bằng hành động đe dọa. Trước hết, cha mẹ cần phải hiểu con mình. Phải hiểu con thuộc kiểu bị bắt nạt hay vô tình bị bạn bè va quệt. Nếu con bất cẩn khiến bị tổn thương thì cha mẹ nên dạy con cách cẩn thận hơn khi tiếp xúc với bạn bè. Còn nếu bé thực sự bị bắt nạt, không phải do con vụng về thì cha mẹ nên cân nhắc các phương án tích cực để giúp con không gặp những hiện tượng này. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thật sự có nhiều trường hợp bé bị bắt nạt và cha mẹ không hề hay biết. Hiện tượng này nếu cha mẹ không hiểu con thì khó có thể nhận ra, bé có xu hướng giấu không muốn nói ra cho cha mẹ hoặc thầy cô giáo biết vì bé thấy xấu hổ, ngượng ngùng trước những thông tin đó.

Việc chủ động trang bị cho bé những kiến thức về điều này vô cùng quan trọng, con hiểu và con sẽ ra tín hiệu để bố mẹ biết và kịp thời hỗ trợ. Những dấu hiệu mà bạn cần để ý: con đi học về với bộ dạng bất an, chán nản, mệt, mất đồ đạc thường xuyên, có trầy xước trên da, khi được hỏi con ngại ngùng, ấp úng, gặp ác mộng khi ngủ, hạn chế giao tiếp…

Việc cần làm của cha mẹ lúc này đó là hãy thường xuyên trò chuyện với con. Lắng nghe và nói chuyện với con có tác dụng rất lớn, một khi con đã coi bố mẹ là bạn, bé sẽ bộc bạch, tâm sự và bố mẹ sẽ hiểu được mọi vấn đề con đang gặp phải. Ngoài ra, bé sẽ có cảm giác được ba mẹ quan tâm, thiện chí, yêu thương, được tôn trọng và tin tưởng vào bố mẹ.

Chuyên gia khuyên bậc phụ huynh cần xem xét vấn đề một cách cẩn thận, thấu đáo và biết định hướng cho con rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề theo hướng tự tin, tích cực. Xử lý tình huống con bị bắt nạt không đơn giản nhưng không phải là khó, cha mẹ có thể giúp con bằng cách tham gia bảo ban con hiểu được bản chất của hiện tượng này.

Có một số cách thức mà cha mẹ có thể tham gia mà không cần trực tiếp chiến đấu giành quyền công bằng cho con. Việc dạy con tăng cao tính chiến đấu theo nghĩa đen với các bạn là việc làm không hay, không chỉ bé mà bạn cũng sẽ phải đau đầu đối phó với người phụ huynh của em bé kia. Cách tốt nhất, cha mẹ cần dạy con kỹ năng xử lý tình huống khi bị bắt nạt, một trong những cách đó là trực tiếp tiếp cận với thầy cô giáo. Nói chuyện với giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng để họ có thể tìm ra cho con của mình những phương án thích hợp để khống chế lại “tên bắt nạt vô duyên” kia.

Như chúng ta đã biết bắt nạt không kết thúc ở trường mẫu giáo, nếu bé không được trang bị những kiến thức quan trọng, tự vệ và xử lý thì bé sẽ còn bị bắt nạt dài dài trong tương lai.

Cơ chế để xử lý bắt nạt bao gồm nhiều kỹ năng. Bạn cần dạy cho con bạn thái độ bình tĩnh khi đứng trước những tình huống không mong muốn này.

Bạn cần nói chuyện nhiều với con về chủ đề này, hiện tượng bắt nạt là điều dễ xảy ra trong cuộc sống, bé cần cọ xát, đối diện và tự mình vượt qua. Nếu bạn cảm thấy lòng tự trọng của con đang bị suy giảm, bạn cần giúp con bình tĩnh trở lại.

Nếu bạn gặp đi gặp lại tình trạng con xuất hiện với những vết cắn, cào, cấu, trầy xước từ bạn bè bé gây ra, bạn cần phải liên lạc ngay với nhà trường sớm để tìm kiếm sự hỗ trợ.

Trong suốt quá trình làm tư vấn viên, chuyên gia cho biết, có trường hợp cha mẹ biết con bị bắt nạt nhưng tặc lưỡi bỏ qua, cho rằng, coi như đó là bài học đời dạy con. Tuy nhiên đó là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Chính sự chậm trễ tham gia giải quyết khó khăn cho con mà đứa bé có nguy cơ căng thẳng, bất an và lo sợ khiến bị trầm cảm, thiếu sức sống, sự giao tiếp, sợ đi học.

Cha mẹ cần dạy còn cần nói cương quyết với trẻ bắt nạt mình rằng: “Mình muốn có thêm bạn, không muốn bị bắt nạt”. Những trẻ bị bắt nạt thường nhút nhát, thụ động. Vì thế, bạn cần giúp bé mở rộng mối quan hệ bạn bè thông qua việc tham gia các hoạt động trường lớp. Ngoài có thêm bạn, bé sẽ tự tin, mạnh mẽ, bản lĩnh hơn. Giúp con tự tin, khi con tự tin, con sẽ biết phải yêu bản thân mình, không được ai trêu ghẹo bắt nạt. Điều này cha mẹ cần dạy con khi con còn bé, bằng cách khuyến khích con, khen ngợi con đúng lúc. Bạn cần dạy con hạn chế đi một mình vào chỗ khuất, chỗ khuất thường chứa đựng những hiểm họa không tốt cho bé, là nơi tạo cơ hội cho kẻ xấu bắt nạt bé.

Tuyệt đối không dạy bé đáp trả lại bằng hành vi bạo lực. Điều này rất nguy hiểm, vì bạo lực đáp trả bạo lực sẽ càng tăng thêm tính nguy hiểm của bạo lực và gây ra thêm nhiều rắc rối khác.

Sau cùng, cha mẹ có thể cân nhắc việc liên lạc với cha mẹ của bé bắt nạt con mình, hai bên cần liên lạc với nhau giúp các con hiểu đúng vấn đề. 
 
Theo Trí thức trẻ 
 
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
"Bừng tỉnh" sau cuộc xung đột với chồng, vợ biết chăm chút cho bản thân nhiều hơn

"Bừng tỉnh" sau cuộc xung đột với chồng, vợ biết chăm chút cho bản thân nhiều hơn

Chuyện vợ chồng - 21 phút trước

Ở tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.

5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa

5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa

Nuôi dạy con - 1 giờ trước

GĐXH - Thực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.

Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!

Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!

Chuyện vợ chồng - 13 giờ trước

Thông báo của ngân hàng khiến người phụ nữ vô cùng bất ngờ. Trước đó, chị đã cung cấp đủ giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.

Phụ nữ thuộc 4 cung hoàng đạo này sở hữu khí chất, thần thái khó ai bì kịp

Phụ nữ thuộc 4 cung hoàng đạo này sở hữu khí chất, thần thái khó ai bì kịp

Gia đình - 18 giờ trước

GĐXH - Thần thái quyết định phần lớn vẻ đẹp và sức hút của một người. Những cung hoàng đạo có sở hữu thần thái đặc biệt dưới đây có thể khiến cánh mày râu đổ rạp dưới chân mình.

Nhìn cách trả lời khi được khen là biết người đó EQ thấp hay cao

Nhìn cách trả lời khi được khen là biết người đó EQ thấp hay cao

Gia đình - 21 giờ trước

GĐXH - Khi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.

Mẹ vợ đột tử khi bắt gặp con rể ngoại tình, chuyện chia tài sản gây phẫn nộ

Mẹ vợ đột tử khi bắt gặp con rể ngoại tình, chuyện chia tài sản gây phẫn nộ

Gia đình - 23 giờ trước

Bắt gặp con rể ngoại tình, mẹ vợ bị đột quỵ và qua đời tại chỗ, điều khiến dân mạng Trung Quốc phẫn nộ sau đó anh ta vẫn được tòa cho thừa kế tài sản của bà.

8 điều hối tiếc nhất đời người, biết sớm để sau này không phải nói 'giá như'

8 điều hối tiếc nhất đời người, biết sớm để sau này không phải nói 'giá như'

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Chúng ta chỉ có khoảng 4.000 ngày thứ Hai để sống. Dù số ngày thứ Hai nhiều hay ít, bạn nên sống một cuộc sống "không phung phí".

Bức ảnh 'con rể giống bố vợ' khiến dân mạng xôn xao, người trong cuộc bối rối

Bức ảnh 'con rể giống bố vợ' khiến dân mạng xôn xao, người trong cuộc bối rối

Gia đình - 1 ngày trước

Câu chuyện con rể có ngoại hình giống bố vợ khiến người trong cuộc vừa vui, vừa có chút bối rối.

4 con giáp yêu là cưới

4 con giáp yêu là cưới

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Có những con giáp ngay từ đầu đã yêu một cách rất nghiêm túc, yêu là để kết hôn chứ không phải yêu chơi rồi để đấy.

Top