9 thủ phạm khiến bạn bị hôi miệng
Hơi thở có mùi là tình trạng nhiều người gặp phải dù vệ sinh răng miệng kỹ. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều tình trạng sức khỏe hoặc thói quen hàng ngày của bạn.
Theo tạp chí Health, ở cấp độ vi sinh vật, hôi miệng xảy ra khi vi khuẩn tự nhiên trong cơ quan này phá vỡ các mảnh thức ăn bám vào giữa răng, dọc theo đường nướu, đặc biệt là trên lưỡi. Quá trình này giải phóng một loạt hợp chất gây mùi khiến hơi thở của chúng ta mất đi sự thơm tho.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây hôi miệng là thói quen bạn làm, thực phẩm bạn ăn hoặc thậm chí đến từ bệnh lý tiềm ẩn bạn đang mắc.
Hội chứng hôi miệng khi thức dậy
Bạn có gặp tình trạng hơi thở nặng mùi vào mỗi buổi sáng dù tối hôm trước đã vệ sinh răng miệng rất kỹ? Trên thực tế, điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu gọi nó là hội chứng hôi miệng khi thức dậy.
Khi bạn ngủ, vi khuẩn trong miệng bắt đầu hoạt động, phân tách, phá vỡ mọi mảnh thức ăn, cặn còn sót lại. Ban đêm, lượng nước bọt được sản xuất ra sẽ thấp hơn so lúc bạn thức. Đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động mạnh, gây hôi miệng.
Thở bằng miệng
Hít thở bằng miệng khiến khoang miệng bị khô, bay hơi nước bọt, giảm khả năng rửa sạch thức ăn. Nha sĩ Hadie Rifai, chuyên gia tại Cleveland Clinic, cho biết nếu miệng bị khô, nước bọt sẽ không đẩy trôi thức ăn còn sót lại đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phân hủy thức ăn và khiến hơi thở có mùi khó chịu vào sáng hôm sau.
Tình trạng này tồi tệ hơn khi bạn thở bằng miệng, nhất là những người bị nghẹt mũi, viêm họng. Khô miệng mạn tính có thể do tuyến nước bọt gặp vấn đề và nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác.

Hơi thở có mùi khiến nhiều người mất tự tin. Ảnh: Getty Images.
Tỏi, hành tây
Hầu hết thức ăn chúng ta đưa vào cơ thể đều để lại mùi nhất định. Trong đó, tỏi và hành tây đứng đầu bảng trong danh sách các thực phẩm gây hôi miệng. Ngoài ra, theo nha sĩ John Grbic, phòng khám Columbia Doctors, New York, Mỹ, các loại gia vị, bắp cải, súp lơ, củ cải cũng tạo mùi hăng và lưu lại khiến hơi thở của bạn kém thơm tho.
Mùi vị của tỏi, hành tây khó mất đi vì chất allicin, allyl metyl sunfua, cysteine sulfoxide trong hành, tỏi chuyển hóa, sản sinh ra mùi hăng, nồng, hấp thụ vào máu, thải ra ngoài qua phổi, lỗ chân lông trên da. Thậm chí, ở nhiều người, mùi hôi khó chịu này có thể lưu đến 24 giờ trên cơ thể.
Để giải quyết tình trạng này, chúng ta nên uống nhiều nước sau khi ăn, đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng. Táo, bạc hà, rau diếp cũng là thực phẩm giúp trung hòa hành, tỏi, giảm bớt mùi hôi trong miệng.
Bỏ bữa
Theo tạp chí Health, đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị hôi miệng. Bởi khi chúng ta không ăn, tuyến nước bọt giảm hoạt động. Tiến sĩ Grbic giải thích tương tự nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng khi thức dậy, nước bọt không thể làm sạch các mảnh vụn thức ăn.
Kết quả, chúng không thể trượt xuống cổ họng, đọng lại trong khoang miệng, tạo cơ hội cho vi khuẩn phân giã và gây ra mùi khó chịu.
![]() |
Tỏi, hành tây đều là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng để lại mùi hương lâu trên cơ thể và trong hơi thở. Ảnh: Freepik. |
Hút thuốc, uống rượu, cà phê
Một nghiên cứu năm 2004 từ các chuyên gia tại Hong Kong (Trung Quốc) cho thấy người hút thuốc có hàm lượng chất tạo mùi hôi trong miệng, phổi cao. Khói thuốc cũng gây khô miệng, giảm tiết nước bọt – nguyên nhân chính khiến hơi thở có mùi.
Nghiên cứu khác năm 2007 do nhóm tác giả tại Israel thực hiện cho thấy uống rượu liên quan tỷ lệ mắc bệnh hôi miẹng. Các tình nguyện viên đã đánh răng vào buổi sáng, không ăn thêm bất kỳ thực phẩm nào trong vòng 12 giờ. Nhóm tác giả nghi ngờ rượu làm khô miệng và gây mùi khi cơ thể chuyển hóa chất có cồn.
Rượu, cà phê cũng chứa các hợp chất lưu huỳnh, caffeine, làm khô và giảm lượng nước bọt trong miệng, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây mùi tồn tại lâu hơn.
Niềng răng
Không chỉ niềng răng, các thiết bị chỉnh nha như răng giả, nẹp cố định cũng là tác nhân khiến hơi thở của bạn không thơm tho. Tiến sĩ Grbic lưu ý những thiết bị này cần được làm sạch hàng ngày, vì chúng chứa nhiều chi tiết, kẽ hở, tạo cơ hội cho mảnh thức ăn, cặn dư thừa bám vào.
![]() |
Nếu không vệ sinh đúng cách, niềng răng và các thiết bị nha khoa có thể trở thành ổ chứa mảng bám thức ăn, gây hôi miệng. Ảnh: iStock. |
Sỏi amidan
Sỏi amidan là những hạt cặn canxi nhỏ, màu trắng hoặc vàng, hình thành qua quá trình thức ăn thừa tích tụ lại. Chúng không có nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên, sỏi amidan khiến hơi thở có mùi, gây mất tự tin cho nhiều người.
Theo WebMD, sỏi amidan không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bạn nên tới nha sĩ để kiểm tra nếu bị hôi miệng dai dẳng.
Bệnh lý về tiêu hóa, răng miệng
Nghiên cứu năm 2007 công bố trên tạp chí Oral Diseases cho thấy một số người bị rối loạn GI như trào ngược dạ dày cũng bị hôi miệng. Bởi bệnh làm tổn thương mô cổ họng, tạo cơ hội cho vi khuẩn hoạt động.
Các vấn đề về tiêu hóa, hô hấp khác như viêm họng, có đờm trong cổ, nghẹt mũi, viêm nướu, sâu răng… cũng dẫn tới tình trạng tương tự.
Một số bệnh lý về rối loạn chuyển hóa
Theo tạp chí Health, người bị tiểu đường type I có thể gặp tình trạng hơi thở mang mùi đường. Đây là dấu hiệu của nhiễm toan ceton do tiểu đường - tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này, bệnh nhân tiểu đường dễ bị đau tim, suy thận. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng khá hiếm.
Ngoài ra, người bị các bệnh về gan, thận, dạ dày, nhiễm toan ceton (biến chứng khi bị tiểu đường), hội chứng Sjogren, rối loạn tự miễn khác cũng có thể dẫn đến hiện tượng hơi thở có mùi.
Đặc biệt, khoảng 1% người bị mắc chứng rối loạn sợ hơi thở có mùi. Họ luôn tin rằng mình bị hôi miệng và ám ảnh về nó, ngay cả khi người khác khẳng định là không. Đây là bệnh về tâm lý nên bạn cần tới khám bác sĩ để tìm ra hướng giải quyết càng sớm càng tốt.
Theo Thiên Nhan
Zingnews

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 25 phút trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 18 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.