Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 bí quyết giúp cụ ông 100 tuổi mới phải đi bệnh viện lần đầu

Thứ ba, 08:22 14/01/2025 | Dân số và phát triển

Dù đã 103 tuổi, cụ Dễ vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, nhớ rõ tuổi của 22 cháu nội ngoại. Lần đầu tiên cụ phải đi bệnh viện cách đây 3 năm.

100 tuổi mới đi khám bệnh lần đầu

Cụ Đào Văn Dễ là người có tuổi thọ cao nhất tại xã Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên. Đại gia đình cụ Dễ với ngũ đại đồng đường có 60 người bao gồm 9 người con, 22 cháu, 23 chắt và 6 chút. Hiện, con trai cả của cụ 82 tuổi, cháu đích tôn 62 tuổi.

Ông Đào Văn Nhãn, con trai cả cụ Dễ, cho hay, cha mình luôn có sức khỏe tốt.

Ở tuổi xưa nay hiếm, cụ ông mới tới bệnh viện 2 lần. Lần đầu tiên là năm cụ Dễ 100 tuổi bị viêm họng nên con cháu đưa vào bệnh viện huyện điều trị. Nhân viên y tế ở đó không nghĩ cụ bách niên mà vẫn khỏe mạnh, minh mẫn tới vậy. Họ chỉ tin đó là sự thật khi biết người con lớn của cụ gần 80 tuổi, con út 65 tuổi. Thời điểm đó, kết quả kiểm tra ghi nhận, cụ Dễ không bị tăng huyết áp hay đái tháo đường, chuyển hóa rất tốt.

Lần thứ 2, cụ ông hơn 100 tuổi đến cổng bệnh viện là khi bị đột quỵ lúc 22h ngày 2/1. Gia đình tưởng cụ khó qua cửa ải này nhưng bệnh nhân bình phục nhanh chóng trong sự ngỡ ngàng của mọi người. Đây cũng là người bệnh đột quỵ nhiều tuổi nhất điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trong lịch sử 114 năm.

5 bí quyết giúp cụ ông 100 tuổi mới phải đi bệnh viện lần đầu - Ảnh 1.

Lần thứ 2 cụ ông đi bệnh viện là 103 tuổi. Ảnh: Việt Phương

5 bí quyết sống thọ khỏe mạnh

Ông Nhãn cho biết từ khi còn trẻ, cha mình đã có những bí quyết tự chăm sóc sức khỏe:

Thứ nhất, ăn uống đơn giản

Cả cuộc đời, cụ Dễ chỉ thích những món đơn giản như muối lạc, vừng, ăn 2-3 miếng thịt nạc mỗi bữa. Năm 1981, cụ về hưu, từ đó bỏ hút thuốc lá, uống rượu. Bữa cơm hằng ngày đều đặn, đúng giờ. Gia đình tự trồng rau để có nguồn thực phẩm sạch.

Thứ hai, luyện trí não minh mẫn

Từ lúc về hưu ở cùng con cháu, cụ Dễ vẫn duy trì thói quen đọc báo giấy. Mỗi lần có tin tức hay, cụ lại lấy bút đánh dấu rồi mang tới cho các con cùng xem. Nhờ đọc nhiều, cụ có trí nhớ rất tốt, có thể tự làm thơ, đọc thuộc rất nhiều bài khác. Cụ chắt lọc các thông tin về bảo vệ sức khỏe để chăm sóc bản thân và nhắc nhở con cháu làm theo.

Khi ngủ dậy, cụ Dễ tập các bài vận động nhẹ nhàng. Trung bình, cụ tập từ 30-40 phút hằng ngày, không bỏ ngày nào.

Thứ tư, ngủ đủ giấc

Cụ Dễ ngủ từ 21h và thức dậy vào 5h hôm sau. Mỗi lần, cụ chỉ mất 10 phút để vào giấc ngủ, rất ít khi thức khuya.

Thứ năm, dễ tính

Tính cách của cụ ông 103 tuổi đúng như cái tên Dễ. Cụ chưa bao giờ lớn tiếng với con cháu, luôn sống chan hòa, yêu thương mọi người. Ông Nhãn cho rằng tâm lý thoải mái, dễ tính cũng là nguồn năng lượng tích cực để giúp sức khỏe của cha tốt lên.

“Để cổ vũ cha sống vui khỏe, 5 anh em chúng tôi có tóc trắng là đi nhuộm đen. Nếu thấy các con chưa có tóc bạc, cha sẽ nghĩ các con còn trẻ và không lo lắng. Nếu mọi người gặp nhau với mái tóc trắng sẽ rất buồn”, ông Đào Văn Nhẫn (72 tuổi, con trai cụ Dễ) chia sẻ.

5 bí quyết giúp cụ ông 100 tuổi mới phải đi bệnh viện lần đầu - Ảnh 2.

Cả đại gia đình bao gồm cụ Dễ và con cháu đều sống khoa học, tăng cường luyện tập phù hợp với tuổi tác. Ông Nhãn cho rằng tập thể dục mỗi ngày có thể giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn kịp thời, nâng cao khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể một cách tự nhiên.

Trước đó, khoảng 22h ngày 2/1, sau khi xem xong trận bóng đá giữa Việt Nam - Thái Lan, cụ Đào Văn Dễ lịm đi. Gia đình nghĩ cụ buồn ngủ nhưng khi chạm vào thấy cụ từ từ ngã. Với kiến thức tự tìm hiểu trên các kênh truyền thông, gia đình dự đoán cụ bị đột quỵ nên gọi xe cứu thương đưa cụ từ Hưng Yên lên Hà Nội cấp cứu.

23h30 ngày 2/1, Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận cụ ông Dễ trong tình trạng lơ mơ, yếu nửa người phải, thất ngôn hoàn toàn. Do được cấp cứu kịp thời, sau 24 giờ can thiệp, bệnh nhân đã hồi phục.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Dân số và phát triển - 22 phút trước

Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Trong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

U xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Herpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Top