Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bà Mandeep K. O’Brien - Quyền Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam: Bây giờ là lúc cần phải hành động!

GiadinhNet - “Phân biệt đối xử đối với trẻ em gái ở bất cứ nơi đâu trên thế giới là mặt trái xã hội, là sự vi phạm nhân quyền cần phải chấm dứt. Bé gái cũng như bé trai, xứng đáng được hưởng sự yêu thương, cơ hội và quyền bình đẳng trong suốt cuộc đời mình”.

Bà Mandeep K. O’Brien - Quyền Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam: Bây giờ là lúc cần phải hành động! 1
Bà Mandeep K. O’Brien
TSGTKS ở Việt Nam đã tăng từ 106,2 bé trai/100 bé gái vào năm 2000 và lên đến 111,9/100 vào năm 2011. Tỷ số này có thể vượt quá 115 trong vòng một vài năm tới. Nếu xu hướng này không thay đổi thì đến năm 2035, Việt Nam sẽ dư thừa khoảng 10% nam giới.
 
Chúng ta phải nỗ lực hơn nữa và đặt ưu tiên đối với việc xây dựng các chương trình hướng tới việc không khoan dung đối với sự phân biệt đối xử về giới, thái độ tiêu cực và những hành vi thiếu đạo đức như việc lựa chọn giới tính trước khi sinh.
Bà Mandeep K. O’Brien - Quyền Trưởng Đại diện Quỹ Dân số LHQ tại Việt Nam nhấn mạnh.

Thách thức đang ngày càng tăng lên
 
Mất cân bằng giới tính khi sinh đang là vấn đề nóng khiến thế giới quan ngại. Theo bà đâu là yếu tố chính để các nước, trong đó có Việt Nam, gặp phải tình trạng tỷ số giới tính khi sinh tăng cao?

- Hiện nay, toàn châu Á đang “thiếu hụt” tới 117 triệu phụ nữ do mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS). Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) nhưng sự thật là thách thức này rất rõ ràng và đang ngày càng tăng lên.
 
Có một bằng chứng cụ thể ở châu Á và Việt Nam cho thấy rằng MCBGTKS chủ yếu là do việc lựa chọn GTKS, do những chuẩn mực văn hóa có từ lâu đời về việc ưa thích con trai và đánh giá thấp giá trị trẻ em gái. Những truyền thống gốc rễ này đã tạo ra những áp lực to lớn về việc phải sinh được con trai đối với phụ nữ và cuối cùng ảnh hưởng tới địa vị kinh tế xã hội cũng như đời sống sinh sản và tình dục của họ cũng như đến sức khỏe và sự sinh tồn của họ.
 
Ẩn chứa đằng sau mức tăng này là tư tưởng thích con trai và điều này càng rõ rệt hơn khi đất nước đang phải đối mặt với việc giảm sinh và mọi người ít có cơ hội để có được con trai. Ngoài ra, việc sử dụng các kỹ thuật xác định và lựa chọn giới tính thai nhi cũng cho phép các cặp vợ chồng theo đuổi mong muốn có một hay nhiều con trai.

Từ thực trạng trên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì trong tương lai, thưa bà ?

- MCBGTKS sẽ tác động đến cấu trúc dân số Việt Nam trong tương lai, dẫn đến hậu quả là có quá nhiều nam giới so với nữ giới trong xã hội.
 
Các hệ lụy nghiêm trọng tiềm ẩn có thể là thiếu phụ nữ sẽ làm gia tăng áp lực buộc họ phải kết hôn sớm hơn; nhu cầu mua bán tình dục cũng có thể ngày càng tăng và các mạng lưới buôn bán phụ nữ có thể sẽ mở rộng hơn do sự mất cân bằng này. Một số trường hợp bạo lực giới và buôn bán người đã được ghi nhận tại Việt Nam cho thấy những nguy cơ mà phụ nữ và trẻ em gái dễ bị tổn thương sẽ phải đối mặt.
 
Bà Mandeep K. O’Brien - Quyền Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam: Bây giờ là lúc cần phải hành động! 2
Những năm qua Chương trình DS-KHHGĐ của Việt Nam đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo các tổ

Cần chấm dứt sự phân biệt đối xử trẻ trai - trẻ gái
 
Liên Hợp Quốc cũng như các chuyên gia cho rằng, gia tăng TSGTKS là một chỉ số của bất bình đẳng giới. Bà có thể giải thích rõ hơn về nhận định này?

- Tất cả chúng ta đều biết rằng bình đẳng giới là trung tâm của sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và Việt Nam không phải là ngoại lệ.
 
Phân biệt đối xử đối với trẻ em gái ở bất cứ nơi đâu trên thế giới là mặt trái xã hội, là sự vi phạm nhân quyền cần phải chấm dứt. Bé gái, cũng như bé trai, xứng đáng được hưởng sự yêu thương, cơ hội và quyền bình đẳng trong suốt cuộc đời mình.
 
Việc tăng cường bình đẳng giới và hỗ trợ các chính sách giải quyết sự mất cân bằng tỷ số giới tính đòi hỏi những nỗ lực khẩn cấp và phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành chính phủ và toàn xã hội. Nó cũng đòi hỏi sự cam kết chính trị mạnh mẽ và hành động cụ thể ở cấp cộng đồng nhằm thay đổi hành vi và  giải quyết các vấn đề văn hóa - xã hội phức tạp trong thực tiễn.
 
Truyền thông thay đổi hành vi - giải pháp hàng đầu

Bà có khuyến nghị gì để Việt Nam giải quyết được tình trạng MCBGTKS?

- Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề này. MCBGTKS cũng được đề cập trong Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới và Chiến lược quốc gia về Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần phải làm nhiều hơn nữa để thực hiện hiệu quả các chính sách và chiến lược nhằm giải quyết vấn đề này và bây giờ là lúc cần phải hành động. 
 
Trọng tâm của vấn đề mất cân bằng này chính là phân biệt đối xử có liên quan đến giới. Chính vì vậy, trước hết chúng ta cần phải thực hiện truyền thông thay đổi hành vi toàn diện để giải quyết sự phân biệt đối xử về giới thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, xã hội dân sự, cán bộ y tế, lãnh đạo cộng đồng và các nhóm đối tượng khác.
 
Thứ hai, cần tập trung thúc đẩy hơn nữa vai trò của phụ nữ và trẻ em gái trong xã hội, nâng cao địa vị của họ và nhận thức về quyền của họ. Nên khuyến khích sự tham gia của nam thanh niên và trẻ em trai, vì họ là tác nhân của thay đổi văn hoá xã hội cần thiết. Các nhà lãnh đạo và các đảng viên đóng vai trò quan trọng trong việc nêu gương về thúc đẩy bình đẳng giới.
 
Thứ ba, điều quan trọng là phải củng cố hệ thống thu thập dữ liệu để đảm bảo độ chính xác trong việc thu thập và báo cáo TSGTKS từ cấp làng xã tới cấp trung ương. Chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về sự mất cân bằng TSGTKS, ví dụ như những biến đổi trong phạm vi quốc gia, giữa các khu vực và các nhóm dân cư khác nhau. Các nguồn dữ liệu phải có chất lượng đáng tin cậy để đảm bảo sự can thiệp của các chương trình dựa trên những bằng chứng xác thực.  
 
Xin bà cho biết, Liên Hợp Quốc sẽ có những hành động gì để hỗ trợ Việt Nam thực hiện thành công việc ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng MCBGTKS?
 
- Tại Hội thảo quốc tế về  MCBGTKS được tổ chức thành công tại Hà Nội vào tháng 10 năm ngoái và gần đây nhất là Hội thảo quốc gia về MCBGTKS đầu tháng 11, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra tuyên bố mạnh mẽ để giải quyết vấn đề MCBGTKS với cam kết chính trị, hành động và nguồn lực cao nhất.
 
Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đánh giá rất cao vai trò lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam và sự ủng hộ của các đối tác tài trợ trong việc giải quyết những vấn đề dân số nổi cộm này. Tôi muốn tái khẳng định cam kết của UNFPA cùng chung tay với các nỗ lực của quý vị và hỗ trợ hết sức ở cấp quốc gia và địa phương nhằm giúp chấm dứt hiện tượng này. Các nỗ lực chung của chúng ta để đạt được mục tiêu chung này vẫn phải là ưu tiên hàng đầu.
 
Chúng tôi cam kết tiếp tục cộng tác chặt chẽ với Chính phủ và các đối tác phát triển và xã hội dân sự nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới. Vì vấn đề MCBGTKS được coi như là một chỉ số chính giúp theo dõi, giám sát việc thực hiện bình đẳng giới trong khung chiến lược và chương trình quốc gia nên chúng tôi sẽ ưu tiên mọi nỗ lực chung để giải quyết vấn đề này trong văn kiện Một kế hoạch giữa Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc giai đoạn 2012-2016.
 
Trân trọng cảm ơn bà!
 

Năm 1994, có 179 quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, đã nhất trí tại Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển là "loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với bé gái và các nguyên nhân gốc rễ của việc ưa thích con trai, dẫn tới những hành vi tiêu cực và thiếu đạo đức khi loại bỏ bé gái sơ sinh và lựa chọn giới tính trước khi sinh ".

 
Hà Thư (thực hiện)
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 3 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 5 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top