Hà Nội
23°C / 22-25°C

20 năm thành lập Viện Dân số và các vấn đề xã hội: Sát cánh với ngành dân số

Thứ sáu, 10:48 09/03/2012 | Tin tức - Sự kiện

GiadinhNet - Ngày 22/1/1992, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 140/TCCB về việc thành lập Trung tâm Dân số (tiền thân của Viện Dân số và các vấn đề xã hội) thuộc Đại học Kinh tế quốc dân.

Từ ngày đầu thành lập đến nay , hầu hết các hoạt động của Viện đều gắn liền và phục vụ cho Chương trình DS - KHHGĐ của đất nước.
 

GS.TS Nguyễn Đình Cử.


Thuở ban đầu
 
Kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Dân số và các vấn đề xã hội, nhớ lại từng năm tháng xây dựng và trưởng thành, chúng tôi muốn gửi đến tất cả những ai đã, đang làm việc trong lĩnh vực DS - KHHGĐ, lĩnh vực Dân số, Gia đình và Trẻ em lời thăm hỏi thân thiết nhất. Chúng ta đã sát cánh bên nhau 20 năm qua và sẽ tiếp tục đồng hành vì chương trình DS-KHHGĐ, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

GS.TS Nguyễn Đình Cử
Sau khi chiến tranh kết thúc, nền kinh tế nước ta chậm phát triển, trong khi đó, dân số tăng nhanh mang tính bùng nổ. Kết quả là đời sống nhân dân chưa được cải thiện, đặc biệt những năm 1976-1980. Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, năm 1986 Đảng đã khởi xướng công cuộc Đổi mới, đặc biệt là đổi mới kinh tế. Mặt khác, trước đó 2 năm- năm 1984, hệ thống bộ máy tổ chức làm công tác DS -KHHGĐ đã được thành lập ở các cấp và liên tục được củng cố, tăng cường, hoàn thiện.

Đến năm 1993, hệ thống Ủy ban DS-KHHGĐ đã được thành lập từ cấp trung ương đến cấp huyện với hai bộ phận thường trực và kiêm nhiệm. Từ đó, hàng ngàn cán bộ với đủ các chuyên môn: Y tế, kinh tế, lịch sử, xã hội học, báo chí, thống kê, giáo dục, ngoại ngữ, mỏ-địa chất,…. được điều động, tuyển dụng về làm việc tại bộ phận thường trực của Ủy ban DS-KHHGĐ các cấp. Vì vậy, nhu cầu bồi dưỡng cán bộ, thực chất là đào tạo ngắn hạn cũng như việc nghiên cứu phục vụ xây dựng chính sách thuộc lĩnh vực DS-KHHGĐ rất lớn và cấp bách.
 
Đáp ứng nhu cầu xã hội này, căn cứ vào khả năng của trường, ngày 22/1/1992, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 140/TCCB về việc thành lập Trung tâm Dân số (tiền thân của Viện Dân số và các vấn đề xã hội) thuộc Đại học Kinh tế quốc dân. Ngay từ ngày đầu thành lập, hầu hết các hoạt động của Viện đều gắn liền và phục vụ cho Chương trình DS - KHHGĐ của đất nước.
 
Chú trọng đào tạo,   bồi dưỡng cán bộ ngành

Năm 1990, Lãnh đạo Ủy ban quốc gia DS-KHHGĐ đã chọn Trường đại học Kinh tế quốc dân làm nơi đào tạo cán bộ cho ngành. Đây là sự lựa chọn rất độc đáo, bởi thông thường, nói đến KHHGĐ là nhiều người nghĩ ngay đến đình sản, đặt vòng... Sự lựa chọn này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển đội ngũ, kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy tổ chức. Đáp ứng yêu cầu của ngành, Viện đã xây dựng và thực hiện nhiều chương trình bồi dưỡng thích hợp với chức năng, nhiệm vụ của bộ máy tổ chức trong từng giai đoạn. Chương trình bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ quản lý cơ bản là một trong những chương trình nòng cốt của Viện.

Những khóa học của chương trình này thường kéo dài từ 2 đến 3 tháng. Trước năm 2002, chương trình tập trung vào kiến thức và nghiệp vụ quản lý cơ bản về DS-KHHGĐ. Từ năm 2002, khi hình thành Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Chương trình cơ bản điều chỉnh thành Chương trình bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ quản lý cơ bản về DS, GĐ, TE. Gần 4.500 cán bộ quản lý của ngành đã theo học chương trình cơ bản này.Trước đây, các khóa học do ngân sách Trung ương cấp và được tổ chức tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh hoặc Đà Lạt. Hiện nay, nhiều tỉnh, thậm chí có huyện đã tự bỏ kinh phí để cùng Viện tổ chức khóa học tại địa phương .
 

Hội thảo tập huấn về già hóa dân số do Viện dân số và các vấn đề xã hội kết hợp cùng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tổ chức.  Ảnh: PV

 
Nỗ lực nâng cao nghiệp vụ

Chương trình nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ dân số kéo dài 1 tháng nhằm mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ cho những người đã qua chương trình cơ bản. Học viên được nghiên cứu 10 chuyên đề rất có ý nghĩa đối với thời điểm hiện tại, như: Truyền thông thay đổi hành vi về DS/ SKSS/KHHGĐ; Chất lượng dân số Việt Nam; Lồng ghép hoạt động dân số với hoạt động phát triển… Gần 500 cán bộ đã tham dự các khóa học này.

Giám sát, đánh giá là những chức năng cơ bản của quản lý nói chung và  quản lý DS-KHHGĐ nói riêng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Viện đã tổ chức 10 khóa bồi dưỡng kiến thức này cho hơn 350 cán bộ của ngành DS-KHHGĐ và giảng viên, nghiên cứu viên các trường đại học, các viện khoa học. Ngoài các chương trình mang tính chuyên môn, nghiệp vụ nói trên, Viện đã tổ chức các khóa bồi dưỡng tiếng Anh cho gần 80 cán bộ và tin học quản lý dân số cho hơn 350 cán bộ của ngành. Bên cạnh các khóa học trực tiếp tổ chức, Viện cũng tham gia các chương trình đào tạo cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ của Trường đại học Kinh tế quốc dân mà nhiều cán bộ của ngành theo học.
Thành tựu đào tạo, bồi dưỡng của Viện cũng như các chương trình, giáo trình mà Viện xây dựng biên soạn được các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong cả nước sử dụng, tham khảo tạo nên sự thống nhất về khái niệm, kiến thức, góp phần nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu và quản lý trong lĩnh vực dân số ở nước ta.
 
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học
 
Cùng với việc “khai phá” một lĩnh vực mới về bồi dưỡng cán bộ, Viện đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, phục vụ việc xây dựng, đánh giá chính sách, chiến lược. Nghiên cứu cơ bản của Viện tập trung làm rõ khung lý thuyết và định lượng “mối quan hệ dân số, sức khỏe sinh sản và phát triển”. Hàng loạt công trình nghiên cứu cụ thể hóa phương hướng nói trên. Đây thực sự là hướng nghiên cứu mới ở Trường đại học Kinh tế quốc dân cũng như ở nước ta.

Bên cạnh nghiên cứu cơ bản, Viện tập trung nghiên cứu ứng dụng. Các đề tài nổi bật của Viện theo hướng này, như: Đề tài khoa học cấp Bộ:“Chính sách Dân số Việt Nam đến năm 2000”, “Đề cương Luật dân số Việt Nam”, “Đánh giá chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân tộc” và gần đây là “Đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam, 2001-2010”, …thực sự đã góp phần vào việc xây dựng chính sách, luật pháp, chiến lược trong lĩnh vực DS/SKSS/KHHGĐ ở nước ta. Ngoài ra, Viện đã tích cực đi đầu theo hướng nghiên cứu marketing xã hội về các phương tiện tránh thai.
 
Gắn bó mật thiết  vì  chương trình DS - KHHGĐ
 
Nhân dịp kỉ niệm 20 năm thành lập Viện Dân số và các vấn đề xã hội (Trường Đại học Kinh tế quốc dân), Báo GĐ&XH trân trọng gửi lời chúc mừng tốt đẹp đến cán bộ, nhân viên của Viện. Với bề dày thành tích đã đạt được trong thời gian qua, chúng tôi tin tưởng thời gian tới, Viện Dân số và các vấn đề xã hội sẽ có nhiều chương trình, hoạt động hiệu quả, sát cánh cùng ngành Dân số thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao phó.
Mỗi hoạt động của Viện, dù đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hay nghiên cứu khoa học đều hướng tới phục vụ chương trình DS-KHHGĐ và gắn bó với ngành DS-KHHGĐ.

Hai mươi năm qua, Viện Dân số và các vấn đề xã hội -Trường đại học Kinh tế quốc dân  đã trở thành địa chỉ hội tụ cán bộ dân số các cấp. Viện đã có vinh dự đón tiếp các thế hệ  lãnh đạo của Ủy ban, Tổng cục, Vụ, Viện, các chuyên gia đến làm việc, báo cáo chuyên đề, giảng bài, nghiên cứu, hội thảo.
 
Đặc biệt, hàng ngàn cán bộ của ngành DS-KHHGĐ; Dân số, Gia đình và Trẻ em (cũ) cấp huyện, cấp tỉnh đã sống tại nhà khách Dân số thuộc Trường đại học Kinh tế quốc dân, ngắn thì 1 tuần, dài thì 6 tháng và hàng ngày đến Viện nghe giảng, học bài.
 
Đến hôm nay, mỗi khi nhắc đến địa chỉ này, anh chị em không khỏi bồi hồi xúc động nhớ lại “những ngày sinh viên” sôi nổi, gian khổ, buồn vui… Ngược lại, cán bộ Viện Dân số và các vấn đề xã hội cũng từng có mặt tại khắp mọi miền đất nước, từ Lạng Sơn đến Cà Mau để nghiên cứu, giảng dạy.
 
Công việc đã gắn kết Viện với hệ thống bộ máy tổ chức các cấp của ngành và sự gắn kết của chúng ta hữu ích cho công việc.
 
GS.TS Nguyễn Đình Cử
Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội,
 Đại học Kinh tế quốc dân.
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 3 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 5 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top