8 sự thật thú vị về kinh nguyệt mà đến nay nhiều chị em còn chưa biết
Phần lớn phụ nữ sẽ trải qua tầm 40 năm với kinh nguyệt và dùng khoảng 11.800 băng vệ sinh. Vậy liệu chúng ta đã thực sự hiểu cặn kẽ về điều mà mỗi tháng chị em nào cũng phải trải qua?
1. Kinh nguyệt có thể ra quá nhiều
Bác sĩ McGuire chuyên gia chăm sóc sức khoẻ phụ nữ cho biết: “Rất nhiều các bạn nữ gặp tình trạng “lũ lụt” kinh nguyệt, nhưng họ không hề biết như thế là ra quá nhiều hoặc có những thứ có thể ngăn chặn việc này. Họ cho rằng kỳ kinh của ai cũng như vậy.”
Mặc dù việc ra nhiều máu trong kì "đèn đỏ" là chuyện khá phổ biến (nhất là trong những ngày đầu), nhưng nếu bạn thấy mình cần thay băng vệ sinh mỗi 2-3 tiếng một lần hoặc kỳ kinh kéo dài hơn 7 ngày thì bạn nên gặp bác sĩ để khám.
Thuốc tránh thai hay một số loại thuốc giảm đau có thể giúp giảm lượng kinh, nhưng cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ra máu nhiều cũng có thể là biểu hiện của chứng rong kinh nhưng đây cũng chỉ là một nguy cơ nhỏ. Tóm lại, nếu cảm thấy kì kinh của mình không bình thường, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn.
2. Thuốc giảm đau cần được sử dụng trước kì kinh
Đối với những phụ nữ hay đau bụng kinh, thuốc giảm đau đòi hỏi phải được dùng trước khi diễn ra kì kinh nguyệt. McGuire nói: “Nếu bạn uống thuốc khi các triệu chứng đang rất tồi tệ, thì bạn sẽ không giải quyết được cơn đau.”
Ngoài ra, nếu kì kinh của bạn diễn ra đều và có thể xác định được thời điểm nó bắt đầu thì bạn nên uống thuốc giảm đau từ trước khoảng 1-2 hôm. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lối sống, tập thể dục, ngủ, thư giãn và chế độ ăn lành mạnh sẽ giảm các triệu chứng khi đến kì.
3. Kinh nguyệt không làm đảo lộn cuộc sống bạn
Tiến sĩ Mary Rosser, trợ lý giáo sư và bác sĩ sản khoa tại Trung tâm Y tế Montefiore ở Bronx nói: “Trong hầu hết các trường hợp, kì kinh không ngăn cản các hoạt động bình thường của bạn.”
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 90% phụ nữ sẽ trải qua một số triệu chứng trong kì "đèn đỏ", nhưng phần lớn là nhẹ. Và 10 – 20% sẽ có các triệu chứng ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường. “Những triệu chứng này có thể xuất hiện khi bạn bị chảy máu, hoặc là một phần của PMS – hội chứng tiền kinh nguyệt, xảy ra do sự thay đổi hormone trong tuần thứ nhất đến thứ hai trước kì kinh", tiến sĩ Mary cho hay.
Hãy đi khám bác sĩ nếu trong kì kinh nguyệt có các triệu chứng bất thường ảnh hưởng quá nhiều đến các hoạt động thường ngày cho bạn.
4. Bạn có thể có bầu trong kì kinh nguyệt
Mặc dù cơ hội là rất hiếm, nhưng bạn hoàn toàn có thể có thai trong kì kinh. Health.com đã giải thích một số phụ nữ có thời gian kinh nguyệt dài trùng lặp với sự rụng trứng – mặc dù họ vẫn còn kinh nguyệt.
Tiến sĩ Michele Hakakha nói thêm: “Một phụ nữ có chu kì kinh nguyệt ngắn (24 ngày) có thể có 7 ngày ra máu kinh. Khi quan hệ tình dục vào ngày cuối kì kinh và rụng trứng ba ngày sau đó thì vẫn có khả năng mang thai vì tinh trùng có thể sống từ 3-5 ngày trong môi trường âm đạo."
5. Kinh nguyệt mỗi người hoàn toàn khác nhau
Khi đến "đèn đỏ", hầu hết các chị em sẽ bị ra máu, và kết thúc sau vài ngày, sau đó sẽ xuất hiện chất nhầy và chất này ngày càng đặc lên thể hiện rụng trứng đã kết thúc. Tuy nhiên mỗi phụ nữ vẫn có sự khác biệt về chu kì kinh nguyệt.
“Điểm khác biệt giữa mỗi người là lượng máu kinh thải ra. Nó cũng giống như việc có người da dầu, người da khô.” McGuire nói. Theo dõi chu kì kinh nguyệt và lượng máu của bạn để nắm được điều gì đang xảy ra bên trong cơ thể là việc rất tốt.
6. Kinh nguyệt không bao giờ có thể diễn ra đều đặn
Trước hết, không hề có một hình mẫu chu kì kinh nguyệt chuẩn xác hay điển hình nhất. Chu kì có thể dao động từ 21-35 ngày, với các cô gái trong độ tuổi dậy thì có thể từ 21-45 ngày.
Ngoài ra, kì kinh đôi khi có thể không đều hay đến chậm hơn bởi nhiều nguyên nhân như đau ốm, stress, giảm hay tăng cân, hoặc mang thai. Nếu kinh nguyệt của bạn không đều nhưng bạn thấy hoàn toàn bình thường thì không cần khám bệnh nhưng nếu có gì không ổn hãy tìm gặp bác sĩ.
7. Cách bạn giữ vệ sinh rất quan trọng
Hầu hết mọi người đều cho rằng càng cố gắng rửa sạch "vùng kín" càng tốt, thậm chí thụt rửa. Tuy nhiên điều này không hề chính xác, bạn cũng không nên xịt rửa bằng vòi hoa sen hay sử dụng nước hoa "vùng kín" vì chúng có thể gây kích ứng.
Sử dụng loại xà phòng có độ pH tương tự cơ thể là điều tốt hơn. Bác sĩ Mc Guire cũng cho biết nhiều trường hợp phụ nữ có vấn đề viêm âm đạo hoặc các bệnh nhiễm khuẩn khác đều là do họ làm sạch quá mạnh với các loại xà phòng thô.
8. Kinh nguyệt của mẹ có thể ảnh hưởng tới con
Tiến sĩ Shannon Laughlin-Tommaso, trợ lý giáo sư về sản khoa và phụ khoa cho biết: “Trong nhiều trường hợp, các bà mẹ thường không bao giờ nói chuyện về thời kỳ mãn kinh của họ, nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến thời kỳ mãn kinh của cả bạn." Và đó là thông tin cực kỳ hữu ích, độ tuổi trung bình mà phụ nữ có kinh lần cuối cùng là 51 tuổi, nhưng nếu nó xảy ra giữa tuổi 40 và 56 thì cũng hoàn toàn bình thường.
Theo Khám phá
Hiếm gặp trường hợp xoắn vòi tử cung ở bé gái 11 tuổi
Dân số và phát triển - 1 giờ trướcBệnh viện Phụ Sản Hà Nội vừa tiếp nhận điều trị một bé gái 11 tuổi bị xoắn vòi tử cung. Điều đáng nói đây là trường hợp rất hiếm gặp xảy ra ở bệnh nhi nhỏ tuổi chưa có quan hệ tình dục. Xoắn vòi tử cung có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
10 mẹo đối phó với những khó chịu thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcThời kỳ mãn kinh thường mang lại rất nhiều vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng sống của chị em. Tham khảo một số mẹo giúp vượt qua giai đoạn mãn kinh một cách nhẹ nhàng.
Nâng cao kỹ năng truyền thông về người cao tuổi ở Nghệ An
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Buổi tập huấn có hơn hơn 500 viên chức, dân số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Nghệ An sẽ cung cấp cho người làm công tác dân số một số chính sách chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi; truyền thông các nội dung liên quan đến sức khoẻ cho người cao tuổi...
5 lợi ích của cà phê đối với sức khỏe tình dục nam giới
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNgoài việc cung cấp năng lượng, cà phê còn mang lại nhiều lợi ích khác như có thể cải thiện tình dục cho nam giới.
Hạn chế đau lưng sau sinh mổ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcĐau lưng sau sinh mổ là tình trạng hay gặp. Nếu chủ quan không điều trị để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
7 lời khuyên giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều mẹ bầu lo lắng, căng thẳng trước khi chuyển dạ, kể cả những phụ nữ đã từng sinh con. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp mẹ bầu có thể làm để quá trình chuyển dạ dễ dàng và suôn sẻ hơn.
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcTỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.