Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xung quanh bộ phim 21 tỉ đồng “chết” khi ra rạp: Không ai bỏ tiền để mua vé vì lòng yêu nước

Thứ hai, 10:13 22/09/2014 | Giải trí

GiadinhNet - Câu chuyện về bộ phim “Sống cùng lịch sử” tiêu tốn số tiền lên đến 21 tỉ đồng nhưng “chết” ngay từ khi ra rạp không phải là điều mới mẻ cho số phận của dòng phim lịch sử. Theo những người trong nghề, với những dòng phim này, việc lấy thước đo doanh thu ra để đánh giá thành công của nó là một sự so sánh khập khiễng.

Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân trên phim trường “Sống cùng lịch sử”. Ảnh: TL

Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân trên phim trường “Sống cùng lịch sử”. Ảnh: TL

 

Không có khán giả vì không hợp “khẩu vị”?

Bộ phim “Sống cùng lịch sử” (đạo diễn Nguyễn Thanh Vân) được Hãng Phim truyện Việt Nam cho ra mắt khán giả nhân dịp Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vừa qua. Nội dung nói về những bạn trẻ đi “phượt” Điện Biên rồi tình cờ được sống lại những giây phút hào hùng của chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa. Để có tính thời sự hơn, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân đã thay đổi đoạn cuối của bộ phim bằng những hình ảnh xúc động trong đám tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tuy nhiên, những nỗ lực để bộ phim gần hơn với giới trẻ, sống cùng với dòng chảy thời đại đã không được ghi nhận. Suốt thời gian bộ phim được công chiếu ở Trung tâm Chiếu phim Quốc gia dịp lễ 2/9 với mức giá vé khá thấp nhưng một ngày chỉ có vài ba người tới xem. Dù rất ưu ái cho phim Việt nhưng Trung tâm này đành phải hủy chiếu bộ phim vì không có khán giả.

Thực ra, trước khi bán vé, “Sống cùng lịch sử” đã được chiếu miễn phí 1 tuần với lượng khán giả khá đông. Nhưng hết tuần chiếu miễn phí thì không có khán giả đến mua vé. Thay vào đó, khán giả lựa chọn những phim ra mắt cùng thời điểm như “Mất xác”, “Đam mê”, “Scandal 2 – Hào quang trở lại”… chỉ đơn thuần là vì tính giải trí và “đánh” đúng tâm lý của người xem.

Lý giải về thất bại của bộ phim “Sống cùng lich sử”, đạo diễn Phạm Nhuệ Giang cho rằng, nguyên nhân chính là phim đã không được đầu tư cho khâu quảng bá. Đạo diễn Phạm Nhuệ Giang nói: “Một bộ phim muốn được chú ý thì ngay khâu bấm máy đã phải được PR. Chi phí cho quảng bá thực ra được thế giới và các hãng phim tư nhân đặt ngang ngửa với chi phí sản xuất phim. Nhưng vấn đề này ở các hãng phim nhà nước lại chưa được chú trọng. Lý do nữa là vì tâm lý thưởng thức phim của khán giả cũng có vấn đề, chỉ đến rạp để vui chứ không quan tâm đến sự sâu sắc. Nếu chỉ vì sở thích như thế mà không làm phim lịch sử nữa thì quá vô lý. Hơn nữa, dù không có nhiều khán giả nhưng theo tôi được biết, khi bộ phim ra nước ngoài dự liên hoan phim đã gây sự xúc động mạnh và rất được chú ý. Nếu chỉ vì lợi ích nhỏ bé của một bộ phận khán giả mà trách nhà làm phim thì rất thiển cận”.

Kể cả phát hành tốt cũng đừng mong bán được vé

Tuy nhiên, ở góc nhìn khác, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã, Hãng phim truyện I thì việc lấy doanh số ra để đánh giá một bộ phim tuyên truyền như “Sống cùng lịch sử” là rất khập khiễng. “Ngay từ đầu, những bộ phim như thế này đã không đặt mục tiêu doanh thu. Tôi tin là nếu họ hướng đến ngay từ đầu thì có lẽ họ sẽ có cách làm khác. Doanh thu ở đây là “làn sóng yêu nước” mà khán giả có được khi xem phim. Cái đó nhà nước cần hơn cả số tiền mà phim thu lại được là bao nhiêu. Nhưng đến nay, đã có ai đi xem để biết phim hay hay dở đâu?”, biên kịch Trịnh Thanh Nhã nói.

Cũng như “Sống cùng lịch sử”, bộ phim “Mộ gió” làm về cảnh sát biển của Hãng phim Nhã Phương (mà biên kịch Trịnh Thanh Nhã là một thành viên chính) cũng ra mắt cùng thời điểm và cùng có điểm chung là không bán được vé. Trong tuần đầu phát hành, bộ phim cũng thu hút được vài trăm khán giả đến xem, nhưng đều là vé mời. Và ngay từ đầu, “Mộ gió” cũng xác định rõ đây là phim tuyên truyền chứ không phải để bán vé. Chính vì vậy mà với “Sống cùng lịch sử”, biên kịch Trịnh Thanh Nhã cho rằng, nếu để chiếu “tay bo” như các phim giải trí khác thì bất cứ một bộ phim lịch sử nào cũng gặp số phận như thế này. Kể cả nó có được quảng bá tốt đến mấy thì cũng đừng mong nó sẽ sánh ngang bán vé với các phim kiểu như “Scandal”, “Tèo Em”...

“Không ai bỏ tiền mua vé vì lòng yêu nước hết. Ngay cả khi bỏ tiền để quảng bá cho phim thì cũng phải xác định luôn là không có doanh thu, tức là đừng nghĩ đến chuyện bán vé. Vì mục tiêu làm phim của tôi khác. Làm phim tuyên truyền giống như việc “cúng giỗ” vậy. Có ai làm giỗ mà nghĩ đến việc có lãi không? Làm phim tuyên truyền cũng vậy, là dịp để đánh thức lòng yêu nước ở mỗi người. Nhưng nếu nói rằng yêu nước thì phải mua vé xem phim thì đừng mong chờ. Nếu chúng ta cứ giữ lối so sánh này thì không còn ai dám làm phim lịch sử nữa mà chỉ đi làm phim giải trí thôi”, biên kịch Trịnh Thanh Nhã nói.

Tuy nhiên, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cũng thừa nhận rằng, trên thế giới không hiếm những kỳ tích từ phim lịch sử. “Cũng phải thừa nhận là ở đây có vấn đề của tài năng, nhưng chúng ta phải đặt nó ở hoàn cảnh xã hội. Để có bộ phim hay về lịch sử cần phải có sự “cởi trói” của cả một bộ máy chứ không chỉ phụ thuộc vào tài năng, tầm nhìn của đạo diễn. Chúng ta chỉ nói những cái một chiều mà không có những cái hấp dẫn, nói cái tập thể mà không nhắc đến chủ nghĩa anh hùng cá nhân... mà với điện ảnh, thiếu đi những cái kịch tính như thế thì làm sao hấp dẫn được?”.

 

Theo nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã, thước đo để đánh giá thành công của bộ phim “Sống cùng lịch sử” phải ở kênh khác, đó là nên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về phim, thông qua các đoàn đội, các trường học để thu hút sự quan tâm chú ý của khán giả trẻ. Nhưng sau khi làm tất cả những việc ấy thì vẫn phải phát không cho khán giả đến xem chứ không phải với mục đích bán vé thu tiền. Nếu phim tạo ra hiệu ứng xã hội tốt thì đó chính là “doanh thu” và đó mới chính là sứ mệnh mà bộ phim cần hướng tới. 

Thảo Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
105 tác phẩm kể chuyện sau ngày thống nhất tại TP.HCM

105 tác phẩm kể chuyện sau ngày thống nhất tại TP.HCM

Giải trí - 8 giờ trước

Triển lãm giới thiệu 105 tác phẩm, bao gồm: Tranh, tượng, ký họa được tuyển chọn từ kho lưu trữ của Bảo tàng và sáng tác của các nghệ sĩ thuộc Câu lạc bộ Truyền thống Mỹ thuật Giải phóng.

Món quà đặc biệt của nhạc sĩ Sa Huỳnh nhân ngày sinh nhật Bác

Món quà đặc biệt của nhạc sĩ Sa Huỳnh nhân ngày sinh nhật Bác

Giải trí - 8 giờ trước

Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác, nhạc sĩ Sa Huỳnh đã gửi tặng Bảo tàng TP Hồ Chí Minh bản độc tấu piano mang tên “Khúc tre thương nhớ Bác Hồ”.

Con gái 4 tuổi của Bảo Thanh gây chú ý với bộ đồ đơn giản trong lần đầu tổ chức sinh nhật

Con gái 4 tuổi của Bảo Thanh gây chú ý với bộ đồ đơn giản trong lần đầu tổ chức sinh nhật

Giải trí - 8 giờ trước

GĐXH - Con gái 4 tuổi của diễn viên Bảo Thanh gây chú ý khi lần đầu tiên được bố mẹ tổ chức sinh nhật.

Hoa hậu Việt Nam quê Đà Nẵng vượt mặt dàn mỹ nhân thế giới nhận tin vui

Hoa hậu Việt Nam quê Đà Nẵng vượt mặt dàn mỹ nhân thế giới nhận tin vui

Giải trí - 9 giờ trước

GĐXH - Miss International Huỳnh Thị Thanh Thủy "vượt mặt" nhiều mỹ nhân thế giới vào top 6 Timeless Beauty 2024 (Nhan sắc vượt thời gian).

Hoa hậu quê Nam Định sở hữu 2 vương miện giờ tận hưởng cuộc sống ra sao ở tuổi 29?

Hoa hậu quê Nam Định sở hữu 2 vương miện giờ tận hưởng cuộc sống ra sao ở tuổi 29?

Giải trí - 10 giờ trước

GĐXH - Kỳ Duyên quê Nam Định, là người đẹp sở hữu vương miện danh giá của 2 cuộc thi nhan sắc lớn nhất ở Việt Nam. Hiện tại, ở tuổi 29, người đẹp Thành Nam có cuộc sống vạn người mơ.

Doanh nhân Đỗ Quang Vinh có cuộc sống như thế nào trước khi có thêm con?

Doanh nhân Đỗ Quang Vinh có cuộc sống như thế nào trước khi có thêm con?

Giải trí - 12 giờ trước

GĐXH - Doanh nhân Đỗ Quang Vinh - anh chồng Đỗ Mỹ Linh mới đây đã có thêm con ở Mỹ. Trước khi có tin vui, cuộc sống của anh ra sao?

Điều bất ngờ về diễn viên đẹp trai như 'nam thần Hàn Quốc' trong phim 'Cha tôi, người ở lại'

Điều bất ngờ về diễn viên đẹp trai như 'nam thần Hàn Quốc' trong phim 'Cha tôi, người ở lại'

Giải trí - 12 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Thái Vũ đã đảm nhận tốt vai diễn của mình trong phim "Cha tôi, người ở lại" phát sóng trên kênh VTV3.

Vai phụ của NSND Công Lý

Vai phụ của NSND Công Lý

Giải trí - 13 giờ trước

Sau bạo bệnh, NSND Công Lý chưa thể đảm nhận những vai có nhiều lời thoại. Anh chủ yếu diễn xuất bằng ánh mắt, biểu cảm trên khuôn mặt. Trong "Cha tôi, người ở lại", vai phụ của NSND Công Lý dù ít thời lượng lên hình nhưng vẫn nhận nhiều lời khen.

Biểu cảm hài hước của bé Thị Tằm nhà Thu Quỳnh khi chính thức 'có tuổi'

Biểu cảm hài hước của bé Thị Tằm nhà Thu Quỳnh khi chính thức 'có tuổi'

Giải trí - 13 giờ trước

GĐXH - Thu Quỳnh chia sẻ khoảnh khắc con gái Thị Tằm tròn 1 tuổi, nét biểu cảm hài hước đáng yêu khiến fan thích thú.

Sau Cha tôi người ở lại, Lương Thu Trang tiếp tục 'chiếm sóng' giờ vàng VTV trong Dịu dàng màu nắng

Sau Cha tôi người ở lại, Lương Thu Trang tiếp tục 'chiếm sóng' giờ vàng VTV trong Dịu dàng màu nắng

Xem - nghe - đọc - 15 giờ trước

GĐXH - Ngay sau khi "Cha tôi người ở lại" kết thúc, Lương Thu Trang tiếp tục vào vai chính phim "Dịu dàng màu nắng" phát sóng trên VTV1.

Top