Hà Nội
23°C / 22-25°C

10 cách đơn giản và hiệu quả duy trì sức khỏe 'vùng kín'

Thứ năm, 08:21 05/12/2024 | Dân số và phát triển

Các cơ quan sinh dục đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ, vì vậy chị em cần chú ý việc chăm sóc, vệ sinh đúng cách giúp bảo vệ 'vùng kín'.

Một số yếu tố góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe của ' vùng kín ' bao gồm quan hệ tình dục không an toàn, các tình trạng sức khỏe như bệnh viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến quan hệ tình dục đau đớn, các biện pháp tránh thai như bao cao su, màng ngăn có thể gây kích ứng âm đạo, mang thai, sinh nở, trầm cảm, lo lắng và mất cân bằng nội tiết tố.

Dưới đây là các biện pháp đơn giản và hiệu quả để giữ cho 'vùng kín' chị em luôn khỏe mạnh:

1. Kiểm soát sức khỏe bằng lối sống

Nên ăn thực phẩm cân bằng, đủ chất dinh dưỡng, kiểm soát cân nặng phù hợp và luôn duy trì vận động. Sống lành mạnh không chỉ tác động đến sức khỏe tổng thể mà cũng giúp chăm sóc các cơ quan sinh dục tốt hơn. Tình trạng sức khỏe kém có thể khiến phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh nhiễm trùng khác ảnh hưởng đến sức khỏe âm đạo.

10 cách đơn giản và hiệu quả duy trì sức khỏe 'vùng kín'- Ảnh 1.

Lối sống lành mạnh sẽ giúp "vùng kín" luôn khỏe mạnh.

2. Sử dụng chất bôi trơn cho 'vùng kín'

Sử dụng chất bôi trơn tự nhiên tránh cho âm đạo bị kích ứng quá mức khi quan hệ tình dục. Người ta cho rằng chất bôi trơn âm đạo xảy ra tự nhiên trong quá trình hưng phấn, tuy nhiên, một số phụ nữ có thể không tiết đủ. Trong những trường hợp như vậy, chất bôi trơn bên ngoài tự nhiên sẽ giúp ích. Tuy nhiên, không sử dụng dầu khoáng hoặc baby oil vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng kích ứng âm đạo.

3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Chị em ở bất kỳ lứa tuổi nào nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ với bác sĩ phụ khoa để đảm bảo duy trì sức khỏe.

Một số xét nghiệm sàng lọc được đề xuất cho phụ nữ bao gồm xét nghiệm Pap, khám vùng chậu và chụp nhũ ảnh .

4. Sử dụng bao cao su

Để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn, chị em nên khuyến khích bạn tình sử dụng bao cao su trong mỗi lần quan hệ tình dục. Sử dụng bao cao su đúng cách giúp tránh khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, HIV, H erpes sinh dục và bệnh Chlamydia.

5. Sử dụng nước tẩy rửa dành riêng cho vùng kín

Âm đạo là cơ quan có chức năng tự làm sạch và việc sử dụng hóa chất, khăn lau đóng gói sẵn hoặc thụt rửa có thể gây hại cho hoạt động bình thường của nó. Do đó, khi vệ sinh vùng kín, chị em cần tránh thụt rửa, không sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm hay chất tẩy rửa. Chỉ nên vệ sinh âm đạo và cơ quan sinh dục ngoài bằng loại nước tẩy rửa an toàn dành riêng cho vùng kín với độ pH nhẹ và nước sạch là đủ.

10 cách đơn giản và hiệu quả duy trì sức khỏe 'vùng kín'- Ảnh 2.

Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng bằng nước sạch và chọn loại dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp để không ảnh hưởng tới môi trường vi khuẩn tốt.

6. Bài tập Kegel

Bài tập Kegel liên quan đến việc siết chặt hoặc thắt lại các cơ vùng chậu rồi sau đó thả lỏng chúng. Được thực hiện đúng cách và đều đặn, việc này giúp tăng cường độ khỏe cho cơ sàn chậu, cải thiện được các vấn đề như tiểu không kiểm soát, đại tiện không kiểm soát, giúp ngăn ngừa sa tạng vùng chậu. Đây là bài tập tốt nhất giúp cơ sàn chậu săn chắc và giúp phụ nữ sau sinh nở khắc phục tình trạng tiểu không tự chủ hoặc yếu sàn chậu.

7. Thực hành vệ sinh tốt

Thực hiện vệ sinh tốt có thể giúp bảo vệ sức khỏe vùng kín. Luôn nhớ rửa hoặc lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng do vi khuẩn ở âm đạo và giảm nguy cơ nhiễm trùng bàng quang. Khi đến kỳ "đèn đỏ", cần thay băng vệ sinh và tampon thường xuyên để giảm nguy cơ kích ứng và nhiễm trùng âm đạo.

PGS.TS.BS. Lưu Thị Hồng, Tổng thư ký Hội Phụ Sản Việt Nam:
Chị em cần phải đảm bảo thời gian thay băng vệ sinh tối đa là từ 4-6 giờ/lần. Đối với những ngày kinh nguyệt ra nhiều thì cần thay băng vệ sinh sau mỗi 3-4 giờ. Trước và sau khi thay băng vệ sinh cần rửa tay sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập.

8. Chọn quần áo phù hợp

Một số loại vải và mặc quần áo bó sát tạo ra môi trường ấm áp, ẩm ướt trong âm đạo, tạo điều kiện cho nấm men phát triển mạnh. Luôn ưu tiên đồ lót cotton thoáng khí và nếu có nguy cơ nhiễm trùng nấm men, hãy thay quần áo đẫm mồ hôi hoặc đồ bơi ướt càng sớm càng tốt.

9. Hạn chế rượu bia

Tránh xa rượu bia, bỏ hút thuốc và chất kích thích khác. Uống rượu bia và hút thuốc lá lâu ngày có thể làm suy giảm chức năng tình dục. Nicotine trong thuốc lá ức chế ham muốn tình dục và cũng cản trở sức khỏe thể chất và tinh thần, ảnh hưởng đến chức năng tình dục nói chung.

10. Tiêm vaccine HPV

Virus HPV rất phổ biến và dễ lây nhiễm khi quan hệ tình dục. Đa phần các chủng HPV đều không quá nguy hiểm nhưng có một số chủng nguy cơ cao gây ra ung thư.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nhiễm HPV dai dẳng với các loại HPV nguy cơ cao là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung và liên quan đến ung thư âm hộ, âm đạo, miệng hoặc họng, dương vật và hậu môn. Tiêm vaccine tăng khả năng bảo vệ phụ nữ khỏi nhiễm HPV gây ung thư cổ tử cung.


Thiên Châu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Dân số và phát triển - 8 phút trước

Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Trong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

U xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Herpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Top