Xuất hành và những tục lệ không thể thiếu vào mùng 1 Tết của người Việt
GiadinhNet - Thời điểm giao thừa và bước vào những giờ phút đầu tiên của năm mới được người Việt Nam rất coi trọng. Cùng với đó là những tục lệ không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt xưa vẫn được con cháu giữ gìn đến nay.
Hái lộc
Người Việt có tục hái lộc. Khi đi lễ đêm 30 Tết trở về, họ hái một cành cây, hoa (gọi là lộc) về cài vào cửa hoặc cắm vào bình hương bàn thờ để có ý xin lộc của trời, phật, thần, thánh ban cho.
Cành lộc thường là cành đa, đề, si trước các đình, đền, chùa, miếu. Những cây này thuộc loại cây sống lâu nên người ta mong lộc của trời, phật, thần, thánh ban cho sẽ được bền lâu như vậy.
Xưa kia, các cụ chỉ hái một cành rất nhỏ của cây xanh, sung, đa… đem về nhà rồi treo trước hiên hoặc cắm vào bình hoa. Tuy nhiên, nhiều năm qua, nhận thức của nhiều người về tục hái lộc đầu xuân đã sai lệch.
Sai lầm lớn nhất là nghĩ rằng cành cây càng to, lộc càng nhiều. Nhiều người mang dao đi “chặt lộc” cho được lộc to, lộc nhiều. Cũng có những trường hợp ra chùa hái lộc, nhưng phải chọn lộc đẹp nên “chịu khó” trèo lên cây cao giữa đêm giao thừa để chọn rồi “bẻ lộc”.
Như vậy, sự lạm dụng và hiểu nhầm ý nghĩa tượng trưng tục hái lộc đầu xuân không làm cuộc sống tốt đẹp lên mà việc bẻ cành, chặt cây không mấy nhân văn của một số người đã và đang tàn phá, hủy hoại môi sinh nhiều người đang cố gắng tạo dựng.
Ngày nay, để hạn chế việc bẻ cành lá ở đền chùa vào ngày đầu năm mới, nhà chùa thường chuẩn bị sẵn những cành lộc nhỏ cho người dân để họ có thể mang về chưng. Hoặc thay vì hái lộc, người dân cũng có thể mua 2 cây mía về nhà, tượng trưng cho sự ngọt ngào, êm dịu trong năm mới.
Xông nhà xông đất
Tục xông đất đầu năm là một trong những phong tục được ông cha ta lưu truyền đến ngày nay. Người Việt tin rằng việc xông đất có ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của gia chủ cả năm. Giờ xông đất bắt đầu từ sau giao thừa trở đi, khi tiếng chuông báo hiệu năm cũ đã qua, năm mới đến. Người xông đất là người được chọn lựa rất kỹ để đảm bảo may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.
Trong quan niệm của người Việt, những người được lựa chọn xông đất đầu năm "hợp mệnh" sẽ đem đến những điều an lành cho gia chủ.
Ở nhiều nơi, người ta thường tự xông đất nhà mình lúc trở về sau khi đi lễ chùa, đền, miếu đêm ba mươi Tết. Khi đó, người tốt nết nhất sẽ được vào nhà trước tiên.
Tục xông đất đầu năm là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, ở một khía cạnh nào đó mang ý nghĩa gắn chặt tình cảm và mang đến cho nhau những lời chúc may mắn tốt lành nhất trong ngày đầu năm mới. Đây cũng là phong tục thể hiện khát vọng thịnh vượng, an khang, hạnh phúc của mỗi gia đình mỗi khi Tết đến xuân về.
Xuất hành
Đầu năm mới, người Việt còn có tục xuất hành. Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần…
Thường thường, người ta theo các hướng tốt, xuất hành đi lễ chùa, đền hoặc đi chúc Tết các bậc huynh trưởng, thân quyến hay bằng hữu. Đối với nhà nông ngày xưa, đầu năm mới xuất hành còn để chiêm nghiệm thời tiết.
Người Việt còn có tục trong ba ngày Tết, dù có đi đâu, đến chiều tối cũng phải về. Ý nghĩa của tục này là kiêng có đi mà không có về, giông cho cả gia đình.
Chúc Tết
Tại các gia đình, sớm mùng một Tết, sau khi cúng gia tiên và Thổ công, con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ. Các cụ ngồi ở nhà thờ để con cháu tới lạy mừng chúc Tết. Lúc này, mọi người đều ăn mặc trịnh trọng với những bộ quần áo đẹp nhất của ngày Tết.
Khi chúc Tết các cụ, con cháu thường dâng một món quà Tết (bánh trái) hay một món tiền đặt trong phong giấy hồng. Tiền này gọi là tiền mở hàng, đem lại may mắn cho các cụ quanh năm.
Sau khi nghe chúc Tết xong, các cụ cũng chúc lại những điều tốt đẹp, đồng thời mừng tuổi cho con cháu để họ gặp được may mắn, tốt đẹp.
Ngoài ra, trong suốt mấy ngày Tết, người dân thường đến nhà người thân, hàng xóm chúc Tết những điều thịnh vượng. Khi gặp nhau, những sự tị hiềm trong năm cũ hầu như mất hết, ai cũng niềm nở và chúc người khác những điều họ mong mỏi.
Mừng tuổi, lì xì
Đã từ rất lâu, lì xì trở thành một tục lệ không thể thiếu trong những ngày Tết. Mừng tuổi không giới hạn trong ngày mùng 1 mà còn có thể kéo dài sang ngày mùng 2, 3 cho tới mùng 10.
Phong bao lì xì mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa và tốt đẹp. Phong bao là tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích không đáng có. Màu đỏ của chiếc bao lì xì tượng trưng cho màu như ý, cát tường, thịnh vượng trong suốt cả năm. Ngoài ra, đó cũng được coi là màu của niềm hy vọng và sự may mắn. Người được nhận lì xì luôn tin rằng những phong bao này sẽ đem lại hạnh phúc và tài lộc trong suốt cả năm.
Cứ vào mỗi sáng mùng 1, sau khi dậy sớm và diện những bộ quần áo đẹp, người lớn và trẻ con lần lượt ra chúc Tết, chúc thọ và biếu lì xì cho ông bà, bố mẹ. Sau đó, người lớn sẽ tặng cho những đứa trẻ những chiếc bao lì xì đựng tiền cùng với lời chúc mong muốn sự hạnh phúc và tất cả những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với người thân của mình trong suốt một năm.
Không chỉ vậy, lì xì còn được mang tặng cho họ hàng, láng giềng và những người quen biết thay cho lời chào, lời chúc sức khỏe và mong một năm mới an lành, phát tài phát lộc.
Số tiền trong mỗi bao lì xì dù ít hay nhiều đều được coi là món quà tinh thần trong dịp đầu năm mới, có ý nghĩa biểu trưng cho một năm mới tốt đẹp và sung túc. Ý nghĩa của một chiếc bao lì xì không nằm ở số lượng là bao nhiêu mà chính là ở những thông điệp mà nó muốn gửi gắm tới người được nhận.
Tục mừng tuổi đầu năm đã lưu truyền từ năm này qua năm khác và cho đến tận bây giờ vẫn được gìn giữ. Dù cho thời gian có trôi đi thì sự mong mỏi được nhận chiếc bao lì xì trong ngày đầu năm vẫn không thay đổi, nhất là đối với những đứa trẻ.
Đi lễ chùa
Người Việt thường đi lễ chùa đầu năm cầu bình an, may mắn
Phong tục đi chùa là một nét văn hóa của người Việt Nam. Theo quy luật của tự nhiên “Xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàng”, phong tục đi chùa đầu mùa xuân như một khởi đầu của mùa xuân, khởi đầu của sự sống mới. Cửa chùa đất Phật là chốn bình yên, thanh tịnh, với mong muốn tìm được sự bình an, gạt bỏ đi những muộn phiền, lo âu của năm cũ và cầu mong những may mắn, hạnh phúc trong năm mới.
Vào đêm 30, sau khoảnh khắc giao thừa vừa đến hoặc sang năm mới, mọi người lại rủ nhau đi lễ chùa, hái lộc cầu may. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn.
K.N (th)
Phát hiện thi thể đôi vợ chồng trong căn phòng khoá trái cửa ở TP Thủ Đức
Pháp luật - 1 giờ trướcNgày 28-11, Công an TP Thủ Đức (TP HCM) phối hợp các đơn vị liên quan khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ hai người tử vong trong phòng trọ.
Lễ, Tết năm 2025 sắp tới, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ tổng bao nhiêu ngày?
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo quy định của Bộ luật Lao động, công chức, người lao động được nghỉ đến 22 ngày các dịp lễ, Tết năm 2025.
Miền Bắc lại sắp đón liên tiếp 2 đợt không khí lạnh
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, tuần tới, miền Bắc xuất hiện liên tiếp 2 đợt không khí lạnh mới, khả năng ngày 6/12 đón không khí lạnh có cường độ mạnh.
'Cõng' nhiều tiền án vẫn đi trộm cắp
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng sơ hở của người dân, Công đột nhập vào nhà lấy trộm nhiều tài sản có giá trị rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.
Lừa đảo liên quan đến bài thi IELTS: Hội đồng Anh cảnh báo gì?
Giáo dục - 3 giờ trướcHội đồng Anh thông tin, vẫn có một tỷ lệ nhỏ người dự thi cố tình gian lận bằng việc tìm người “thi hộ” hay sử dụng các cách thức gian lận khác nhau hoặc trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền của thí sinh và biến mất.
Tìm thấy thi thể bé trai 2 tuổi cách nhà 30km sau 7 ngày mất tích
Đời sống - 3 giờ trướcSau 7 ngày mất tích, thi thể của bé trai 2 tuổi ở Quảng Nam đã được tìm thấy tại Quảng Ngãi, cách nhà khoảng 30km.
Người phụ nữ Hải Dương không qua khỏi sau va chạm với ô tô tải
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Cú va chạm mạnh giữa 2 phương tiện khiến chị Y. ngã xuống đường và tử vong tại chỗ...
Bãi xe không phép rộng hàng ngàn m2 ở Hoài Đức, Hà Nội: Lãnh đạo xã An Khánh "không biết của ai"?
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - Bãi xe không phép với diện tích hàng nghìn m2, hoạt động suốt một thời gian dài, dù chỉ cách trụ sở UBND xã An Khánh, huyện Hoài Đức (TP Hà Nội) khoảng 1km, thế nhưng, Phó Chủ tịch UBND xã An Khánh lại nói "không biết bãi xe này của ai”.
Những tấm thẻ quân nhân ‘khả nghi’ và thủ đoạn tinh vi của ổ nhóm làm giả giấy tờ
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Những tấm thẻ giả của lực lượng vũ trang nhằm mục đích vay vốn đã được ổ nhóm tội phạm do Đàm Đình Phú thực hiện một cách tinh vi. Để bóc gỡ đường dây làm giả giấy tờ quy mô lớn này, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã phải mất rất nhiều công sức.
Thương tâm: Hai thanh niên gặp nạn tử vong trong đêm
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Đại diện thị xã Mỹ Hào (Hưng Yên) cho biết, cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra trên QL5 đoạn thuộc phường Dị Sử khiến 2 người tử vong.
Hàng triệu người có bằng đại học chuẩn bị đón tin vui
Đời sốngGĐXH - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư ban hành Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức và Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.