Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xúc động người mẹ khốn khổ và cậu học trò ngồi xe lăn đi thi

Thứ năm, 06:31 04/07/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Căn phòng trọ không đầy 5 m vuông, trong một chiều nắng nóng của tháng 7 người mẹ lúi húi quét dọn, cạnh bên cậu con trai ngồi trên xe lăn đang chăm chú cùng cây bút viết và mấy cuốn sách giáo khoa sờn gáy. Không ai có thể ngờ được, họ đã phải trải qua bao nhiêu nước mắt, đau đớn, tuyệt vọng của cuộc đời để có ngày mẹ đưa con “lai kinh ứng thí”.

 
Thông tin thí sinh đặc biệt Nguyễn Văn Vọng (SN 1989) từ xóm 3, phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh được mẹ đẩy trên xe lăn, đi thuê phòng trọ ở ngõ 2 đường Đặng Tất, TP.Vinh để dự thi vào Khoa Công nghệ Thông tin Đại học Vinh (Nghệ An) khiến nhiều người xúc động.

"Giây phút nghe con nói rằng sẽ quyết định “ứng thí” vào Khoa CNTT Đại học Vinh, tôi đã mừng đến trào nước mắt. Tôi hiểu, dù trong đói nghèo và đau đớn vì bệnh tật, nhưng những năm qua cháu luôn khát khao một điều là có ngày trở thành kỹ sư công nghệ thông tin”, bà Nguyễn Thị Soa, mẹ của Vọng mở đầu câu chuyện như vậy với tôi trong căn phòng trọ đơn sơ.

Xúc động người mẹ khốn khổ và cậu học trò ngồi xe lăn đi thi 1

Nguyễn Văn Vọng nghe giám thị phổ biến quy chế tại phòng thi

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo đông anh chị em ở phường Đức Thuận thị xã Hồng Lĩnh tỉnh Hà Tĩnh, bà Soa chịu cảnh mồ côi mẹ từ lúc còn nhỏ. Sớm thay mẹ bươn chải làm thuê, làm mướn cùng bố kiếm sống, nuôi các em,  tuổi xuân của chị đã trôi qua đi lúc nào không hay biết. Cho đến năm chị 32 tuổi tình cờ gặp một chàng trai ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh cảm thông với hoàn cảnh, họ đã nguyện về chung sống với nhau. Khi biết tin bà có thai thì cũng là lúc người chồng bỗng dưng “biến mất”. Đau buồn vì bị phụ tình nhưng bà Soa vẫn luôn chờ đợi và hy vọng một ngày nào đó người ấy sẽ trở về bên vợ con. Đó là lí do vì sao đặt tên cho con trai là Nguyễn Văn Vọng.
 
Vọng sinh ra đẹp như tranh vẽ, ai nhìn vào cũng thích, cậu bé tỏ ra sớm thông minh, hiếu động. Nhưng rồi tai họa ập xuống. Khi đang học gần xong lớp 3 thì một trận sốt ác tính đã khiến cho đôi chân Vọng ngày một teo tóp và hoàn toàn không cử động được. Bà Soa cho biết, bệnh tình của Vọng lúc đó nếu đi bệnh viện tuyến trên thì có hy vọng cứu chữa được, nhưng vì hoàn cảnh nghèo khó, người mẹ dù thương con cũng đành bất lực vì không biết bấu víu, vay mượn vào ai.

Từ khi Vọng nằm một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân không tự làm được. Tất cả đều do mình bà chăm sóc. Nhà chỉ có 2 sào ruộng, vụ nào mà bị thiên tai thì lại phải vay tạm lúa của láng giềng mà sống. "Một mình làm lụng cả ngày lẫn đêm, nhưng cứ hễ nghĩ đến chồng, đến con tôi lại trào nước mắt", bà Soa rưng rưng. “Cháu Vọng là đứa con hiếu thảo. Biết tôi phải tranh thủ làm thuê để có tiền mua sách vở cho con nên từ nhỏ có lần nhìn bàn tay thô rám, nứt nẻ của mẹ nó đã ứa nước mắt".

Xúc động người mẹ khốn khổ và cậu học trò ngồi xe lăn đi thi 2

Bà Soa ngậm ngùi nhắc lại nỗi đau “giông tố” của cuộc đời

5 năm nằm liệt giường, nhưng khát vọng được đến trường vẫn cứ thôi thúc cậu bé Vọng. “Mẹ ơi! Con muốn đi học.” Một buổi chiều Vọng bỗng dưng thốt ra như vậy. Nghe con nói, bà chỉ biết ôm con vào lòng rồi khóc. “Đi mần răng được hở con?. (Làm sao mà học được), bà Soa kể. Nói vậy, nhưng rồi bà đã cõng con đến trường tiểu học Đức Thuận để xin cho con được học tiếp. Vậy là từ đó, hàng ngày, bất kể trời mưa hay nắng, người dân vùng đê La Giang đất Đức Thuận đã quen hình ảnh bà cõng con đến trường đều đặn. Bà tự tay đóng một chiếc ghế nằm như chiếc xe lăn để Vọng ngồi học. Cõng con đến trường xong bà lại đi làm thuê, làm mướn để kiếm tiền thuốc thang và cơm cháo, sách vở cho con. Khi tan trường bà lại tất tả đến để cõng con về.

Tiếp lời mẹ, Vọng tâm sự: “Hồi đó, do em tuổi lớn hơn lại bị tật nguyền nên nhiều bạn để ý lắm. Lúc đầu em cũng tự ti, bi quan nhưng rồi nhờ thầy cô và các bạn giúp đỡ nên dần dần em cũng hòa nhập được”. Và trong câu chuyện của mình, Vọng đã không quên nhắc đến tên người bạn thân nhất của mình là Lê Văn Duẩn. Những khi mẹ bận, bạn ấy chính là đôi chân giúp em đến trường. Em biết, vì thương em hoàn cảnh khó khăn nên dù nhà bạn ấy còn nghèo những có gì ngon bạn ấy cũng luôn dành cho em”, Vọng kể.
Năm học cấp 3, trường học xa nhà đến 5 cây số, mẹ buộc phải thuê phòng trọ để cho Vọng có thể học tiếp. Vọng ở trọ cũng đồng nghĩa với vất vả lại chồng chất lên đôi vai gầy của mẹ. Vậy nhưng để giúp con thực hiện được ước mơ nên người mẹ ấy đã vắt kiệt sức lực cùng nước mắt. “Ngoài việc đồng áng, ai thuê mướn gì tôi cũng làm, miễn gom được tiền để con được học”, bà Soa nhớ lại. Kể từ khi được làm mẹ cũng đồng nghĩa tôi đã phải sống những năm tháng vất vả nhất, cơ cực nhất rồi.

Xúc động người mẹ khốn khổ và cậu học trò ngồi xe lăn đi thi 3

Đại diện báo Gia đình và Xã hội trao quà “Tiếp sức mùa thi cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn” cho Vọng.

Rồi 12 năm đèn sách đã hết, đến ngày “lai kinh ứng thí”. Để có mặt trong ngày này, Vọng bảo em đã phải trăn trở bao đêm rồi mới đưa ra quyết định làm hồ sơ dự thi vào Khoa CNTT Đại học Vinh. “Ước mơ và dự định thì em cũng có nhiều lắm, nhưng thực tế thì có những ước mơ đối với em là rất khó khăn. Ban đầu em định thì vào Khoa Luật để học luật kinh tế, nhưng việc hạn chế đi lại, đến cả ngồi em còn không làm được nên em đành thôi. Lựa chọn học ngành công nghệ vì em thấy phù hợp với mình, ít khi phải di chuyển như vậy sẽ thuận lợi cho em hơn”, Vọng chia sẻ.
Sau khi nhận được món quà 2 triệu đồng từ chương trình “Tiếp sức mùa thi cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn” năm 2013 của báo Gia đình và Xã hội, Vọng vô cùng xúc động: “Em không biết nói gì hơn ngoài lời cám ơn tới quý báo và tình cảm của nhiều người đã dành cho mẹ con em. Em hứa sẽ nỗ lực hết mình vượt qua vũ môn để không phụ lòng tình cảm mà mọi người đã dành cho em, cho mẹ”.

Xúc động người mẹ khốn khổ và cậu học trò ngồi xe lăn đi thi 4

Em Vọng tâm sự ước vọng vào khoa Công nghệ thông tin

Vượt qua nỗi đau “giông tố” của cuộc đời, dù phía trước vẫn còn đầy khó khăn, vất vả nhưng bà Soa chưa bao giờ thôi hy vọng và nỗ lực. Bà bảo: “Giờ tôi chỉ có một mong ước duy nhất là cháu Vọng thi đỗ vào đại học để nó được đi học, tự kiếm lấy cái nghề nuôi sống bản thân nó sau này thôi. Để chuẩn bị đưa con ra đi thi, tôi đã phải bán mất mấy tạ thóc trong nhà rồi. Nếu kỳ thi này cháu nó đỗ, tôi sẽ tiếp tục theo cháu ra Vinh và có thể làm bất kỳ việc gì để có tiền cho con học là được, bà Soa nói.

Xúc động người mẹ khốn khổ và cậu học trò ngồi xe lăn đi thi 5

 Khi Vọng thi đỗ, người mẹ nghèo sẽ ra đất Vinh và có thể làm bất kỳ việc gì để có tiền cho con ăn học.

Chiều ngày 3/7, trước giờ G của kỳ thi ngày mai, tôi đã ngồi trò chuyện với mẹ con Vọng trong căn nhà trọ không đủ ánh sáng để có thể lấy được hình ảnh đẹp về họ. Tôi chỉ có thể nắm tay em thật chặt, cầu chúc cho em kỳ thi này sẽ đạt kết quả tốt để ước mơ của em có thể trở thành hiện thực.
 
DANH SÁCH BẠN ĐỌC ỦNG HỘ
QUỸ VÒNG TAY NHÂN ÁI TIẾP SỨC MÙA THI 2013
 
1. 3/7: Đào Thị Bích Thuỷ: 5.000.000
2. 5/7: Phạm Thị Kim Oanh: 1.000.000
3. 9/7: Bà Nguyễn Thanh Hồng, GĐ Cty Cổ phần Y dược Quốc tế Mỹ Đức: 6.000.000
4. 9/7: Nhóm từ thiện Minh Tuệ (Hà Nội): 4.000.000
5. 9/7: Nguyễn Mai Phương: 500.000
6. 9/7: Mai Việt Tiến, GĐ Cty Máy tính Dell, 138 Giảng Võ: 2.000.000
7. 9/7: Trần Anh Thi, KĐT Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội: 500.000
8. 10/7: Một số bạn đọc ủng hộ 1.500.000đ.
 
Trong chương trình tiếp sức mùa thi đại học năm 2013 cho những thí sinh có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn nhưng luôn khát khao học tập bằng những khoản trợ giúp được trích ra từ Quỹ Vòng tay nhân ái của Báo Gia đình và Xã hội, chúng tôi đã trao tặng:
 
-5 triệu đồng cho 2 thí sinh đầu tiên là em Nguyễn Quyết Thắng và Nguyễn Anh Quyết
 
- 2 triệu đồng cho thí sinh Võ Văn Nhật;
 
- 2 triệu đồng cho thí sinh Nguyễn Văn Vọng
 
- 2 triệu đồng cho em Trần Thị Mỹ ở Chi Lăng, Lạng Sơn
 
- 2 triệu đồng cho em Ngô Huyền Linh ở Bạch Thông, Bắc Kạn
 
- 2 triệu đồng cho thí sinh Võ Thị Thanh Thảo ở Kon Tum
 
- 3 triệu đồng cho thí sinh Lưu Huệ Thương
 
- 2 triệu đồng cho thí sinh Danh Thị Ly Sa
 
- 2 triệu đồng cho thí sinh Nguyễn Hữu Toàn ở TPHCM
 
- 2 triệu đồng cho thí sinh Phan Thị Kim Vân ở Đà Nẵng
 
- 2 triệu đồng cho thí sinh nghèo Lê Tuấn Anh ở Hải Dương
 
Báo Gia đình và Xã hội kêu gọi các tấm lòng hảo tâm, các mạnh thường quân chia sẻ cả vật chất và tinh thần, chung tay cùng báo Gia đình và Xã hội hỗ trợ những thí sinh đặc biệt trong mùa thi năm nay.
 
Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:
 
1. Báo Gia đình và Xã hội, 138 A, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
Tên tài khoản: Báo Gia đình & Xã hội. Số tài khoản:102010001362871, Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội. Số điện thoại 04.22120681
 
2. Ủng hộ trực tuyến trên Giadinh.net.vn TẠI ĐÂY. Đề gửi Tiếp sức mùa thi

Hồ Hà 

hohanghean
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 14 phút trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 44 phút trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 2 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 2 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 2 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 3 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Top