Hà Nội
23°C / 22-25°C

7 dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố nữ chị em cần biết

Thứ năm, 10:10 07/11/2024 | Sống khỏe

Rối loạn nội tiết tố nữ là tình trạng xảy ra thường xuyên. Nếu để lâu sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các bộ phận khác của cơ thể. Vậy nguyên nhân do đâu, làm thế nào để cải thiện rối loạn nội tiết tố nữ?

Nội tiết tố nữ là tổng hợp gồm 3 chất: estradiol, estriol và estron. Nó được tiết ra từ buồng trứng, đây cũng là yếu tố quyết định tạo nên vóc dáng cũng như tính cách yểu điệu của phụ nữ.

Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết nữ

Hàm lượng estrogen cao: Sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên, căng thẳng, stress kéo dài, hàm lượng progesteron trong cơ thể giảm sút, estrogen tăng cao hơn… tất cả điều này sẽ làm mất đi sự cân bằng của nội tiết tố, đẩy hàm lượng estrogen lên cao, dẫn đến rối loạn ở buồng trứng, tuyến yên và trục não bộ.

Độc tố từ thực phẩm: Tiêu thụ các thực phẩm công nghiệp giàu estrogen cũng có thể làm gia tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể, gây mất cân bằng nội tiết tố. Ngoài ra, ăn ngọt nhiều, dinh dưỡng quá mức đều có thể dẫn tới hội chứng buồng trứng đa nang, suy dinh dưỡng do ăn kiêng cũng dễ làm suy giảm nội tiết.

7 dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố nữ chị em cần biết- Ảnh 1.

Stress kéo dài mà không rõ nguyên nhân có thể là do nội tiết tố nữ trong cơ thể bị mất cân bằng.

Các triệu chứng của rối loạn nội tiết tố nữ

Một khi nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ bị rối loạn thì sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, thẩm mỹ. Triệu chứng cho thấy cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố rõ nhất chính là:

  • Giảm ham muốn tình dục

Ham muốn tình dục, cảm giác khoái cảm khi quan hệ ở nữ giới do hormone estrogen và progesterone mang lại. Do đó, khi hàm lượng các loại hormone này bị thay đổi sẽ dẫn đến hiện tượng giảm ham muốn tình dục và khó đạt được khoái cảm. Tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ khác thường gặp. Nhưng phần lớn các chị em thường chủ quan với những dấu hiệu của bệnh. Hơn nữa, các triệu chứng của bệnh rối loạn nội tiết tố rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh phụ khoa khác. Bởi thế mà khó có thể phát hiện bệnh sớm. Vì lý do này mà không ít chị em phải gánh chịu những tác hại nghiêm trọng do bệnh gây ra.

  • Dễ mắc các bệnh phụ khoa

Rối loại nội tiết tố nữ khiến cho cơ chế sản sinh nội tiết tố bị gián đoạn, trục trặc. Chính vì thế mà thành âm đạo không thể tiết dịch nhầy để bôi trơn và giữ ẩm cho âm đạo, khiến môi trường axit của âm đạo bị ảnh hưởng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển và gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và dễ dàng bị tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Chị em dễ dàng bị mắc các bệnh viêm phần phụ, viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung ...

  • Tâm lý bất thường

Cơ thể có cảm giác mệt mỏi, buồn chán và lo lắng. Sự căng thẳng tâm lý, stress kéo dài mà không rõ nguyên nhân có thể là do nội tiết tố nữ trong cơ thể bị mất cân bằng. Nguyên nhân bởi hàm lượng estrogen trong cơ thể quyết định quá trình sản sinh serotonin - một loại cảm xúc, trạng thái tâm lý, tinh thần của nữ giới.

  • Chu kỳ kinh nguyệt khác thường

Nếu chu kỳ kinh nguyệt đang đều đặn mà có bất cứ sự bất thường nào thì nguy cơ bị rối loạn nội tiết tố nữ rất cao. Một số dấu hiệu khác là kỳ kinh thường kéo dài ra hoặc thu ngắn lại. Lượng máu ra quá nhiều hoặc quá ít, màu đen và bị vón cục. Rối loạn nội tiết tố khiến cho buồng trứng, tử cung cũng bị rối loạn theo. Bởi thế mà chu kỳ kinh nguyệt không đều.

  • Huyết áp bất thường

Nguyên nhân là do lượng natri trong cơ thể dư thừa sẽ làm tăng tình trạng trữ nước. Từ đó, dẫn đến tăng huyết áp trong khi tỷ lệ giữa natri và nước trong cơ thể của bạn ổn định là do sự cân bằng của hormone aldosterone nên khi cơ thể mất cân bằng hormone aldosterone thì cơ thể sẽ bị cao huyết áp.

  • Ảnh hưởng tới nhan sắc của nữ giới

Nội tiết tố nữ ảnh hưởng trực tiếp tới nhan sắc của phái đẹp. Khi nội tiết tố ổn định sẽ duy trì độ đàn hồi, độ ẩm của da, điều tiết bã nhờn,...Khi nội tiết tố có vấn đề thì làn da sẽ khô, dễ nhăn nheo, tóc bị gãy rụng, dễ bị tăng cân, tích mỡ ngay cả khi đang thực hiện chế độ ăn kiêng.

  • Cân nặng thay đổi

Việc tăng cân mất kiểm soát sẽ xuất hiện, ngay cả khi đang trong chế độ ăn không thay đổi hoặc giảm khẩu phần ăn. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu xuất phát từ việc mất cân bằng hormone trong cơ thể. Sự không ổn định này có thể dẫn đến việc cơ thể tích trữ mỡ thừa và làm suy giảm sự linh hoạt của các khối cơ, dẫn đến việc tăng cân bất thường.

Cải thiện rối loạn nội tiết tố nữ

7 dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố nữ chị em cần biết- Ảnh 2.

Nên bổ sung các axit béo hợp lý như: cá thu, cá hồi.

Ở lứa tuổi trung niên cần thực hiện chế độ ăn và sinh hoạt khoa học để có thể cải thiện rối loạn nội tiết tố nữ, cụ thể.

  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cân bằng sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể bằng cách bổ sung các thực phẩm cần thiết như đậu nành, cà rốt, khoai tây, rau diếp, bông cải xanh,...
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như dầu ô liu, dầu cải, dầu lạc, quả bơ,...
  • Bổ sung các các axit béo trong cơ thể một cách hợp lý như Omega - 3, Omega - 6 bằng cách tìm kiếm các thực phẩm từ cá thu, cá hồi, dầu bắp, đậu nành,...
  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày, lượng nước cần thiết cho một người khỏe mạnh là 1,5 - 2 lít nước lọc, có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép rau quả tươi.
  • Tập thể dục mỗi ngày, đây là cách giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, giảm viêm, giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ và điều hòa chuyển hóa trong cơ thể. Tuy nhiên không nên tập thể dục quá sức.
  • Ngủ đủ giấc và giảm stress cũng là một yếu tố cần thiết giúp cần bằng nội tiết tố trong cơ thể, mỗi đêm cần ngủ đủ từ 7-8 tiếng.
  • Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ như thuốc lá, cafe, rượu…
  • Không nên sử dụng thuốc tránh thai bừa bãi, cần theo chỉ định của bác sĩ.

Tóm lại: rối loạn nội tiết là một trong những vấn đề nghiêm trọng, có thể kéo theo sự ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các bộ phận khác nhất là các tuyến nội tiết như tuyến thượng thận, tuyến giáp và các chức năng hệ sinh dục, có nguy cơ dẫn đến vô sinh hiếm muộn. Chính vì vậy khi có các dấu hiệu cảnh báo cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.


BS Nguyễn Văn Quyết
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 6 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 10 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 19 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 19 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Top