Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường sẽ phòng tránh được 80.000 ca đái tháo đường ở Việt Nam
GĐXH - Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Y tế Công cộng, nếu áp thuế để tăng giá bán lẻ đồ uống có đường lên 20% như khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì tỷ lệ thừa cân, béo phì tại Việt Nam có thể giảm lần lượt 2,1% và 1,5%, phòng tránh được 80.000 ca đái tháo đường, tiết kiệm cho hệ thống y tế gần 800 tỷ đồng.
Đồ uống có đường và những nguy cơ với sức khoẻ
Theo thống kê, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em Việt Nam đã tăng gấp đôi từ 8,5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020 đồng thời Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, dự báo sẽ tăng lên gấp đôi (6,1 triệu) vào năm 2040. Trong khi đó, tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam đã gia tăng mạnh, gấp 7 lần trong 15 năm qua, từ mức trung bình 6,6 lít /người/năm vào năm 2002 lên mức 50,7 lít/người/năm (2018).
Lý giải vì sao đồ uống có đường gây thừa cân, béo phì, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 và nguy cơ với nhiều bệnh lý khác, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, một trong những loại đường phổ biến được nhà sản xuất cho vào các loại đồ uống có đường là fructose.
Đường fructose sẽ làm tăng quá trình sinh nhiệt, tăng triglyceride, kích thích tiêu thụ oxy nhiều hơn so với glucose, nhưng lại tạo ra các kích thích insulin nhỏ hơn rất nhiều so với glucose, làm cản trở quá trình chuyển hóa glucose, gây tăng tích tụ mỡ ở cơ thể và tình trạng thừa cân béo phì. Chính vì vậy, phần lớn các nghiên cứu về vấn đề này đều tìm thấy mối liên quan thuận chiều giữa việc tiêu thụ các loại đồ uống có đường với hàm lượng mỡ cơ thể hay tình trạng béo phì.

Tiêu thụ đồ uống có đường gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe. Ảnh minh họa.
Hơn nữa, do đồ uống có đường là dạng lỏng nên được cơ thể dung nạp một cách nhanh chóng khiến cơ thể không kịp ghi nhận lượng calo vừa nạp vào và gửi tín hiệu no đến não bộ giống như cách cơ thể phản ứng theo cơ chế điều khiển ngược của cơ thể với lượng calo từ thức ăn dạng đặc. Điều này có thể khiến một người tiếp tục ăn ngay cả khi đã uống đồ uống có đường với hàm lượng calo cao.
Do đó, nếu không giảm năng lượng ăn vào từ các nguồn thực phẩm khác thì lượng calo dư thừa từ đồ uống có đường này sẽ góp phần gây ra thừa cân và béo phì, bởi chúng dễ dàng chuyển hóa thành chất béo trong cơ thể và được lưu trữ trong các mô khác nhau.
Tại hội thảo về tác động của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng do Bộ Y tế, WHO và Tổ chức Nhịp cầu sức khỏe tổ chức tháng 4 vừa qua, TS. Angela Pratt – Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh: Đồ uống có đường là nguy cơ gây ra các bệnh không lây nhiễm, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam và đặc biệt nguy hại cho sự phát triển của trẻ em.
Bà Đinh Thị Thu Thuỷ - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cũng nhấn mạnh, đồ uống có đường gây tác hại cho xương, răng miệng, chiều cao ở trẻ. Tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường là một trong những nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa cả ở người lớn và trẻ em, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, các biến chứng về tim mạch, đột quỵ, tử vong, tiêu hóa, răng miệng...
WHO cũng cho rằng, không nhiều người biết một lon 330 ml nước ngọt có ga có thể chứa tới 10 thìa cà phê hoặc 40 gam đường. Mức trung bình mỗi người ở Việt Nam uống gần 70 lít đồ uống có đường trong năm, tương đương 1,3 lít mỗi tuần. Mức tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam đã tăng nhanh trong 15 năm qua. Năm 2023, người dân Việt Nam uống đồ uống có đường gấp 4 lần so với năm 2009.
Cần hành động ngay
Để hạn chế tiêu dùng và sử dụng đồ uống có đường, WHO kêu gọi các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam cần ra quyết định hành động ngay bây giờ để điều chỉnh hành vi tiêu dùng càng sớm càng tốt, nếu không sẽ kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực về sức khoẻ, nhất là đối với trẻ em, thanh thiếu niên.

TS. Angela Pratt – Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam.
WHO nhấn mạnh cần áp dụng đồng bộ các biện pháp: áp thuế đối với đồ uống có đường, truyền thông trên diện rộng về tác hại của tiêu dùng thường xuyên đồ uống có đường, hạn chế quảng cáo đồ uống có đường, chính sách bữa ăn học đường, nhãn dinh dưỡng mặt trước, hạn chế quảng cáo đồ uống có đường đặc biệt là với trẻ em… Trong đó, áp thuế tiêu thụ đặc biệt là biện pháp có hiệu quả cao, giúp thay đổi thói quen của trẻ em và thanh thiếu niên, những người bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi giá cả.
WHO cho rằng chính sách áp thuế tiêu thụ đặc biệt được nhìn nhận không chỉ dưới lăng kính tài chính mà là một biện pháp y tế cộng đồng khẩn cấp. Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường >5g/100ml không đồng nghĩa với việc cấm sử dụng sản phẩm này mà chỉ có tác dụng định hướng người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm lành mạnh hơn cho sức khỏe (nước giải khát có hàm lượng đường thấp hơn, hoặc không có đường) bởi vậy sản lượng nước giải khát sẽ không bị giảm thậm chí sẽ tiếp tục gia tăng khi doanh nghiệp linh hoạt chuyển đổi để ngày càng đa dạng hóa hơn các sản phẩm tốt cho sức khoẻ.
Trên thế giới, khoảng 110 quốc gia hiện đánh thuế đồ uống có đường, trong đó có 7 nước thuộc khu vực ASEAN, bao gồm Lào, Campuchia. Hầu hết các nước đều ghi nhận hiệu quả rõ rệt so với các nước không áp dụng thuế sau một thời gian ngắn áp dụng.
Hiện Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đã đưa nước giải khát có đường theo tiêu chuẩn Việt Nam vào danh mục chịu thuế, dự kiến khoảng 10%. Bộ Tài chính đã trình lộ trình giãn thời gian áp dụng 8% năm 2027 và 10% từ năm 2028.
Trong khi đó, WHO đề xuất tăng giá bán lẻ lên ít nhất là 20% mới đảm bảo hạn chế tiêu dùng đối với đồ uống có đường và nước giải khát có đường.
Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi tại phiên thảo luận cũng nêu rõ, việc bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân, khuyến cáo của WHO, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và Bộ Y tế.
Đề xuất áp thuế đối với nước giải khát có đường là đề xuất bước đầu trong tiến trình thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế việc sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm có nhiều đường trong thực phẩm, đồ uống.

Cụ ông biến chứng nặng khi mắc cúm mùa, cảnh báo nhóm người cần đặc biệt lưu ý
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, cúm mùa ở người khỏe mạnh thường nhẹ và tự khỏi, nhưng ở những người có bệnh lý nền, cúm có thể gây ra viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Người đàn ông 47 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu bất ngờ này
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp có biểu hiện đau vùng thượng vị kèm đau tức ngực thoáng qua. Tuy nhiên anh cho rằng mình bị trào ngược dạ dày, nên tự ý mua thuốc uống mà không đi khám.

Người đàn ông 64 tuổi bị hoại tử túi mật vì nhầm lẫn với dấu hiệu này
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Khoảng hai tháng nay, ông đau bụng từng cơn, thỉnh thoảng nôn ói... Ông chỉ nghĩ mình do viêm dạ dày mà không nghĩ đến do sỏi túi mật.

Những tiếng khóc trẻ thơ và niềm hạnh phúc của người điều dưỡng nhi sơ sinh
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - "Những tiếng khóc có khi vang lên đồng loạt trong đêm, chúng tôi thường bất giác nghĩ về mẹ mình", chị Kim Tuyền - Điều dưỡng nhi sơ sinh, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội chia sẻ niềm hạnh phúc với nghề đặc biệt của mình.

Người đàn ông 44 tuổi ở Hạ Long bị nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh – một trong những thể bệnh dễ bị bỏ sót nhưng tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Nạn nhân trong vụ xe bán tải tông liên hoàn trên phố Khâm Thiên hiện ra sao?
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nạn nhân đã được phẫu thuật cấp cứu ngay trong đêm, hiện đang được tiếp tục điều trị và theo dõi tại bệnh viện.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư trực tràng có biểu hiện rối loạn đại tiện, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng... nhưng không đi khám.

Sốt cao liên tục, nam thanh niên 17 tuổi bị di chứng thần kinh nghiêm trọng do căn bệnh quen thuộc này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau chuỗi ngày sốt cao liên tục 39-40 độ C, bệnh nhân lơ mơ, giảm ý thức, suy hô hấp. Dù được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân vẫn gặp nhiều di chứng nặng nề.

Bé 12 tuổi chia sẻ nguyên nhân mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp: Đây là lý do chính!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi bị lồi xương ức có lồng ngực lồi rõ, nhô cao như "ức gà" khiến em thường xuyên mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp...

Loại rau rẻ tiền, dễ kiếm, người Việt nên ăn để ngừa đau nhức xương khớp
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Dùng lá lốt để giảm đau xương khớp là những bài thuốc dân gian đang được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, thực hư về công dụng này không phải ai cũng biết.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư trực tràng có biểu hiện rối loạn đại tiện, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng... nhưng không đi khám.